Toàn cảnh TPDN 2019: Giá trị phát hành tăng 25% lên 280.141 tỷ đồng, chiếm 11,3% GDP song quy mô vẫn nhỏ so với tín dụng ngân hàng

11/01/2020 09:48
Theo SSI Research, có tổng cộng 244,5 nghìn tỷ đồng TPDN được thu xếp phát hành thông qua trung gian là CTCK, tương đương 87,3% tỷ trọng. Với quy mô tăng nhanh trong 2 năm trở lại đây, TPDN trở thành thị trường rất hấp dẫn với các CTCK để gia tăng doanh thu và lợi nhuận, không chỉ từ phí thu xếp phát hành mà còn từ hoạt động phân phối trên thị trường thứ cấp.

Kể từ cuối quý 1/2019, cơ quan chịu trách nhiệm tổng hợp thông tin thị trường TPDN đã chuyển từ Vụ Tài chính Ngân hàng (Bộ Tài chính) sang Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và HNX cũng bắt đầu công bố đầy đủ thông tin các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP.

Tổng lượng TPDN lưu hành đạt gần 670 nghìn tỷ đồng

Theo thống kê công bố từ HNX và từ các doanh nghiệp, trong năm 2019, có 211 doanh nghiệp thực hiện chào bán tổng cộng 300.588 tỷ đồng trái phiếu, chia làm 807 đợt phát hành trong đó có 12 đợt phát hành không thành công. Tổng số trái phiếu phát hành cả năm là 280.141 tỷ đồng, tương đương 93,2% giá trị chào bán và tăng 25% so với năm 2018. Hầu hết các doanh nghiệp phát hành dưới hình thức riêng lẻ, chỉ có khoảng 6% phát hành ra công chúng bởi các ngân hàng thương mại. Có duy nhất một lô phát hành trái phiếu quốc tế trị giá 300 triệu USD của VPB vào 17/7/2019 với kỳ hạn 3 năm, lãi suất 6,25%/năm và trái phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Singapore.

Lượng phát hành lớn trong năm đã khiến quy mô thị trường TPDN tăng mạnh từ 9,01% GDP (2018) lên khoảng 11,3% GDP (2019), tổng lượng TPDN lưu hành đạt gần 670 nghìn tỷ đồng.

Toàn cảnh TPDN 2019: Giá trị phát hành tăng 25% lên 280.141 tỷ đồng, chiếm 11,3% GDP song quy mô vẫn nhỏ so với tín dụng ngân hàng - Ảnh 1.

Quy mô kênh trái phiếu còn khá nhỏ bé so với các kênh huy động vốn khác

Mặt dù quy mô thị trường tăng trưởng liên tục qua các năm nhưng hiện kênh trái phiếu doanh nghiệp vẫn có quy mô khá nhỏ bé so với các kênh huy động vốn khác. Nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào tín dụng ngân hàng, tổng quy mô tín dụng tại cuối 2019 khoảng 8,2 triệu tỷ đồng, tương đương tới 138,4% GDP và gấp tới 12,3 lần quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Theo thống kê của Ngân hàng Châu Á (ADB), tổng quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam (gồm cả TPCP và TPDN) tại 30/9/2019 là 95,37 tỷ USD, tương đương 37,6% GDP – là mức tương đương với Philippines nhưng còn cách khá xa Trung Quốc, Thái Lan (xấp xỉ 60% GDP). Các nước càng phát triển thì tỷ trọng kênh trái phiếu trên GDP càng lớn như Nhật Bản là 214% GDP; Hàn Quốc là 120% GDP…

Toàn cảnh TPDN 2019: Giá trị phát hành tăng 25% lên 280.141 tỷ đồng, chiếm 11,3% GDP song quy mô vẫn nhỏ so với tín dụng ngân hàng - Ảnh 2.

Thị trường trái phiếu, đặc biệt là TPDN, mở rộng là xu hướng tất yếu và phù hợp để tạo sự cân bằng và nâng cao chất lượng thị trường tài chính. Tuy nhiên, TPDN vẫn là kênh đầu tư khá mới mẻ tại Việt Nam, sự phát triển nhanh giai đoạn vừa qua tiềm ẩn những rủi ro nhất định cần được nhận diện và điều chỉnh bởi cơ quan quản lý để đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường, SSI Research nhận định tại báo cáo trái phiếu 2019 mới đây.

