Tôn Đông Á: Lợi nhuận 2021 dự kiến đạt kỷ lục với mức tăng bằng lần, chuẩn bị IPO và niêm yết trên sàn HoSE trong tháng 1/2022

11/10/2021 15:47
Về triển vọng, SSI Research ước tính doanh thu và LNST của Tôn Đông Á trong năm 2021 có thể đạt mức cao nhất trong lịch sử, lần lượt là 25.300 tỷ đồng và 1.250 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 105% và 343% so với cùng kỳ.

Trong báo cáo cập nhập doanh nghiệp, Bộ phận phân tích CTCK SSI (SSI Research) cho biết CTCP Tôn Đông Á lên kế hoạch sẽ IPO trong tháng 11/2021, gồm 12,37 triệu cổ phiếu sơ cấp và 2,98 triệu cổ phiếu thứ cấp, tương ứng 12% và 3% vốn điều lệ trước chào bán.

Vốn điều lệ của Tôn Đông Á tại thời điểm tháng 6/2021 là 1.000 tỷ đồng. Nếu thành công, tổng số cổ phiếu đang lưu hành của Tôn Đông Á sẽ tăng từ 102,32 triệu đơn vị lên 114,69 triệu đơn vị sau IPO. Cổ phiếu dự kiến sẽ được niêm yết trên sàn HoSE trong tháng 1/2022. 

Về hoạt động của công ty, hiện Tôn Đông Á là công ty sản xuất tôn mạ lớn thứ 2 tại Việt Nam, với thị phần năm 2020 là 16%, chỉ sau Tập đoàn Hoa Sen (HSG). Trong 8 tháng đầu năm 2021, công ty bán ra gần 500.000 tấn tôn, tương đương 15% thị phần. Riêng tại miền Nam – thị trường chiếm khoảng 82% -84% sản lượng tiêu thụ nội địa của Tôn Đông Á, công ty đã chiếm thị phần cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây.

Tôn Đông Á: Lợi nhuận 2021 dự kiến đạt kỷ lục với mức tăng bằng lần, chuẩn bị IPO và niêm yết trên sàn HoSE trong tháng 1/2022 - Ảnh 1.

Tôn Đông Á có 2 nhà máy tại Khu công nghiệp Sóng Thần 1 và Đồng An 2 với công suất hàng năm lên đến 850 nghìn tấn, chiếm khoảng 10% công suất trong nước. Bên cạnh đó, do các nhà máy dự kiến sẽ tiệm cận công suất tối đa cuối năm 2021, Tôn Đông Á dự kiến sẽ tăng công suất tôn mạ thêm 40% lên 1,2 triệu tấn, đồng thời nâng công suất CRC và công suất tôn mạ màu. 

Tôn Đông Á: Lợi nhuận 2021 dự kiến đạt kỷ lục với mức tăng bằng lần, chuẩn bị IPO và niêm yết trên sàn HoSE trong tháng 1/2022 - Ảnh 2.

Xét theo cơ cấu, phần lớn doanh thu Tôn Đông Á đến từ kênh nội địa với tỷ trọng trung bình 60% tổng sản lượng tiêu thụ và doanh thu và 80% lợi nhuận gộp trong 3 năm qua. Biên lợi nhuận gộp từ kênh nội địa cũng thường cao và ổn định ở mức khoảng 8% -11% trong 5 năm qua.

Về triển vọng, SSI Research ước tính doanh thu và LNST của Tôn Đông Á trong năm 2021 có thể đạt mức cao nhất trong lịch sử, lần lượt là 25.300 tỷ đồng và 1.250 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 105% và 343% so với cùng kỳ. 

Cụ thể, tổng sản lượng tiêu thụ năm 2021 có thể tăng 17% so với năm ngoái, đạt 783 nghìn tấn nhờ vào kênh xuất khẩu là động lực chính khi tăng trưởng tới 152%. Mặt khác, sản lượng tiêu thụ trong nước dự kiến sẽ giảm hơn 44% về còn 257 nghìn tấn do tác động của dịch COVID-19 và việc tập trung vào sản lượng xuất khẩu. 

Biên lợi nhuận gộp năm 2021 ước tính sẽ cải thiện từ 7,4% lên 10,3% nhờ xu hướng tăng của giá thép giúp tận dụng được hàng tồn kho giá rẻ, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2021.

