Tổng Giám đốc ACV: Lợi nhuận quý II sẽ tăng trưởng tốt nhờ chênh lệch tỷ giá

18/06/2022 09:24
Năm nay, ACV đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh với tổng doanh thu 10.294 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.566 tỷ đồng, tăng lần lượt 26,8% và 247,7% so với thực hiện năm trước.

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam ( UPCoM:ACV ) vừa tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 sáng 17/6.

Tổng Giám đốc Vũ Thế Phiệt cho biết nguồn thu từ khách quốc tế đóng góp rất lớn vào lợi nhuận ACV, trong khi nguồn thu từ khách nội địa không nhiều. Lợi nhuận kinh doanh chính quý I không bao gồm khu bay chỉ khoảng hơn 200 tỷ đồng. Cụ thể, lợi nhuận 1.088 tỷ đồng theo báo cáo đã công bố gồm 392 tỷ đồng tiền lợi nhuận tài chính, khoảng 271 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá, lợi nhuận khu bay khoảng 217 tỷ đồng; còn lại là lợi nhuận kinh doanh chính.

Ông Phiệt chia sẻ gần đây Cục Hàng không dự báo sản lượng khách quốc tế không đạt dự kiến, nhưng khách nội địa có thể tăng nhanh hơn. Vì vậy, ACV đã điều chỉnh mục tiêu sản xuất kinh doanh với sản lượng hành khách nội địa tăng từ 65 triệu lên 75 triệu, còn lượng khách quốc tế giảm từ 12 triệu còn 5 triệu.

CEO ACV đánh giá lợi nhuận quý II tới sẽ tăng trưởng tốt. Bên cạnh việc thắt chặt chi phí của ACV, yếu tố đóng góp cho sự tăng trưởng mạnh của lợi nhuận còn đến từ chênh lệch tỷ giá. Cụ thể, đồng yên đang có xu hướng mất giá, theo cập nhật mới nhất ngày 17/6, 1 USD đổi được 133,8 yên nhật, chênh lệch cỡ khoảng 2 yên so với đầu năm. Tỷ giá hạch toán của Bộ Tài chính còn 179 VNĐ/yên, giảm từ mức 203 VNĐ/yên ngày 1/1.

Ông Phiệt nhận định nếu dịch bệnh không có biến động lớn, công tác kiểm soát dịch bệnh được Chính phủ triển khai tốt và chỉ đạo hồi phục kinh tế là điểm sáng thì ACV kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu lợi nhuận năm 2.566 tỷ đồng.

Tổng Giám đốc ACV: Lợi nhuận quý II sẽ tăng trưởng tốt nhờ chênh lệch tỷ giá - Ảnh 1.

Tổng Giám đốc Vũ Thế Phiệt tại phiên thảo luận sáng 17/6.

Năm nay, ACV đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh với tổng doanh thu 10.294 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.566 tỷ đồng, tăng lần lượt 26,8% và 247,7% so với thực hiện năm trước. Khoản thu – chi từ quản lý khu bay là 129 tỷ đồng (bao gồm thu cất hạ cánh 1.343 tỷ đồng, chi phí 1.214 tỷ đồng). Kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2022 tối đa không quá 20.070 tỷ đồng.

Trong năm 2022, ACV sẽ tập trung nguồn lực thực hiện một số dự án trọng điểm, bao gồm dự án thành phần 3 - Cảng hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn 1); xây dựng nhà ga T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; đầu tư xây dựng mở rộng cảng hàng không Điện Biên; mở rộng nhà ga T2 và hạ tầng đồng bộ - Cảng hàng khôn quốc tế Nội Bài; nhà ga T2 và sân đỗ máy bay – Cảng hàng không quốc tế Phú Bài; và xây dựng nhà ga T2 và sân đỗ máy bay Cảng hàng không quốc tế Cát Bi.

Năm ngoái, tổng doanh thu của công ty mẹ đạt 8.120 tỷ đồng, đạt 76,9% kế hoạch và bằng 79,5% thực hiện năm 2020. Con số này chưa bao gồm nguồn thu hạ cất cánh 7.098 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 738 tỷ đồng, hoàn thành 31,3% mục tiêu năm và bằng 54,3% kết quả năm 2020.

Theo báo cáo của ACV, năm 2021 là năm thứ 2 thị trường vận tải hàng không liên tiếp chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đặc biệt là các làn sóng dịch bệnh trong nước liên tục xuất hiện, đồng thời thị trường hàng không quốc tế vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc trước những diễn biến phức tạp của các biến chủng mới. HĐQT đánh giá dù doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng nhưng với các khó khăn chưa từng có từ trước đến nay, kết quả các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh trong năm 2021 giảm sâu so với kế hoạch đề ra.

