Trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, bộ NNPTNT sẽ tổ chức kiểm tra, thanh tra đột xuất về an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông-lâm-thủy-sản có nguy cơ cao, tiêu thụ nhiều trong dịp Tết để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Chiều 28.12, tại Hà Nội, Bộ NNPTNT phối hợp với Báo Nông thôn Ngày nay tổ chức buổi Tọa đàm trực tuyến: "Cùng hành động vì mâm cỗ Tết an toàn" nhằm cung cấp thông tin cho bạn đọc, người tiêu dùng về "Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm" của ngành nông nghiệp trong dịp cao điểm cận Tết này.
Ông Nguyễn Như Tiệp (bìa phải) - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) và ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Bộ NN&PTNT (bìa trái) chủ trì buổi Tọa đàm trực tuyến: "Cùng hành động vì mâm cỗ Tết an toàn".
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) cho biết: "Đảm bảo vệ sinh ATTP là nhiệm vụ quan trọng của ngành NNPNT, đảm bảo 2 mục tiêu kép là sản xuất nông sản an toàn trong nước và phục vụ xuất khẩu".
Buổi toạ đàm diễn ra sôi nổi với nhiều câu hỏi thực tế trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm hiện nay.
Ông Phạm Tiến Dũng - Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Bộ NN&PTNT nói về việc kiểm tra các tổ chức, cá nhân vi phạm về ATTP trong năm 2017 :" đây là năm thành công của ngành với sự vào cuộc 3.776 cuộc thanh kiểm tra 52.807 tổ chức cá nhân. Qua thanh tra kiểm tra đã xử lý 79,5 tỉ đồng xử lý. Riêng thanh tra Bộ đã triển khai 22 cuộc thanh tra đột xuất, ban hành 51 quyết định xử phạt và chuyển cơ quan điều tra 1 vụ vi phạm, xử phạt 2,927 tỷ đồng. Đối với 61/63 với 51.800 tổ chức, số tiền xử phạt 74,5 tỷ đồng..."
Ông Phan Huy Hà - Phó TBT Báo Nông thôn Ngày nay/ Dân Việt đặt câu hỏi cho khách mời: "Việc mua hàng hoá bằng niềm tin qua cửa hàng sạch có thực sự giúp cho người dân có một mâm cỗ thật ngon, an toàn. Và ông có lời khuyên gì với người dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới khi lựa chọn cho mình những sản phẩm sạch và an toàn?
Ông Hoàng Trọng Thủy - Chuyên gia nông nghiệp cho biết : "Đối với mâm cơm Tết cơ cấu 20% rau củ, quả, 30% là thịt còn lại là các thành phần khác. Ở khu vực nông thôn được ăn tươi nhiều hơn, ở khu vực thành phố dự trữ nhiều hơn. Với cơ cấu phức tạp như vậy có 2 hạn chế, đối với sản xuất và tiêu dùng chuẩn bị tốt các điều kiện tốt về đất, nước và đặc biệt là các quy chuẩn về sản xuất an toàn".
Ông Phạm Thanh Hùng - Giám đốc Công ty CP Ba Huân miền Bắc - là công ty sản xuất chăn nuôi gia cầm công nghệ cao chia sẻ tại toạ đàm:" công ty chúng tôi tham gia bình ổn giá trứng cho 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM nên bắt buộc phải đảm bảo sản phẩm đưa tới tay người tiêu dùng là đạt chuẩn an toàn. Mảng lưu thông phân phối, ngoài siêu thị, chúng tôi còn mở các cửa hàng trong chuỗi để cung ứng sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng".
Ông Bùi Hải Nguyên - Đại diện Cục Chăn nuôi trả lời tại buổi Tọa đàm :"Hiện nay, thói quen tiêu dùng thịt tươi (thịt nóng) khi vừa được giết mổ ra vẫn còn rất phổ biến. Thịt tươi có mùi vị và chất lượng tốt nhưng không được bảo quản đúng. Giải pháp mà chúng tôi đưa ra trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất các địa phương và công tác phối hợp với cơ quan liên quan".
Các khách mời trả lời các câu hỏi của bạn đọc tại buổi toạ đàm.
Toàn cảnh buổi toạ đàm.
Ông Phan Huy Hà - Phó TBT Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt (giữa) tặng hoa cho các khách mời tới dự buổi Tọa đàm