Tồn kho các doanh nghiệp trước bối cảnh giá thép tăng cao

22/02/2019 12:37
Với lượng tồn kho sẵn có, các doanh nghiệp tôn thép có thể hưởng lợi từ sự gia tăng giá quặng sắt và giá thép thời gian qua.

Giá thép trong nước và thế giới đều tăng

Theo nguồn tin từ VOH, giá thép tại thị trường nội địa những ngày đầu năm 2019 tăng do giá thép tại Trung Quốc giữ xu hướng phục hồi và giá vật liệu thô tăng mạnh.

Trên thế giới, đầu tháng 1/2019 một số doanh nghiệp thép lớn của Trung Quốc cũng thông báo tăng giá bán thép giao trong tháng 3. Trong đó, Baoshan Iron & Steel, công ty thép niêm yết lớn nhất Trung Quốc, sẽ tăng giá bán một số sản phẩm thép giao trong tháng 3 thêm 50 nhân dân tệ/tấn (7,3 USD/tấn).

Thị trường thép tại Trung Quốc giữ xu hướng phục hồi nhẹ kể từ đầu năm khi chính quyền các địa phương siết hoạt động sản xuất để đảm bảo mục tiêu phát thải và chính phủ cấm xây mới các dự án thép. Vào phiên 11/2, giá thép lên đỉnh hai tháng.

Tại thị trường nội địa, nhiều công ty đã thực hiện tăng giá bán ngay sau Tết Nguyên đán như Công ty sản xuất thép Australia SSE, CTCP Sản xuất thép Việt Đức, CTCP Luyện thép Cao cấp Việt Nhật, Công ty TNHH Thép Đặc biệt Shengli Việt Nam hay đặc biệt là CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco) đã 4 lần điều chỉnh tăng giá bán từ đầu năm 2019,…

Nhóm doanh nghiệp giảm tồn kho

Giá quặng sắt và giá thép tăng tốt trong khoảng 2 tháng qua là tin tốt với nhiều doanh nghiệp trong ngành. Với lượng hàng tồn kho sẵn có, các doanh nghiệp sẽ chiếm lợi thế về nguồn nguyên liệu giá rẻ hơn cũng như có giá vốn tốt hơn.

Ngành tôn thép thường duy trì lượng hàng tồn kho rất lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn và là một trong những yếu tố chính tác động đến lợi nhuận. Trong năm qua, chiến lược tích trữ tồn kho của các doanh nghiệp thép đang diễn biến khá đối lập nhau khi có công ty tăng trích trữ nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp giảm mạnh hàng tồn kho.

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) cắt giảm mạnh hàng tồn kho trong niên độ tài chính 2018. Thị trường chung khó khăn cùng diễn biến giá thép thất thường trong năm 2018 khiến công ty gặp nhiều bất lợi. Hoa Sen báo lãi năm tài chính 2018 (1/10-30/9) chỉ 410 tỷ đồng, giảm 69% so với năm trước. Quý I/2019, công ty lãi hơn 60 tỷ đồng, giảm 82% so với cùng kỳ.

Đi sâu vào hàng tồn kho, Hoa Sen đã giảm hơn 2.250 tỷ giá trị tồn kho trong niên độ tài chính 2018 khi chỉ còn ghi nhận 6.648 tỷ hàng tồn kho tại ngày 30/9/2018. Công ty vẫn tiếp tục giảm lượng hàng tồn kho trong quý I/2019 xuống còn 5.726 tỷ tại 31/12/2018, tương ứng giảm 921 tỷ đồng.

Dù đã cắt giảm mạnh trong hơn 1 năm qua nhưng hàng tồn kho vẫn là khoản mục lớn nhất trong tài sản ngắn hạn của HSG với tỷ trọng 61%. Trong đó, tồn kho lớn nhất của Hoa Sen là nguyên vật liệu với 2.421 tỷ đồng, tương đương với 42% tổng tồn kho.

Tồn kho các doanh nghiệp trước bối cảnh giá thép tăng cao - Ảnh 1.

