Tình thế cấp bách, 'ba tăng' dìm doanh nghiệpicon

Mục tiêu phục hồi kinh tế đang vô cùng cấp bách. Đã đến lúc phải đưa ra phương án để cứu doanh nghiệp, trước khi quá muộn.

Mục tiêu phục hồi kinh tế đang vô cùng cấp bách. Đã đến lúc phải đưa ra phương án để cứu doanh nghiệp, trước khi quá muộn.

 

Sản xuất ngày càng suy giảm

Theo Hiệp hội Bia Rượu Nước giải khát Việt Nam (VBA), hơn 85% doanh nghiệp đồ uống đang gặp khó trong tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho tăng, doanh thu giảm và hàng trăm nghìn lao động bị ảnh hưởng. Tiêu thụ đồ uống giảm đột ngột, tiếp cận khách hàng ngày càng khó. Kênh phân phối lớn của các doanh nghiệp đồ uống giờ chỉ bằng 1/3 so với trước. 

Việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa khó khăn cũng làm chuỗi cung ứng đứt gãy, nhiều doanh nghiệp đồ uống phải giảm công suất, cắt giảm lao động hoặc ngừng sản xuất. Chi phí sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” tăng, chi phí phòng chống dịch tăng, nguyên liệu đầu vào tăng giá, hàng tồn kho cao, trong khi không thu hồi được công nợ... là những khó khăn mà các doanh nghiệp sản xuất đồ uống tại Việt Nam đang gánh chịu. Nguyên liệu tăng giá, tồn kho tăng cao, nợ nần tăng lên... là tình huống 'ba tăng' dìm DN sâu vào khó khăn

Tình thế cấp bách, 'ba tăng' dìm doanh nghiệp
 Nhiều doanh nghiệp đồ uống phải giảm công suất, cắt giảm lao động, hoặc ngừng sản xuất.

Ngoài ra, việc các địa phương thực hiện giãn cách khiến ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch, vui chơi và giải trí chưa biết khi nào mới mở cửa trở lại. Bị đóng cửa quá lâu nên các nhà hàng, quán ăn, khu du lịch,... cũng bị kiệt quệ, thiếu vốn, thiếu lao động, việc kinh doanh trở lại sẽ gặp khó khăn. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lâu dài đến ngành đồ uống.

Trong khi đó, khảo sát của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, tính tới cuối 8/2021, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh phía Nam hoạt động được theo phương án "3 tại chỗ". Các DN này chỉ có thể huy động từ 30-50% tổng số lao động, số còn lại nghỉ việc không lương.

Ước tính, công suất chung của cả vùng đã giảm từ 60-70%. Công nhân không đi làm, không có lương, rất đói, rất khổ.

Theo VASEP, chỉ có 30-40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội. Việc phục hồi sản xuất của doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn do chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị dứt gãy, hoặc khó khăn trong vận chuyển. Doanh nghiệp bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng.

Với các DN cơ khí, ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, cho biết, do giãn cách xã hội, việc sản xuất của các doanh nghiệp thành viên vô cùng căng thẳng, nhất là tại khu vực phía Nam. Vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn. Nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng không đưa tới hoặc đưa tới các nhà máy muộn, hàng tồn trong kho. Nhiều nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp cơ khí phải tạm đóng cửa. Vì vậy, không có đủ việc cho công nhân làm, sản xuất chỉ cầm chừng, chi phí cao nhưng hiệu suất thấp.

Tình thế cấp bách, 'ba tăng' dìm doanh nghiệp
Chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh phía Nam hoạt động được theo phương án "3 tại chỗ".

Vấn đề quan ngại nhất là giãn cách không biết sẽ kéo dài đến khi nào. Đặc trưng của sản xuất cơ khí là tính kết nối theo chuỗi, không phân biệt địa giới hành chính, do đó, khi địa phương này mở cửa trở lại nhưng địa phương khác vẫn thực hiện giãn cách, rồi quy định về hàng hóa thiết yếu,... vẫn gây khó cho doanh nghiệp.

Cứu doanh nghiệp trước khi quá muộn

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, sản phẩm đầu ra của ngành này có khi lại là sản phẩm đầu vào của ngành khác. Với việc hàng loạt doanh nghiệp ngừng sản xuất, ngừng cung ứng, cũng sẽ làm hàng loạt doanh nghiệp khác bị gián đoạn. Thiệt hại là vô cùng lớn. Nếu chỉ quan tâm, ưu tiên cho các ngành, các chuỗi cung ứng hàng thiết yếu mà bỏ quên các ngành nghề khác, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến cả nền kinh tế.

Vì vậy, chính sách  khôi phục sản xuất cần đảm bảo sự vận hành đồng bộ, không phân biệt lĩnh vực, ngành nghề. Theo ông, Bộ trưởng GTVT từng nói, phải coi tất cả hàng hóa đều là thiết yếu trừ hàng cấm, là rất chính xác. Tất cả đều vận hành mới tạo nên sự hoàn chỉnh. Đã đến lúc phải đưa ra phương án để cứu doanh nghiệp, trước khi quá muộn.

Để tháo gỡ tình trạng chuỗi cung ứng bị đứt gãy, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị Chính phủ phải bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất. Nên bỏ quy định về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, thay vào đó, cần quy định các hàng hóa và dịch vụ không được phép lưu hành.

Tình thế cấp bách, 'ba tăng' dìm doanh nghiệp
Đã đến lúc phải đưa ra phương án để cứu doanh nghiệp, trước khi quá muộn.

Cùng với đó, đẩy mạnh tiêm vắc xin cho người lao động, nhất là lao động tại các khu công nghiệp và doanh nghiệp trong các chuỗi cung ứng. Cho phép các doanh nghiệp sử dụng lao động đủ điều kiện an toàn được tham gia sản xuất kinh doanh bình thường.

Yêu cầu chính quyền các địa phương phải chuẩn bị những kịch bản ứng phó linh hoạt hơn, vì mục tiêu phục hồi kinh tế đang vô cùng cấp bách. Các doanh nghiệp, các ngành nghề thường phân bố ở nhiều địa phương khác nhau, có quan hệ cung cầu đan chéo. Cho nên, chỉ một vài địa phương mở cửa cũng không giải quyết được bài toán tổng thể.

Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký và ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid. Theo đó, phải tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Đồng thời, Nghị quyết đưa ra yêu cầu hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.

Trần Thủy

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
44 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
56 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
9 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
19 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.