Tỉnh nghèo miền Trung đã bứt phá ra sao để đón dòng vốn 5,5 tỷ USD vào công nghiệp khí và cảng?

05/05/2022 20:53
Mới đây, địa phương từng là tỉnh nghèo ở miền Trung đã chính thức được nhận đầu tư 2 dự án trị giá 5,5 tỷ USD liên quan đến Trung tâm công nghiệp khí và Cảng tổng hợp.

Quảng Trị từng là một tỉnh nghèo nhưng lại có nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế. Đặc biệt, Quảng trị rất có tiềm năng trong lĩnh vực năng lượng.

Cụ thể, Quảng Trị từng có tỷ lệ hộ nghèo lên tới mức 16,41% và 9 xã, 23 thôn, bản có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, có xã gần 90% vào năm 2011. Trong nhiều năm qua, mặc dù Quảng Trị đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, đến nay tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn còn cao so với cả nước. 

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Quảng Trị bình quân giảm 1,68%/năm, từ 15,43% (24.579 hộ nghèo) đầu năm 2016 giảm xuống còn 7,03% (12.505) cuối năm 2020. Trong năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 5,93% (10.618 hộ nghèo), cao hơn 2,7 lần so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước. Hiện nay, Quảng Trị đang xếp thứ 18 trong danh sách các tỉnh, thành có số hộ nghèo nhiều nhất cả nước.

Trên thực tế, Quảng Trị được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển điện gió, điện mặt trời, năng lượng khí... Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã chọn công nghiệp năng lượng là một trong những lĩnh vực đột phá của tỉnh với quyết tâm "Xây dựng Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung vào năm 2030".

Trong nhiều năm qua, tỉnh Quảng Trị đã tận dụng tiềm năng để phát triển và đạt được mức tăng trưởng ổn định. Cụ thể, giai đoạn 2017 – 2021, tăng trưởng của Quảng Trị đạt mức 7%/năm, đây không phải mức tăng trưởng quá cao nhưng đối với Quảng Trị thì đây là mức tăng trưởng thể hiện rõ sự nỗ lực của tỉnh.

Địa phương từng là tỉnh nghèo miền Trung tận dụng tiềm năng về năng lượng thu hút 5 tỷ USD đầu tư công nghiệp khí - Ảnh 1.

Tăng trưởng của Quảng Trị giai đoạn 2017 – 2021 (%). Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị.

Năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 nhưng nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng, đạt những kết quả nhất định. Trong đó, 21/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch năm.

Tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 6,5%; GRDP bình quân đầu người đạt 57,5 triệu đồng. Cùng với đó, tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 5.080 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa đạt 3.668,84 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đạt 1.400 tỷ đồng và thu đóng góp là 11,548 tỷ đồng.

Công tác vận động, thu hút, kêu gọi các dự án đầu tư trọng điểm, ngoại giao kinh tế được tỉnh đặc biệt chú trọng. Trong năm 2021, có 67 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký 71.828,37 tỷ đồng, cao hơn 10 lần so với năm 2020.

Trong đó, có 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký là 2.409,017 triệu USD. Năm 2021, nhiều dự án quan trọng đã được đẩy nhanh tiến độ, tích cực triển khai thực hiện nên tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn ước đạt 28. 676 tỷ đồng, vượt 29,7% kế hoạch đề ra và tăng 50,67% so với năm 2020.

Năm 2021, tỉnh Quảng Trị có 17 dự án điện gió với tổng công suất trên 610 MW được công nhận vận hành thương mại để hưởng giá ưu đãi cố định (giá FIT) theo quy định của Chính phủ. Nhờ những dự án điện gió này, bắt đầu từ năm 2022, thu ngân sách mỗi năm của tỉnh tăng thêm khoảng từ khoảng 300 - 363 tỷ đồng. Đây là con số đặc biệt có ý nghĩa, minh chứng cụ thể về quyết tâm biến những bất lợi thành lợi thế của tỉnh Quảng Trị.

Quảng Trị được biết đến là tỉnh có lợi thế về phát triển các dự án năng lượng bao gồm cả thủy điện, nhiệt điện, điện khí, điện gió và điện mặt trời. Theo dự báo của ngành Công thương, Quảng Trị có công suất tiềm năng về năng lượng hơn 14.000 MW, trong đó điện khí 6.340MW, điện gió 4.000 MW, điện mặt trời 1.750 MW, thủy điện 311 MW, nhiệt điện than 2.400 MW. Ngoài ra còn có khoảng 200 MW điện sinh khối, điện áp mái.

Do đó, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc của các ngành, địa phương, đến nay tỉnh đã thu hút hàng loạt dự án năng lượng.

Theo đó, mới đây, tỉnh Quảng Trị đã thống nhất để Tập đoàn BBG và Tập đoàn Quantum tiến hành khảo sát, nghiên cứu đầu tư hai dự án tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thuộc huyện Hải Lăng. Hai dự án đó là Dự án Trung tâm công nghiệp khí Hải Lăng - Quảng Trị và Dự án Cảng tổng hợp Quảng Trị.