Nhiều bất cập về công bố thông tin về phát hành

Trong đó, mặc dù thị trường trái phiếu nói riêng và thị trường vốn nói chung được định hướng phát triển thành kênh huy động vốn trung dài hạn cho nền kinh tế, thay thế dần cho kênh tín dụng. Tuy nhiên thực tế các NHTM lại là tổ chức phát hành lớn nhất trong đó gần 70% trái phiếu kỳ hạn ngắn nhưng lại ở lãi suất thấp.

Một số bất cập tính đến hiện tại, theo ghi nhận từ SSI Research:

+ Các nhà đầu tư cá nhân ngày một tham gia tích cực hơn vào thị trường nhưng các cơ chế bảo vệ nhóm nhà đầu tư này chưa thực sự hoàn chỉnh.

+ Một số doanh nghiệp đã chia nhỏ các đợt phát hành để chào bán riêng lẻ, nhờ đó không phải thực hiện các nghĩa vụ về công bố thông tin.

+ Thông tin công bố thường thiếu chi tiết về mục đích sử dụng vốn trái phiếu, tình hình tài chính của doanh nghiệp trước và dự kiến sau phát hành.

+ Thông tin công bố còn khó tra cứu và chưa đầy đủ, ví dụ nội dung đối tượng mua trái phiếu từ chỗ ghi rõ tên người mua đã rút lại chỉ còn ghi "tổ chức trong nước".

Hiện, Bộ Tài chính đang gấp rút hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163 để trình Chính phủ cho thấy các vấn đề này đều đã được nhận diện và xử lý. Nhu cầu lớn từ thị trường và hiệu lực điều hành từ cơ quan quản lý là những yếu tố cơ bản thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.

Ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản chiếm phần lớn giá trị phát hành với 80% tỷ trọng

Chi tiết về tổ chức huy động, các NHTM phát hành 115.422 tỷ đồng trái phiếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất (41,2%) trong tổng lượng TPDN phát hành 2019. Các doanh nghiệp bất động sản phát hành 106.531 tỷ đồng trái phiếu, đứng thứ 2 với tỷ trọng 38%. Tiếp sau là nhóm các doanh nghiệp năng lượng và khoáng sản (13,2 nghìn tỷ đồng – 4,7%); các định chế tài chính phi ngân hàng mà chủ yếu là các CTCK (10,4 nghìn tỷ đồng – 3,8%); các doanh nghiệp phát triển hạ tầng (7,6 nghìn tỷ đồng – 2,8%); còn lại là các doanh nghiệp khác.

Một số lô phát hành được bảo lãnh bởi tổ chức quốc tế là 1.150 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm của CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) được bảo lãnh thanh toán bởi GuarantCo Ltd thuộc PIDG; các lô 2.318 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm của CTCP Cơ điện Lạnh (REE), 2.550 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 và 15 năm của CTCP Năng lượng Hồng Phong I được bảo lãnh bởi CGIF (thuộc ADB). Các lô phát hành này có lãi suất dao động từ 6,4-7,5%/năm, thấp hơn hẳn mức lãi suất trung bình toàn thị trường là 8,8%/năm.

Toàn cảnh TPDN 2019: Giá trị phát hành tăng 25% lên 280.141 tỷ đồng, chiếm 11,3% GDP song quy mô vẫn nhỏ so với tín dụng ngân hàng - Ảnh 3.

Trong tổng số 211 doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra công chúng thì có 129 doanh nghiệp chưa niêm yết, chất lượng thông tin và trách nhiệm công bố thông tin vì vậy còn tương đối hạn chế.

Nhà đầu tư trong nước vẫn áp đảo với số lượng cá nhân tham gia có xu hướng tăng

Trong khi đó, thị trường lại ghi nhận sự tham gia ngày càng tích cực của các nhà đầu tư cá nhân. Trong năm 2019, các NĐT cá nhân, chủ yếu là nhà đầu tư trong nước đã mua 26.492 tỷ đồng TPDN trên sơ cấp, tương đương 9,64% tổng lượng phát hành toàn thị trường. Giá trị đầu tư mà các NĐT cá nhân tham gia vào thị trường TPDN thực tế sẽ lớn hơn do có một số trái phiếu được phát hành riêng lẻ sơ cấp sau đó được phân phối lại cho NĐT cá nhân trên thị trường thứ cấp. Mặc dù tham gia ngày một nhiều, nhà đầu tư cá nhân thường bị hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin cũng như kinh nghiệm đầu tư. Đây là một rủi ro cho không chỉ người tham gia đầu tư mà cho cả sự ổn định của thị trường.