Tổng sản lượng hành khách trên toàn mạng cảng do ACV quản lý đạt 30 triệu khách, đạt 37% kế hoạch năm và giảm 54% so với năm 2020. Trong đó, khách quốc tế  giảm 93% còn 0,5 triệu khách, đạt 7% kế hoạch. Còn lượng khách nội địa giảm 49% còn 29,5 triệu khách, đạt 40% mục tiêu năm trước.

Sản lượng hàng hóa bưu kiện đạt 1,5 triệu tấn, tăng 13% so với năm 2020. Trong đó, hàng hóa bưu kiện quốc tế tăng 26% lên 1,2 triệu tấn; hàng hóa bưu kiện nội địa giảm 18% còn 314.000 tấn.

Tổng hạ cất cánh (HCC) thương mại là 292.000 lượt, đạt 51% kế hoạch năm, giảm 38% so với năm 2020. Trong đó, HCC quốc tế 57.000 lượt, HCC nội địa đạt 235.000 lượt, giảm lần lượt 33% và 40%.

Tổng Giám đốc ACV: Lợi nhuận quý II sẽ tăng trưởng tốt nhờ chênh lệch tỷ giá - Ảnh 2.

Tình hình kinh doanh năm 2021. Ảnh: ACV.

Về phương án phân phối lợi nhuận năm trước, doanh nghiệp sẽ dùng toàn bộ số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCTC hợp nhất là 9.792,7 tỷ đồng. Trong đó, 87,8 tỷ đồng cho quỹ khen thưởng, phúc lợi người lao động, 1,1 tỷ đồng trích quỹ thưởng người quản lý. 9.703,8 tỷ đồng còn lại sẽ tiếp tục thực hiện phân phối khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Hiện nay, ACV đang chờ ý kiến của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về phương án phân phối lợi nhuận còn lại và chia cổ tức. Do đó, ACV sẽ thực hiện xin ý kiến cổ đông bằng văn bản hoặc tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để thông qua nội dung này ngay sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền theo quy định.

Tổng Giám đốc ACV: Lợi nhuận quý II sẽ tăng trưởng tốt nhờ chênh lệch tỷ giá - Ảnh 3.

Khung cảnh cuộc họp ĐHĐCĐ ACV.


Về tiến độ xây dựng dự án trọng điểm quốc gia sân bay Long Thành, ông Phiệt chia sẻ ACV sẽ phấn đấu 2/9/2025 sẽ hoàn thành. Hiện nay, mục tiêu tiến độ các đường găng lớn đang đáp ứng yêu cầu. ACV đã hoàn thành san nền cho khu vực nhà ga và tiến hành thi công cọc vào 28/5 vừa qua, dự kiến sẽ xong trong tháng 10. Bên cạnh đó, công tác thiết kế nhà gã đã xong khoảng 90%. Phó Thủ tướng đã chỉ đạo tháng 7 phải hoàn thành thẩm định, khoảng tháng 8, tháng 10, tháng 11 phải có nhà thầu và quý IV sẽ khởi công để đảm bảo tiến độ đến quý I/2025 cơ bản hoàn thành phần xây dựng để triển khai công tác khai thác, tháng 9/2025 sẽ đưa vào sử dụng.

Về tiến độ nhà ga T3 – Tân Sơn Nhất, ACV đã hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đã chọn được nhà thầu nhưng đang gặp vướng mắc về giao đất giữa hàng không và quốc phòng. Sau khi Bộ Quốc phòng giao đất, ACV sẽ khởi công và cố gắng trong 24 tháng sẽ hoàn thành dự án.

Nói về ảnh hưởng của việc Bộ Giao thông Vận tải thay đổi khung giá nhượng quyền, ông Phiệt khẳng định chắc chắn sẽ tăng lợi nhuận của ACV, nhưng con số chính thức chưa thể công bố. Hiện nay thông tư này đang ở bước hoàn thiện, khoảng tháng 6, tháng 7 sẽ được ban hành.

Về kế hoạch chuyển sàn HoSE, ACV đang quyết toán vốn cổ phần hóa. Về tài sản khu bay, ông Phiệt cho biết hiện chưa có cơ chế đưa tài sản vào doanh nghiệp, trong khi cơ chế tài chính đang hoàn thiện. Sau khi hoàn thiện quyết toán vốn và và một số chế vướng mắc đang khuyến cáo trong báo cáo kiểm toán về khu bay, công ty sẽ xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền về việc đưa cổ phiếu ACV lên sàn HoSE.

Kết thúc cuôc họp, ĐHĐCĐ thông qua các nội dung HĐQT trình.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
2 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
2 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
57 phút trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
28 phút trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
18 phút trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
22 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
2 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
2 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
3 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.