Tôi đi thi Shark Tank – Có thật bầm dập vì cá mập? Xác tan vì Shark Tank? (Phần 2)

24/04/2021 06:53
Sau thời gian hồi hộp và chờ đợi dài đằng đẳng, cuối cùng Đỗ Phan Hoàng Sương – co-founder Dalat Foodie mới nhận được lời mời tham gia vòng Audition của Shark Tank mùa 3. Ở vòng Audition, các startup đã phải chuẩn bị 9981 các yêu cầu từ BTC, nhưng nếu so với với những thứ ‘khủng khiếp’ ở vòng sau, thì nó vẫn thường thôi.

Nếu vẫn quyết định tiếp tục tham gia vòng Audition, thì các bạn sẽ phải hoàn thiện tiếp rất nhiều các yêu cầu sau từ BTC.

1. Profile Pitching: Bản thông tin tóm tắt gồm: thông tin chung về doanh nghiệp, điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dự án bạn đang theo đuổi, thu nhập và kế hoạch sử dụng vốn.

Vì là tóm tắt nên cố gắng trình bày mọi thứ trên 1 tờ giấy các bạn thân yêu nhé, hãy biến 1 tờ giấy thành 1 bức tranh về các bạn và Startup của các bạn. Bớt dài dòng, vào luôn vấn đề chính, đừng cố tình biên kịch dài dòng.

2. Pitch Deck (Bản Kế Hoạch của Startup): là tài liệu rất quan trọng và cũng là bài thuyết trình dự án của các Startup trước Hội đồng thẩm định. Chính vì vậy các startup phải chuẩn bị bài trình bày này thật kỹ. (Những gợi ý Chuẩn bị Pitch Deck Hoàn hảo)

Nhưng theo kinh nghiệm của mình, Pitch Deck này chỉ giúp cho bạn khi cần show ra số liệu hoặc biểu đồ tăng trưởng hoặc là thông tin "đội co-founder" hoành tráng nhà bạn thôi, chứ Hội đồng thẩm định, một ngày thẩm không biết bao nhiêu startup nên rất ít khi nhìn xem chi tiết cái Pitch Deck bằng slide nhà bạn.

Quan trọng bạn vẫn phải chuẩn bị chỉn chu, để khi được hỏi tới các số liệu quan trọng bạn có thể show ra được. Lúc đó Sương dùng Canva để làm Side nha các bạn.

Bài thuyết trình của bạn, quan trọng nhất vẫn là chính bạn, với khả năng gây ấn tượng chỉ trong vòng 1-3 phút trước Hội đồng. Cái này mình sẽ nói sau ở phần dưới.

3. Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp gồm: các tài liệu này in thành tập và mang theo ngày tham gia Vòng tuyển chọn để nộp trực tiếp cho BTC (mỗi giấy tờ in làm 03 bản).

- Giấy phép kinh doanh. Thật ra mình biết một số bạn, tới lúc biết vào vòng Audition rồi mới đi đăng kí thành lập doanh nghiệp. Thì startup mà, test thị trường các thứ trước chớ làm gì lúc bắt đầu đã thành lập công ty liền đâu! Giống như mình khởi nghiệp Dalat Foodie từ 2015 mà đến 2017 mới dám lên công ty, chứ trước đây chỉ là hộ kinh doanh tự làm tự hưởng thôi.

- Bản sao y giấy chứng nhận cùng hợp tác kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp có 2 người Đồng sáng lập trở lên). Cái này chủ yếu để xác nhận thỏa thuận ban đầu của các bạn sáng lập: đã góp bao nhiêu, bằng tiền hay bằng sức hay bằng tài sản, rồi mỗi người chiếm bao nhiêu %. Tuy nhiên, cũng đừng lo lắng quá nếu công ty của bạn vẫn là TNHH hay TNHH MTV, mấy cái này khi nào có nhà đầu tư vào rồi mình chuyển đổi thành công ty cổ phần cũng được. Nhiều bạn ngộ nhận là phải là công ty cổ phần rồi mới gọi nhà đầu tư được là không đúng.

