Toàn cảnh khủng hoảng sữa bột khó tin ở Mỹ: Điều gì khiến quốc gia giàu nhất thế giới thiếu thức ăn cho trẻ sơ sinh?

25/05/2022 21:43
Tình trạng thiếu sữa bột dành cho trẻ em tại Mỹ đã đi từ sự bất tiện thường ngày trở thành cuộc khủng hoảng toàn quốc.

Ngay lúc này, một trong những mặt hàng khó tìm nhất trên các kệ hàng tạp hoá lại là một trong những thứ quan trọng nhất: sữa bột trẻ em. Tình trạng thiếu hụt khiến các gia đình trên khắp nước Mỹ phải tranh giành nhau. Những người dễ bị tổn thương nhất sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi thiếu nguồn cung.

Toàn cảnh khủng hoảng sữa bột khó tin ở Mỹ: Điều gì khiến quốc gia giàu nhất thế giới thiếu thức ăn cho trẻ sơ sinh? - Ảnh 1.

Theo công ty dữ liệu Datasembly, tỷ lệ thiếu sữa bột dự trữ của Mỹ trong nửa đầu năm 2021 chỉ vào khoảng 2-8%. Đến đầu tháng 4/2022, con số đó đã tăng vọt lên 31%. Vào đầu tháng 5, 43% sữa công thức trẻ em tại các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ đã hết hàng, tăng gấp 20 lần so với nửa đầu năm 2021.

Theo một trích dẫn từ tờ The Atlantic, ở nhiều bang của Mỹ, bao gồm Texas và Tennessee, hơn một nửa số sữa công thức trong các cửa hàng đã bị bán hết sạch. Khi các bậc phụ huynh bắt đầu tích trữ sữa bột trẻ em, các nhà bán lẻ như Walgreens, CVS và Target đều chuyển sang hạn chế mua hàng.

Toàn cảnh khủng hoảng sữa bột khó tin ở Mỹ: Điều gì khiến quốc gia giàu nhất thế giới thiếu thức ăn cho trẻ sơ sinh? - Ảnh 2.

Tỷ lệ thiếu sữa bột trên các bang của Mỹ tính đến ngày 8/5. Nguồn: Datasembly.

Một số bậc phụ huynh vì muốn cho con mình ăn, đã cố gắng pha loãng sữa công thức cho trẻ sơ sinh hoặc tự chế biến. Viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đã phải cảnh báo không nên pha sai tỷ lệ hoặc tự chế biến sữa.

Các bác sĩ nhi khoa cũng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể rất nghiêm trọng và thậm chí là trở thành thảm hoạ.

Toàn cảnh khủng hoảng sữa bột khó tin ở Mỹ: Điều gì khiến quốc gia giàu nhất thế giới thiếu thức ăn cho trẻ sơ sinh? - Ảnh 3.

Việc thiếu hụt sữa không phải là vấn đề mới, nhưng lý do nào đã khiến tình trạng này trở thành một cuộc khủng hoảng trên khắp nước Mỹ?

Nguyên nhân đầu tiên có thể là do vi khuẩn. Vào tháng 2, nhà sản xuất sữa bột trẻ em hàng đầu tại Mỹ Abbott đã yêu cầu thu hồi sản phẩm, sau khi 4 trẻ sơ sinh nhập viện vì nhiễm khuẩn. Hai em trong số đó đã tử vong nghi do uống sữa bột được sản xuất tại nhà máy Sturgis, Michigan.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã điều tra nhà sản xuất sữa bột trẻ em Abbott. Cuộc điều tra đã phát hiện dấu vết của khuẩn Cronobacter sakazakii trong sữa bột sản xuất từ một nhà máy ở Michigan. Các bậc phụ huynh được khuyến cáo không nên mua hoặc sử dụng một số loại sữa bột liên quan đến khu vực nhà máy này.

Việc thu hồi sản phẩm diễn ra phổ biến. Mỗi năm, hàng nghìn loại thuốc và sản phẩm bị thu hồi. Nhưng điều này không tạo ra sự hỗn loạn tại các hiệu thuốc. Vì thế, có một điều lạ lùng đang xảy ra với việc thu hồi sữa bột.

Toàn cảnh khủng hoảng sữa bột khó tin ở Mỹ: Điều gì khiến quốc gia giàu nhất thế giới thiếu thức ăn cho trẻ sơ sinh? - Ảnh 4.

Tỷ lệ hết sữa bột tại các cửa hàng bán lẻ toàn nước Mỹ. Nguồn: Datasembly.

Điều đó dẫn đến nguyên nhân thứ hai đó chính là virus. Đại dịch Covid-19 đã làm cho chuỗi cung ứng bị chao đảo.

Lyman Stone, giám đốc nghiên cứu của công ty tư vấn Demographic Intelligence, cho biết: "Vào mùa xuân năm 2020, doanh số bán sữa công thức tăng vọt, khi mọi người dự trữ sữa bột giống như dự trữ giấy vệ sinh".

Sau đó, khi các gia đình đã tích trữ đủ, doanh số bán hàng sụt giảm mạnh. Sự dao động này khiến việc lập kế hoạch sản xuất trở nên vô cùng khó khăn. Vì thế, các nhà cung cấp đã cắt giảm sản lượng cho đến năm 2021.

Trong khi đó, nghiên cứu của Stone phát hiện ra số ca sinh đầu năm 2022 tăng mạnh, trong khi tỷ lệ cho con bú bằng sữa mẹ giảm sâu. Điều này một lần nữa thúc đẩy nhu cầu sữa bột cho trẻ em. Đơn đặt hàng đang tăng nhanh hơn so với nguồn cung mới vừa phục hồi.