Tồn kho của Hoa Sen giảm hơn 900 tỷ đồng trong quý gần nhất.

Tương tự với Hoa Sen, CTCP Thép Nam Kim (HoSE: NKG) cũng giảm mạnh hàng tồn kho trong năm qua từ con số 4.090 tỷ đầu năm 2018 xuống 2.420 tỷ đồng vào cuối năm, tương đương chiếm 59% tài sản ngắn hạn.

Trong đó, thành phẩm tăng nhẹ trong năm qua và trở thành tồn kho lớn nhất của NKG với giá trị 1.554 tỷ đồng, chiếm 64% tổng tồn kho. Còn nguyên vật liệu giảm mạnh từ 1.749 tỷ về 735 tỷ đồng tại cuối năm 2018.

Tồn kho các doanh nghiệp trước bối cảnh giá thép tăng cao - Ảnh 2.

Thép Nam Kim giảm gần 1.700 tỷ tồn kho trong năm 2018.

Ngoài 2 doanh nghiệp trên, CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE (HNX: VGS) cũng điều chỉnh giảm giá trị hàng tồn kho từ mức 634 tỷ đầu năm về 378 tỷ cuối năm 2018. Trong đó, công ty giảm nguyên vật liệu từ 430 tỷ xuống 148 tỷ đồng. Ngược lại, thành phẩm tồn kho lại gia tăng từ 143 tỷ lên 202 tỷ đồng.

Nhóm công ty gia tăng tồn kho

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) lại tăng mạnh gần 2.300 tỷ hàng tồn kho trong năm qua lên mức 14.188 tỷ đồng vào cuối năm 2018. Hàng tồn kho cũng là khoản mục lớn nhất trong tài sản ngắn hạn của Hòa Phát khi chiếm tỷ trọng 55%.

Trong danh mục tồn kho, nguyên vật liệu có giá trị lớn nhất đạt 5.419 tỷ đồng, chiếm 38% tổng tồn kho và tăng hơn 1.000 tỷ so với đầu năm 2018. Thành phẩm cũng tăng 379 tỷ lên 3.341 tỷ đồng, chiếm 24% hàng tồn kho.

Tồn kho các doanh nghiệp trước bối cảnh giá thép tăng cao - Ảnh 3.

Hòa Phát tăng 2.300 tỷ tồn kho năm 2018.

Tổng Công ty Thép Việt Nam (UPCoM: TVN) đang có 3.573 tỷ hàng tồn kho vào cuối năm 2018, tương đương chiếm 60% tài sản ngắn hạn và tăng 857 tỷ so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nguyên vật liệu tăng 341 tỷ lên 1.306 tỷ đồng; còn thành phẩm tăng 270 tỷ lên mức 1.158 tỷ đồng.

CTCP Gang thép Thái Nguyên (UPCoM: TIS) gia tăng gần 400 tỷ hàng tồn kho trong năm 2018 lên mức 2.409 tỷ đồng, chiếm 70% tài sản ngắn hạn. Trong đó, công ty chủ yếu tăng thành phẩm từ 850 tỷ lên 1.209 tỷ đồng.

Một số doanh nghiệp khác cũng tăng mạnh hàng tồn kho như CTCP Thép Pomina (HoSE: POM) tăng từ 1.950 tỷ lên 2.736 tỷ đồng năm 2018 (chủ yếu tăng nguyên vật liệu thêm 670 tỷ đồng). CTCP Thép Việt ý (HoSE: VIS) tăng tồn kho từ 536 tỷ lên 943 tỷ đồng…


Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
10 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
11 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
12 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
12 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
12 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.
Thế giới Di động ‘xóa sổ’ hơn 170 cửa hàng trong 1 tháng
23/08/2024 10:38
Trong tháng 7, Thế giới Di động đóng cửa 18 cửa hàng thế giới di động (gồm Topzone), 59 cửa hàng Điện máy xanh, 94 nhà thuốc An Khang.