- Hồ sơ kiểm toán của doanh nghiệp trong thời gian gần nhất. Và trong trường hợp, nếu không có kiểm toán thì ít nhất phải có chứng minh tài chính nội bộ doanh nghiệp 3 tháng gần nhất.

Tôi đi thi Shark Tank – Có thật bầm dập vì cá mập? Xác tan vì Shark Tank? (Phần 2) - Ảnh 1.
Tôi đi thi Shark Tank – Có thật bầm dập vì cá mập? Xác tan vì Shark Tank? (Phần 2) - Ảnh 2.

Tới đây mình đọc xong là hoang mang. Kiểm toán? Đó giờ công ty mong manh, đã được kiểm toán là gì đâu mà biết. Vậy thì chỉ còn cách là "chứng minh tài chính nội bộ doanh nghiệp 3 tháng gần nhất".

Ơn trời, các bạn biết không, Sương là không giỏi về số liệu, kiểm soát mọi thứ quy về số. Nên từ hồi đầu làm Dalat Foodie, mình đã lo lắng đi tìm cho bằng được 1 phần mềm để ghi nhận lại tất cả mọi số liệu về thu chi, công nợ, khách hàng, nhân sự và Order Customize cho cái phần mềm theo quy trình của công ty mình, nên thành ra "số liệu ha", "chuyện nhỏ với em".

Tuy nhiên, mình xin đảm bảo với các bạn, bạn nào mà ngay từ đầu khởi nghiệp mà nghĩ đến "Bộ báo cáo tài chính" và làm chỉn chu nó thì mình đi đầu xuống đất luôn ấy. Đa số dân khởi nghiệp đều xuất phát từ chuyên môn nào đó đi lên, từ Sales/Marketing/Kỹ sư/Lập trình viên....; bản thân mình xuất phát từ "Tài chính", mà thời gian đầu khởi nghiệp làm gì có chuyện "Bộ báo cáo tài chính".

Lúc nhận email báo được vào vòng Audition là 22/4/2019 và hạn chót phản hồi là 28/4/2019, dự trù diễn ra vòng Audition vào 4/5; tức có 6 ngày để làm cái Pitch Deck "một cách chuyên nghiệp" và 12 ngày để hoàn thiện "Bộ báo cáo tài chính" cho ít nhất 3 tháng gần nhất.

12 ngày để review lại toàn bộ các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và 3 tháng 2019. Tại vì sao lại view mấy năm trước? Vì bảng cân đối kế toán luôn có "số liệu kì trước", muốn có kì trước của 3 tháng gần nhất thì phải có số của 31/12/2018, muốn có 2018 thì phải có 2017, muốn có 2017 thì phải có 2016 và muốn có 2016 thì có 2015.

"Ô kê, am phai", view thì view thôi chứ sợ gì mà không view, coi như mình chuẩn chỉnh lại số liệu nội bộ của mình một lần nữa vậy. 12 ngày thức trắng để review và sắp xếp lại chứng từ nội bộ của công ty 4 năm, 3 tháng. Vì sao mình lại gay gắt như thế? Vì mình muốn mọi số liệu từ lúc bắt đầu là phải trùng khớp và trung thực.

Vì mình nghĩ: "Gọi vốn lần này không phải là lần duy nhất, nếu bản thân không trung thực hoặc có sai lệch mà mình không biết, tức là chứng tỏ mình không phải là một người chuyên nghiệp". Mình rất sợ bị đánh giá là "không trung thực"! Nếu mình làm sai, sau này BTC review lại số liệu nộp với số liệu báo cáo hoặc NĐT sau này thẩm định thấy mình sai, thì có nghĩa mọi cánh cửa đóng lại. Cho nên từ lúc bắt đầu, hãy làm đúng, đúng nhất có thể, nghiêm túc nhất có thể.

Và mình sau này phát hiện ra, mình thuộc số ít các startup "nghiêm trọng" vấn đề này hơn đa số startup khác, có lẽ chính điều này đã giúp mình đi xa hơn sau Shark Tank.