Toàn cảnh khủng hoảng sữa bột khó tin ở Mỹ: Điều gì khiến quốc gia giàu nhất thế giới thiếu thức ăn cho trẻ sơ sinh? - Ảnh 5.

Một kệ sữa bột trẻ em gần như trống rỗng ở New York City. Ảnh: Getty Images.

Thứ ba đó là chính sách điều tiết và thương mại của Mỹ. Mặc dù điều này không mấy được chú ý tới, nhưng đây có thể là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng.

Quy định của FDA về sữa công thức nghiêm ngặt đến mức việc mua những sản phẩm xuất xứ từ châu Âu đều là bất hợp pháp ở Mỹ. Lý do có thể bắt nguồn từ các chi tiết không quá quan trọng như yêu cầu về nhãn mác.

Một nghiên cứu cho thấy nhiều loại sữa công thức của châu Âu đáp ứng các hướng dẫn dinh dưỡng của FDA. Dưới một số khía cạnh, sữa bột của châu Âu thậm chí có thể tốt hơn sữa công thức của Mỹ, bởi vì Liên minh Châu Âu cấm một số loại đường nhất định.

Kể cả sữa đáp ứng đủ các yêu cầu của FDA, chính sách của Mỹ cũng hạn chế nhập khẩu mặt hàng này. Với khối lượng lớn, thuế nhập khẩu sữa công thức có thể vượt quá 17%.

Chính sách của Mỹ còn khiến ngành này đi theo một hướng khác. Bộ Nông nghiệp có một nhóm đặc biệt gọi là WIC, viết tắt của Chương trình Dinh dưỡng Phụ trợ Đặc biệt cho Phụ nữ, Trẻ sơ sinh và Trẻ nhỏ. WIC trao hợp đồng cho một số ít các công ty sản xuất sữa bột trẻ em.

Toàn cảnh khủng hoảng sữa bột khó tin ở Mỹ: Điều gì khiến quốc gia giàu nhất thế giới thiếu thức ăn cho trẻ sơ sinh? - Ảnh 6.

Theo Datasembly, người dân bang Tennessee đang phải đối mặt với tỷ lệ hết hàng cao nhất. Trong khi đó, kệ hàng bán sữa trong các cửa hàng tại Las Vegas, Houston và Charlotte đang trống trơn.

Những người có đủ phương tiện và khả năng đang lái xe đường dài để tìm kiếm sữa bột cho con. Họ phải trả một mức giá cao ngất ngưởng. Nhưng nhiều gia đình thu nhập thấp gặp khó khăn khi không thể làm như vậy

Một số gia đình không có nhiều tiền mặt trong tay nên không thể tích trữ sữa bột. Tại nhiều bang, Abbott Nutrition là đơn vị duy nhất giúp cho các gia đình thu nhập thấp nhận được trợ cấp thông qua WIC. Điều đó có nghĩa là các bậc cha mẹ muốn mua sữa phải thực hiện thêm một việc nữa là liên hệ với văn phòng WIC địa phương để biết các lựa chọn thay thế hoặc tự bỏ tiền túi ra trả.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ không phải ai cũng có thể làm được. Ví dụ như những bà mẹ có tình trạng sức khoẻ hoặc nguồn sữa mẹ hạn chế bị phụ thuộc vào sữa bột. Các bà mẹ ở Mỹ sau khi sinh con thường phải gấp rút quay trở lại công việc và không thể cho con bú.

Do quy định của FDA, việc mua sữa công thức từ các quốc gia khác phần lớn nằm ngoài khả năng của người tiêu dùng Mỹ. FDA sẽ lên kế hoạch chi tiết về việc mở rộng nhập khẩu sữa bột và "tính linh hoạt bổ sung" cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp trong nước để có nhiều sữa công thức hơn trên kệ hàng.

FDA cũng đang làm việc với các nhà sản xuất lớn hơn như Mead Johnson, Nestle, Danone và Perrigo để thúc đẩy nguồn cung.

Toàn cảnh khủng hoảng sữa bột khó tin ở Mỹ: Điều gì khiến quốc gia giàu nhất thế giới thiếu thức ăn cho trẻ sơ sinh? - Ảnh 7.

Ảnh: RT

Một số cá nhân đang kêu gọi hành động từ phía liên bang để phá vỡ thế độc quyền của một số ít công ty trên thị trường sữa công thức. Các thượng nghị sĩ như Booker, Warren và một số người khác kêu gọi xem xét chống độc quyền ngay lập tức.

Các tiến sĩ cũng kêu gọi thay đổi chính sách để hỗ trợ tốt hơn cho các bà mẹ đang cho con bú. Mỹ là quốc gia công nghiệp phát triển duy nhất không có chính sách nghỉ thai sản có lương. Duggan nói: "Rất khó để cho con bạn bú mẹ thành công và vẫn đi làm trở lại. Có rất nhiều điều mà chính phủ và các nhà hoạch định chính sách của chúng ta có thể làm để hỗ trợ các gia đình nuôi con bằng sữa mẹ".

Scott Lincicome, giám đốc kinh tế và thương mại của Viện Cato đề xuất: "Những gì chúng tôi muốn tối đa hóa là tổng công suất toàn cầu, tính linh hoạt và năng động của toàn hệ thống. Vị trí của nguồn cung cấp không quan trọng bằng việc có càng nhiều càng tốt trong một hệ thống linh hoạt, có thể thay thế nguồn cung cấp của một nhà máy này bằng nguồn cung cấp của nhà máy khác".

Tổng hợp

https://cafef.vn/toan-canh-khung-hoang-sua-bot-kho-tin-o-my-dieu-gi-khien-quoc-gia-giau-nhat-the-gioi-thieu-thuc-an-cho-tre-so-sinh-20220525155133908.chn

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
4 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
4 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
4 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
4 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
4 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
1 ngày trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
1 ngày trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
3 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.