NĐT nước ngoài đã mua tổng cộng 14,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 5,4% tổng lượng trái phiếu phát hành 2019.

Chi phối thị trường vẫn là các NĐT tổ chức trong nước với tổng lượng mua là 219,2 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 80% lượng phát hành. Các ngân hàng thương mại mua 25,5 nghìn tỷ đồng, tập trung vào các trái phiếu bất động sản; các công ty chứng khoán mua 38,6 nghìn tỷ đồng, tập trung vào trái phiếu do ngân hàng phát hành. Giá trị đầu tư TPDN thực tế của các NHTM và CTCK có thể lớn hơn do thông tin bên mua của những đợt phát hành riêng lẻ càng về cuối năm càng trở nên chung chung, chỉ còn ghi "tổ chức trong nước". Đối tượng "tổ chức trong nước" này đã mua tới 56% lượng TPDN phát hành, tức trên 150 nghìn tỷ.

Toàn cảnh TPDN 2019: Giá trị phát hành tăng 25% lên 280.141 tỷ đồng, chiếm 11,3% GDP song quy mô vẫn nhỏ so với tín dụng ngân hàng - Ảnh 4.

TPDN trở thành kênh hấp dẫn để các CTCK gia tăng doanh thu và lợi nhuận

Có tổng cộng 244,5 nghìn tỷ đồng TPDN được thu xếp phát hành thông qua trung gian là CTCK, tương đương 87,3% tổng lượng phát hành trong năm 2019. Với quy mô tăng nhanh trong 2 năm trở lại đây, TPDN trở thành thị trường rất hấp dẫn với các CTCK để gia tăng doanh thu và lợi nhuận, không chỉ từ phí thu xếp phát hành mà còn từ hoạt động phân phối trên thị trường thứ cấp.

Nhóm 3 CTCK thu xếp phát hành TPDN nhiều nhất là TCBS, VPS và VND với thị phần tương ứng là 21,6%, 13,9% và 12,4%; riêng nhóm này chiếm tới gần 50% tổng lượng phát hành TPDN thông qua trung gian là CTCK.

Trong đó, VND tập trung vào các đợt phát hành của các ngân hàng với tổng giá trị thu xếp phát hành là 27,3 nghìn tỷ đồng (chiếm 93%). 58,5% (khoảng 30 nghìn tỷ đồng) tổng giá trị thu xếp phát hành thành công của TCBS lại là các trái phiếu BĐS của các doanh nghiệp có liên quan đến Vingroup, Vinametric, NewCo…

Thị phần VPS có được phần nhiều đến từ VPB. Ngân hàng này phát hành hơn 18 nghìn tỷ đồng trái phiếu trong năm 2019, trong đó hơn 17 nghìn tỷ đồng là thông qua VPS. Ngoài VPB, VPS không thu xếp phát hành cho ngân hàng nào khác. Phần còn lại VPS tư vấn bao gồm khá nhiều các tổ chức phát hành cũng là khách hàng tín dụng của VPB.

Top 10 CTCK có thị phần lớn nhất biến động khá nhiều trong năm 2019 cho thấy các CTCK đang ngày càng chú trọng hơn tới mảng hoạt động này.

Toàn cảnh TPDN 2019: Giá trị phát hành tăng 25% lên 280.141 tỷ đồng, chiếm 11,3% GDP song quy mô vẫn nhỏ so với tín dụng ngân hàng - Ảnh 5.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
31 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
2 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
3 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
3 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
4 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.
Thế giới Di động ‘xóa sổ’ hơn 170 cửa hàng trong 1 tháng
23/08/2024 10:38
Trong tháng 7, Thế giới Di động đóng cửa 18 cửa hàng thế giới di động (gồm Topzone), 59 cửa hàng Điện máy xanh, 94 nhà thuốc An Khang.