Tọa đàm: "Tín chỉ Carbon: Chương trình Nhựa - Nông nghiệp & Lâm nghiệp - Bền vững nguồn nước"

11/07/2024 17:42
Sáng 9/7, Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN (thành viên Tập đoàn CT Group) phối hợp với VERRA - tổ chức chứng nhận uy tín hàng đầu thế giới về bù đắp lượng carbon tự nguyện đã tổ chức thành công Tọa đàm chuyên đề "Tín chỉ Carbon: Chương trình Nhựa - Nông nghiệp và Lâm nghiệp - Bền vững Nguồn nước".

Tín chỉ Carbon: Chìa khóa cho nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững

Sự kiện thu hút đông đảo đại biểu từ các cơ quan ban ngành, hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận và các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, rác thải nhựa, nông nghiệp, lâm nghiệp và quản lý nguồn nước.... Các diễn giả đã cùng chia sẻ những thách thức của các vấn đề môi trường nóng hổi hiện nay, đồng thời giới thiệu những giải pháp đột phá góp phần giải quyết các vấn đề này, hướng đến thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.

Kinh tế tuần hoàn nhựa – thách thức và cơ hội

Ô nhiễm nhựa đang là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê, mỗi năm, Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa nhưng chỉ 27% trong số này được tái chế. Tuy nhiên, nhựa cũng là một ngành công nghiệp sản xuất và phụ trợ quan trọng, có tiềm năng to lớn bởi sản phẩm nhựa được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống. Áp dụng kinh tế tuần hoàn vào lĩnh vực nhựa sẽ mang lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm ô nhiễm, giảm phát thải khí nhà kính và tạo sinh kế xanh.

Hiện nay, thị trường xuất khẩu truyền thống của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam là các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và ASEAN. Trong bối cảnh ngày càng nhiều thị trường yêu cầu báo cáo CBAM (Cơ chế điều chỉnh biên giới Carbon) và báo cáo bền vững, ngành nhựa Việt Nam cần kích hoạt và khai thác tiềm năng của tín chỉ carbon. Tham gia thị trường tín chỉ carbon, ngành nhựa Việt Nam có thể vừa giảm thiểu tác động đến môi trường, vừa nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Ông Win Sim Tan - Trưởng đại diện VERRA khu vực Đông và Đông Nam Á chia sẻ: “Chất thải nhựa đã trở thành mối quan tâm quan trọng đối với các công ty, chính phủ và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Chương trình giảm ô nhiễm rác nhựa của VERRA có thể đánh giá tác động của các dự án thu gom và tái chế chất thải. Các dự án đủ điều kiện được cấp tín chỉ nhựa. Đây cũng là một phương tiện hiệu quả và mạnh mẽ nhằm giảm rác thải nhựa trong môi trường”.

Tại Việt Nam, Sàn giao dịch Tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA) đang là đối tác đầu tiên và chính thức của VERRA trong các dự án tín chỉ carbon và các chương trình chống biến đổi khí hậu.

Cơ hội cho ngành nông nghiệp và lâm nghiệp

Đối với lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, cơ hội tham gia thị trường tín chỉ carbon cũng vô cùng rộng mở. Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm, trong khi ngành lâm nghiệp có thể bán khoảng 40 triệu tín chỉ carbon mỗi năm. Việc bán tín chỉ carbon sẽ giúp các chủ rừng và nông dân cải thiện sinh kế bền vững, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các chuyên gia nhận định, thị trường mua bán tín chỉ carbon sẽ ngày càng sôi động. Do đó, ngành nông nghiệp và lâm nghiệp Việt Nam cần đón đầu xu hướng này để tăng cao lợi nhuận. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá có tiềm năng to lớn trên thị trường này.

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, khi hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở ĐBSCL có thể giảm 10 triệu tấn carbon, thu về khoảng 100 triệu USD. Tín chỉ carbon có thể được tạo ra từ các hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng; tái tạo thảm thực vật. Hay ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ thu giữ, sử dụng khí mê tan trong hoạt động trồng trọt và chăn nuôi...

Ông Nguyễn Võ Trường An – Phó tổng giám đốc CCTPA chia sẻ, CCTPA sẽ cung cấp thông tin tư vấn đầy đủ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam về cách thức xây dựng dự án tín chỉ carbon, cách thức đăng ký, kiểm định, xác nhận cùng các cơ chế trao đổi, đền bù, vay tín dụng đối với các khoản tín dụng carbon và áp dụng thuế carbon trong khu vực và trên toàn cầu. 

"Dựa trên mục tiêu giảm khí thải, CCTPA cũng tư vấn các biện pháp cụ thể để giảm lượng khí thải carbon. Bao gồm sử dụng năng lượng tái tạo, tối ưu hóa quy trình sản xuất, và triển khai các công nghệ sạch phi carbon”, ông An nói.