Tầm nhìn đến năm 2022, sản lượng tiêu thụ của công ty sẽ tăng 5% lên mức 822 nghìn tấn. Sản lượng tiêu thụ nội địa ước tính phục hồi 60% trong khi sản lượng xuất khẩu có thể giảm 22%; biên lợi nhuận gộp có thể trở về mức bình thường là 9,1% do không còn lợi thế hàng tồn kho giá rẻ và tỷ trọng doanh thu từ thị trường xuất khẩu giảm xuống. Lợi nhuận sau thuế năm 2022 ước tính sẽ ổn định ở mức 1.230 tỷ đồng.

Tôn Đông Á: Lợi nhuận 2021 dự kiến đạt kỷ lục với mức tăng bằng lần, chuẩn bị IPO và niêm yết trên sàn HoSE trong tháng 1/2022 - Ảnh 3.

Cơ cấu cổ đông khá cô đặc

Trước kế hoạch IPO, cơ cấu cổ đông của Tôn Đông Á gồm 68% thuộc kiểm soát bởi nhóm cổ đông sáng lập, ban quản lý, các bên liên quan. Bên cạnh đó, 11,4% tổng số cổ phiếu đang lưu hành thuộc nắm giữ bởi JFE và 5,4% tổng số cổ phiếu đang lưu hành thuộc sở hữu Hanwa.co, Ltd. Còn lại, 6,8% thuộc sở hữu của các tổ chức khác; và 8,3% nhà đầu tư cá nhân.

Tôn Đông Á: Lợi nhuận 2021 dự kiến đạt kỷ lục với mức tăng bằng lần, chuẩn bị IPO và niêm yết trên sàn HoSE trong tháng 1/2022 - Ảnh 4.

Nguồn: Tôn Đông Á, SSI Research

SSI Research cho biết, ông Nguyễn Thanh Trung - Chủ tịch HĐQT và cũng là người sáng lập Tôn Đông Á đã gắn bó với công ty từ năm 1998 và có hơn 40 năm kinh nghiệm trong ngành. Các thành viên chủ chốt của ban lãnh đạo cũng có kinh nghiệm dày dặn với 15-25 năm kinh nghiệm trong ngành.

Còn cổ đông lớn JFE Holdings, đây là đơn vị cung cấp khoảng 20 - 30% giá trị thép cuộn cán nóng (HRC) mà Tôn Đông Á sử dụng để sản xuất tôn mạ, thời gian công nợ được nới lỏng trong vòng 90 - 120 ngày và mức giá ổn định hơn so với thị trường.

SSI Research định giá cổ phiếu Tôn Đông Á dựa trên ước tính EPS năm 2022 là 10.683 đồng, hệ số P/E mục tiêu là 7,5 lần. Theo đó, giá mục tiêu trong 1 năm đối với cổ phiếu của Tôn Đông Á là 80.000 đồng/cổ phiếu. 

So với các công ty cùng ngành, Tôn Đông Á có tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp hơn và biên lợi nhuận thấp hơn do ít phụ thuộc vào xuất khẩu hơn và tỷ trọng đóng góp của các sản phẩm GI thấp. Tuy nhiên, biên lợi nhuận của tôn mạ kẽm và tôn mà màu thường ổn định hơn, và công ty cũng có nền tảng doanh thu mạnh từ Mỹ với yêu cầu các đơn đặt hàng chất lượng cao.

Do đó, SSI Research kỳ vọng công ty có thể có lợi nhuận ổn định hơn so với các công ty khác trong năm 2022 khi xu hướng giá thép và sản lượng xuất khẩu trở về mức bình thường từ vùng đỉnh cao trong năm 2021.

SSI cũng đưa ra một số khuyến nghị về rủi ro với giá cổ phiếu Tôn Đông Á, đến từ biến động của giá HRC do đây là yếu tố chiếm khoảng 80% chi phí sản xuất. Bên cạnh đó là các biện pháp bảo hộ tại thị trường xuất khẩu như thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, hạn ngạch nhập khẩu đồng thời là áp lực cạnh tranh trong nước mạnh hơn dự kiến.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
3 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
2 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
39 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
51 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
4 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.