Tokyo: Số ca Covid-19 giảm từ 6.000 xuống còn 50 ca/ngày, các chuyên gia cũng không hiểu tại sao

18/10/2021 17:17
Số ca mắc Covid-19 ở Nhật Bản giảm nhanh tới mức không ai hiểu tại sao.

Theo tờ The Guardian, Nhật Bản dường như đã phải chứng kiến một thảm họa đại dịch Covid-19 sau khi Thế vận hội Olympic kết thúc với số lượng lớn ca lây nhiễm. Vào ngày 13/8/2021, Tokyo đã có 5.773 ca nhiễm mới, mức cao kỷ lục do sự lây lan của biến chủng Delta. Tổng số ca nhiễm mới tại Nhật Bản khi đó đã vượt 24.000 trường hợp.

Sự gia tăng lây lan khiến nhiều người dân Nhật Bản phản đối sự kiện thể thao này khi chúng gây tốn kém mà chẳng thể kích thích du lịch hay kinh tế. Các bệnh viện Nhật Bản phủ kín bệnh nhân và thậm chí là thiếu giường, khiến nhiều người phải nằm nhà chờ chết.

Chính việc cố chấp thực hiện Thế vận hội khiến số ca lây nhiễm gia tăng đã buộc Thủ tướng Nhật khi đó là ông Yoshihide Suga phải từ chức do tỷ lệ ủng hộ của người dân xuống mức thấp kỷ lục trong lịch sử. Rất nhiều vùng của Nhật Bản bao gồm cả thủ đô đã phải đứng trước nguy cơ giãn cách tiếp trong thời gian dài vì dịch bệnh.

Tokyo: Số ca Covid-19 giảm từ 6.000 xuống còn 50 ca/ngày, các chuyên gia cũng không hiểu tại sao - Ảnh 1.

 Thế nhưng chỉ 2 tháng sau khi Olympic chấm dứt, mọi chuyện tại Nhật Bản đã có chuyển biến bất ngờ. Trong khi một số nước Châu Âu vẫn phải vật lộn với dịch bệnh thì số ca nhiễm mới tại Nhật Bản lại giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua. Quốc gia này đã dỡ bỏ các lệnh giãn cách được một thời gian và số ca nhiễm không hề tăng mạnh trở lại.

Chính sự kiện này đã khiến nhiều chuyên gia nhận định thời kỳ đen tối nhất cho Nhật Bản trong mùa dịch đã qua.

Vào ngày 11/10, thủ đô Tokyo của Nhật Bản chỉ ghi nhận 49 ca nhiễm mới, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm ngoái. Trong khi đó toàn Nhật Bản chỉ ghi nhận 369 ca. Tại thời điểm ngày 17/10, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này chỉ ghi nhận 456 ca nhiễm mới.

Dẫu vậy, nguyên nhân chính của sự suy giảm này vẫn chưa được làm rõ. Phần lớn chuyên gia cho rằng chính động thái tích cực tiêm chủng của Nhật Bản sau quãng thời gian đầu chậm chạp đã khiến tình hình khả quan hơn. Tính đến nay, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đã tiêm chủng cho gần 70% dân số.

Chính quyền Tokyo thậm chí tuyên bố sẽ tiêm chủng cho bất kỳ ai có nhu cầu tính đến tháng 11/2021. Thủ tướng mới của Nhật bản là ông Fumio Kishida cũng cho biết họ sẽ thực hiện đợt tiêm bổ sung (mũi 3) sẽ được thực hiện vào tháng 12/2021, bắt đầu từ các nhân viên y tế.

Bên cạnh đó, một yếu tố nữa góp phần giảm số ca nhiễm được cho là văn hóa đeo khẩu trang. Trong khi nhiều nước bắt đầu lơ là chủ quan về các biện pháp phòng chống dịch thì người Nhật vẫn đeo khẩu trang đầy đủ do lo sợ dịch bệnh trở lại.

Nguy hiểm vẫn còn

Theo tờ The Guardian, sự thoải mái trong thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic đã khiến làn sóng lây lan dịch bệnh bủng nổ. May mắn thay, chiến dịch tiêm chủng và ý thức của người dân đã giúp Nhật Bản vượt qua được quãng thời gian tồi tệ nhất của đại dịch sau đó.

Hiện tại tình trạng "bình thường mới" của Nhật Bản đang trở lại. Nhiều khu vui chơi như nhà hàng, quán bar tại đây đã mở cửa lại dù vẫn được khuyến nghị đóng cửa sớm cho đến hết tháng 10/2021. Những chuyến tàu cao tốc tại Nhật lại đông đúc như xưa khi các doanh nghiệp yêu cầu nhân viên đi làm lại. Các chuyến du lịch và di chuyển xa nhà giờ đây đã không còn được coi là hiểm họa lây lan nữa.

Trong khi người dân phản đối kế hoạch đặt kinh tế lên trên an toàn sức khỏe cộng đồng với việc thực hiện Thế vận hội mùa dịch thì hiện nay, Thủ tướng Kishida được kỳ vọng sẽ chú trọng đến y tế cộng đồng nhiều hơn. Hàng loạt những quyết định liên quan đến ngành dược phẩm và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe đã và sẽ được thông qua trong thời gian tới.

Tokyo: Số ca Covid-19 giảm từ 6.000 xuống còn 50 ca/ngày, các chuyên gia cũng không hiểu tại sao - Ảnh 2.

Số ca nhiễm mới tại Nhật Bản

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng vẫn còn quá sớm để ăn mừng khi dịch bệnh có thể trở lại trong mùa đông tới, nhất là trong bối cảnh nhiều lễ hội cuối năm được tổ chức đông người.

"Việc dỡ bỏ lệnh giãn cách khẩn cấp không có nghĩa là chúng ta đã 100% an toàn. Chính phủ nên gửi thông điệp rõ ràng đến người dân rằng chúng ta chỉ nên nới lỏng dần dần", cố vấn trưởng về y tế Shigeru Omi của chính phủ Nhật Bản cảnh báo.

*Nguồn: The Guardian

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
5 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
4 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
9 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.