Ông cho biết thêm: “Tọa đàm cũng là hoạt động lâu dài, phi lợi nhuận, nhằm mục tiêu chia sẻ kiến thức dự án bền vững, không chỉ trong ngành sản xuất mà còn đặt mục tiêu đồng hành cùng người dân ĐBSCL bớt phần vất vả”.

Việt Nam là quốc gia tiên phong cam kết giảm thải carbon bằng 0 (Net Zero) vào 2050. Đây là mức cam kết thể hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế, hướng đến phát triển kinh tế bền vững. Theo lộ trình, Chính phủ đặt mục tiêu năm 2025 thí điểm vận hành thị trường trao đổi tín chỉ carbon. Vì thế, các doanh nghiệp cần chủ động thích ứng trước xu hướng mới và nên có sự chuẩn bị trong quá trình xây dựng, hoạch định chiến lược giảm lượng khí thải trong từng công đoạn sản xuất.

Tin mới

Xe ga tiết kiệm xăng nhất Việt Nam bất ngờ có phiên bản đặc biệt: Trang bị phanh ABS, phuộc Ohlins, giá hấp dẫn
3 giờ trước
Mẫu xe tay ga này chỉ được tung ra thị trường với số lượng giới hạn 5.000 chiếc.
"Vàng trắng" tăng giá, nông dân phấn khởi
3 giờ trước
Người dân trồng cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang vui mừng vì giá cao su tăng cao. Đây là động lực để các hộ trồng cao su duy trì diện tích cây trồng, chú trọng đầu tư, chăm sóc vườn cây.
App nhắn tin ngập tràn, người Việt vẫn ‘đỏ mắt’ tìm ứng dụng ưng ý phục vụ công việc
4 giờ trước
Ngày càng nhiều các ứng dụng nhắn tin xuất hiện tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên người dùng vẫn đang loay hoay lựa chọn app nhắn tin phù hợp nhất để phục vụ công việc.
Sản xuất gấp 1,2 lần nhưng vì sao nước này vẫn chi 625 triệu USD nhập gạo Việt Nam?
4 giờ trước
Đây là nước láng giềng của Việt Nam.
Đại lý tiếp tục xả kho MG HS 2023: Giá khởi điểm 530 triệu, rẻ ngang SUV hạng A dù xe cạnh tranh với CX-5
7 giờ trước
Tuy có giá bán hấp dẫn nhưng số lượng MG HS VIN 2023 chỉ còn lại rất ít.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

42.914.524 VNĐ / tấn

196.10 JPY / kg

-2.97 %

- -6.00

Đường

SUGAR

12.209.493 VNĐ / tấn

22.16 UScents / lb

-0.14 %

- -0.03

Cacao

COCOA

192.185.203 VNĐ / tấn

7,690.00 USD / mt

-0.97 %

- -75.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

139.814.119 VNĐ / tấn

253.76 UScents / lb

-1.23 %

- -3.17

Đậu nành

SOYBEANS

9.104.683 VNĐ / tấn

991.49 UScents / bu

0.28 %

+ 2.74

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.832.048 VNĐ / tấn

320.60 USD / ust

0.85 %

+ 2.70

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

23.730.273 VNĐ / tấn

43.07 UScents / lb

1.06 %

+ 0.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá dừa tươi giảm gần một nửa dù đơn hàng xuất khẩu dồn dập, vì sao?
10 giờ trước
Giá dừa tươi hiện nay so với vài tháng trước thấp hơn một nửa giữa bối cảnh dừa tươi Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Cà phê có thành thức uống xa xỉ?
1 ngày trước
Giá cà phê tăng cao trong thời gian dài, nhiều doanh nghiệp lo ngại về việc cà phê có thể thành hàng xa xỉ, người tiêu dùng phải cân nhắc khi sử dụng
Đắk Lắk xuất ngoại… xơ mướp
1 ngày trước
Không còn bị vứt bỏ lăn lóc sau vụ thu hoạch, xơ mướp giờ đây trở thành nguyên liệu tạo nên những sản phẩm tiện dụng, thân thiện với môi trường, là hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. Cách làm của một doanh nhân trẻ ở Đắk Lắk đã góp phần tạo ra giá trị mới cho xơ mướp.
Trung Quốc thu mua mạnh cau Việt Nam: Có lợi ích gì mà được ưa chuộng đến thế?
1 ngày trước
Trước đây, mọi người chỉ biết đến cau như một sản phẩm của đời sống tín ngưỡng và văn hóa. Tuy nhiên, cau còn là một vị thuốc Đông y với khả năng chữa bệnh hiệu quả không ngờ.