Tôi đi thi Shark Tank – Có thật bầm dập vì cá mập? Xác tan vì Shark Tank? (Phần 2) - Ảnh 3.

Một startup đang tham dự vòng Audition mùa 4 năm 2021.

Nên nhớ giúp mình, "nếu bạn thật sự muốn nhận được vốn từ Nhà đầu tư, xin hãy ngừng chém gió, làm gì làm hãy thể hiện qua mọi số liệu trung thực", "vì nếu bạn dính phốt FAKE số liệu rồi, thì sau này gọi vốn được ai nữa"?! Cái này là quan điểm của Sương. Trần đời, Sương ghét nhất là Bố Láo và Nói Phét, cho nên hãy nghiêm túc với chính bản thân mình, vì nói thật chính là tôn trọng chính mình và Dự án của mình.

À, tới cái chỗ này các bạn sẽ thắc mắc, "ủa rồi BTC có phải là nhà đầu tư đâu mà được quyền yêu cầu BCTC, số liệu nội bộ các thứ", "ủa rồi số liệu của tôi lọt ra gây bất lợi cho tôi hoặc đối thủ biết này nọ thì sao", "cả nhà đầu tư phải kí MOU các thứ tôi mới trình BCTC các thứ chứ"...

Ok, theo mình, những thứ nói trên chỉ đúng nếu dùng cho doanh nghiệp đã từng gọi vốn, đã lớn và gọi vốn lớn, có những "bí mật kinh doanh siêu khủng khiếp". Ủa mà các doanh nghiệp đã niêm yết cũng phải minh bạch các BCTC đó thôi! Còn mấy cái startup bé bé như mình, có nhìn vào cái báo cáo tài chính của bạn cũng chẳng thể sao chép hay copy được ý tưởng của các bạn.

Đã gọi là startup thì nó phải "Đổi mới và Sáng tạo", hàm lượng chất xám, lợi thế cạnh tranh của các bạn nó không nằm trên báo cáo tài chính trừ khi bạn muốn kinh doanh dòng tiền. Cho nên hãy bớt ảo tưởng và "tự quan trọng hóa bản thân", cứ thoải mái mà show đi, để xem mình là Ai, có đáng cho Ai nhòm ngó hay không.

Với lại cũng chỉ công khai nộp có 3 tháng gần nhất thôi các bạn ơi, không phải yêu cầu tất cả số liệu quá khứ, nên chỗ này cứ thoải mái mà chuẩn bị nhé, chẳng việc gì phải lo ngại cả. Chẳng qua các bạn lo là các bạn không có để mà lo thôi chứ nếu có sẵn, thì cứ nộp, đúng không?

Tiếp theo, startup phải nộp các giấy sau:

- Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các dự án thuộc ngành F&B.

- Bằng phát minh, sáng chế (nếu có). Giấy tờ liên quan tới Quyền sở hữu trí tuệ (nếu có)

Lằng nhằng có 1 cái email thôi mà khối việc để làm trong vòng 6 ngày. Nếu bạn có team để hỗ trợ thì cũng đơn giản, còn mình lúc đó là bà mẹ bỉm sữa kiêm phụ trách tài chính kế toán số liệu trong công ty nên một thân mình làm hết, còn cái Pitch Deck, thì mình Pitching mà nên mình cũng tự chuẩn bị nốt.

Chuỗi ngày ôm con bú và làm việc! Có bạn nào làm mẹ bỉm sữa ở đây không? Các mẹ có hiểu được chăm một em bé 3-4 tháng vẫn còn bú mẹ hoàn toàn và vẫn phải ngập đầu trong sổ sách là nó vất vả thế nào mà. Nhưng Sương còn làm được, thì các bạn startup sao lại không làm được nhỉ?!

Vòng này cũng bình thường thôi, tới những vòng sau mới là khủng khiếp kìa. Từ khủng khiếp chỉ đúng cho những người ‘nghiêm túc’ với Shark Tank nha, chứ còn coi nó là một cuộc dạo chơi, thì không cần nghiêm túc như Sương đã từng đâu.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
19 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
15 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
50 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
58 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.