Dự án Trung tâm công nghiệp khí Hải Lăng - Quảng Trị có quy mô khoảng 140 ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 5 tỷ USD. Dự án có các hạng mục: Nhà máy xử lý khí và nhà máy sản xuất khí thiên nhiên hóa lỏng, kho khí trên bờ, kho khí nổi. Dự án thực hiện từ năm 2022 – 2030, giai đoạn 1 triển khai từ năm 2022 – 2027 với số vốn 3,5 tỷ USD, giai đoạn 2 từ năm 2026 – 2030 với số vốn khoảng 1,5 tỷ USD.

Dự án Cảng tổng hợp Quảng Trị có quy mô khoảng 275ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 500 triệu USD. Dự án có thể tiếp nhận các loại tàu tổng hợp, container, hàng rời trọng tải 100.000 tấn, tàu chở hàng lỏng như khí, gas trọng tải 180.000 tấn. Thời gian đầu tư dự án từ năm 2022 - 2025.

Cùng với đó, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị cũng mong muốn Tập đoàn BB Group, Tập đoàn Quantum sẽ đóng vai trò đầu mối, dẫn dắt và kết nối các nhà đầu tư trong và ngoài nước để nghiên cứu, hỗ trợ đầu tư, đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực công nghiệp, phát triển năng lượng, đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng tại tỉnh.

https://cafef.vn/tinh-ngheo-mien-trung-da-but-pha-ra-sao-de-don-dong-von-55-ty-usd-vao-cong-nghiep-khi-va-cang-20220505102038871.chn

Tin mới

Mẫu SUV nhận hơn 3.000 đơn/ngày: Thiết kế thể thao, hỗ trợ lái thông minh, giá quy đổi gần 400 triệu
40 phút trước
Với hàng loạt công nghệ đỉnh cao được "bình dân hóa", mẫu xe được kỳ vọng sẽ tạo nên cơn sốt trong phân khúc xe gầm cao giá rẻ và định hình lại cuộc chơi trên thị trường xe điện.
Việt Nam có loại cây trà quý hiếm: "Thần dược" ra sao mà người Trung Quốc lùng mua cả cây, hoa, lá?
40 phút trước
Đây là một loại cây đã có lâu đời ở Việt Nam, có tác dụng phòng hộ rừng. Thời gian gần đây, tác dụng của loại cây này mới được biết đến và được “săn lùng”.
Super Cub Lite liệu có thể 'gây sốt' tại thị trường Việt Nam khi Honda chính thức khai tử xe 50cc từ tháng 5/2025?
42 phút trước
Hiện tại, Honda vẫn chưa công bố giá bán, công suất động cơ hay ngày ra mắt chính thức của Super Cub Lite. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán mẫu xe này sẽ là sự thay thế hợp lý cho dòng xe 50cc, không chỉ tại Nhật Bản mà còn có thể mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Mỏ vàng Trung Quốc vừa phát hiện có thể lớn nhất thế giới
3 giờ trước
Việc phát hiện ra 2 mỏ vàng lớn có thể giúp Trung Quốc duy trì tốc độ sản xuất vàng và ngăn chặn sự suy giảm sản lượng.
Hai nhà sản xuất ô tô lớn bậc nhất Trung Quốc đang thảo luận sáp nhập
3 giờ trước
Kế hoạch sáp nhập cho thấy mong muốn hợp nhất đáng kể của thị trường ô tô Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.875.975 VNĐ / thùng

73.18 USD / bbl

2.36 %

- 1.77

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.793.149 VNĐ / thùng

69.95 USD / bbl

2.45 %

- 1.76

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.774.991 VNĐ / m3

4.00 USD / mmbtu

1.48 %

- 0.06

Than đá

COAL

2.589.108 VNĐ / tấn

101.00 USD / mt

1.61 %

- 1.65

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Samsung ra mắt thế hệ AI TV 2025: Điều khiển không cần remote, thiết kế hình nền bằng AI
22 giờ trước
Samsung tiếp tục nâng cấp mạnh mẽ các tính năng về AI với mục tiêu biến TV thành trung tâm điều khiển ngôi nhà trong thế hệ AI TV 2025.
Giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
1 ngày trước
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký ban hành Quyết định số 07 quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.
Rời xa khí đốt Nga, châu Âu gặp bão tố: Cần lượng LNG khổng lồ để ‘chạy KPI’, phải mua với giá 'cắt cổ' để tranh giành với châu Á
1 ngày trước
Các địa điểm lưu trữ khí đốt trên khắp EU phải đạt tỷ lệ lấp đầy 90% vào ngày 1/11 khiến châu Âu đang rơi vào tình trạng ‘mất ăn mất ngủ’.
Nhờ 1 mũi khoan 5.000m xuống đáy biển, quốc gia nhỏ bé chưa đến 1 triệu dân đổi đời - sắp thành 'petrostate' bình quân đầu người cao nhất thế giới
1 ngày trước
Chỉ trong 6 năm, một trong những quốc gia nghèo nhất Nam Mỹ, Guyana, đã nổi lên như một một petrostate (quốc gia dầu mỏ) mới của thế giới. Thậm chí, quốc gia với dân số chưa đến 1 triệu người này còn sắp trở thành nhà sản xuất dầu lớn thứ 2 của Nam Mỹ.