Tổng giám đốc LDG Group: Nhu cầu đầu tư bất động sản còn rất lớn, một nửa trong số đó đã sẵn sàng “xuống tiền”

20/05/2020 08:29
Ông Nguyễn Minh Khang, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu Tư LDG (LDG Group), nhu cầu ở và nhu cầu đầu tư của cá nhân trên thị trường còn khá lớn, vấn đề là dự án của mỗi CĐT như đáp ứng nhu cầu này như thế nào.

Theo ông Khang, hiện tại người mua đã bắt nhịp lại với thị trường BĐS sau thời điểm dịch nhưng chỉ mới khoảng 50% sẵn sàng “xuống tiền” mua, còn 50% có nhu cầu nhưng còn dè chừng không biết dịch bệnh có tái lại và xấu hơn không.

Góc nhìn thị trường BĐS đến thời điểm cuối năm, Tổng giám đốc LDG Group cho rằng, tiền đầu tư vào các kênh khác đang bị vấn đề là rủi ro cao, kể cả chứng khoán. Trong khi tiền để trong ngân hàng cũng mất giá và lãi suất không cao. Cho nên, có xu hướng là NĐT dùng tiền đó để đầu tư vào tài sản thật như BĐS, vàng và một số kênh khác. Với BĐS, ưu tiên hàng đầu của NĐT cá nhân hiện nay vẫn là pháp lý ổn, dự án tiềm năng và chủ đầu tư uy tín là họ sẵn sàng “xuống tiền”.

“Nhìn tổng thể, từ giờ đến cuối năm thị trường BĐS vẫn chưa ổn định. Vẫn còn tâm lý dịch bệnh nên vừa là ưu thế cũng là yếu thế cho thị trường”, ông Khang nhấn mạnh.

Về góc nhìn đầu tư, vị CEO này có một số lưu ý cho NĐT là đầu tư BĐS là kênh đầu tư không mất tiền và tạo giá trị gia tăng dòng tiền. Nhưng, khi quyết định mua BĐS cần xem kỹ càng pháp lý dự án, dự án đó do ai làm và họ có khả năng làm không.

Ông Nguyễn Minh Khang cho rằng, nhu cầu mua để ở và đầu tư trên thị trường còn rất lớn, quan trọng là sản phẩm của doanh nghiệp như thế nào để đáp ứng đúng nhu cầu này.

Điều quan trọng hơn trong bối cảnh hiện nay là biết cách nhận biết các CĐT sắp chết. Không loại trừ trường hợp sẽ cố lừa cú chốt để “được cả ngã về không”. Có thể như dự án chiết khấu cao, khuyến mãi nhiều bất thường. Điều kiện thanh toán ban đầu cao nhưng các đợt tiếp theo lại ít và cho kéo dài. Khách hàng nghĩ rằng, với việc thanh toán này sẽ tốt, dễ thở nhưng có thể đó là dấu hiệu của tổng lực gom tiền để chạy. Vì thế, NĐT cũng cần lưu ý khi tham gia thị trường.

Nói về lý do thị trường BĐS có thể còn chưa ổn định rõ nét vào thời điểm cuối năm, ông Khang phân tích: Vì kinh tế toàn cầu đang rất khó khăn, Việt Nam không nằm ngoài điều đó. Các tháng tiếp theo kinh tế Việt Nam được dự báo vẫn trong tình trạng khó khăn so với năm trước. Thế giới vẫn còn dịch bệnh, chưa có dấu hiệu kết thúc. Trong khi kinh tế nước ta hiện xuất đi nước ngoài đang bị hạn chế rất lớn, mua nguyên liệu vào cũng rất khó. Di chuyển ra nước ngoài bị hạn chế mức cao nhất. Nhìn chung, kinh tế sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Cho nên, với BĐS người mua có 2 dòng tư tưởng. BĐS sẽ nóng sau đại dịch và BĐS sẽ giảm giá sau đại dịch. Tuy nhiên, theo ông Khang, 2 điều này đều không có cơ sơ.

Vì sao BĐS sẽ không giảm giá sâu sau đại dịch, ông Khang phân tích.

Thứ nhất, giai đoạn hiện nay không phải là khủng hoảng kinh tế, mà là rủi ro của nền kinh tế do dịch bệnh. Vì thế BĐS sẽ không giảm sâu giống như cuộc khủng hoảng năm 2008.

Thứ hai, có thực tế, chứng khoán hiện giảm sâu, tiền không đầu tư vào BĐS sẽ có khả năng cao chuyển vào đầu tư BĐS.

Thứ ba, chính sách tài chính tín dụng của ngân hàng đang khuyến khích cho vay cá nhân. Chừng nào ngân hàng không cho vay nữa thì BĐS mới chết.

Thứ tư, giá vàng vẫn bấp bênh không ổn định, không đoán trước được. Cho nên BĐS vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn.

Thứ năm, về các dự án BĐS được duyệt để đăng kí triển khai hiện rất ít. Để thuận lợi ít nhất nguồn cung thị trường quay trở lại vào tháng 6/2021. Vì thế, các sản phẩm BĐS đủ điều kiện pháp lý để đưa ra thị trường sẽ rất hạn chế trong thời gian tới. Vì thế, BĐS không thể giảm giá vì khan cung, trong khi nhu cầu mua bán còn rất cao.

Tin mới

Sẽ tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào
2 giờ trước
Bộ Công Thương sẽ tăng tối đa quy mô nhập khẩu điện từ Lào theo Hiệp định giữa hai Chính phủ
Giá vàng giảm mạnh, nhà đầu tư nên bán hay mua?
15 phút trước
Sau chỉ đạo khẩn của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về việc tăng cường kiểm tra, xử lý tình trạng đầu cơ, thao túng thị trường vàng, giá vàng trong nước giảm mạnh.
Một loại phụ phẩm nông nghiệp sắp được xuất sang Trung Quốc, Việt Nam sản xuất tới 5 triệu tấn mỗi năm
13 phút trước
Trong khi xuất khẩu gạo lên tới hàng triệu tấn mỗi năm thì phụ phẩm từ gạo – cám gạo mới bắt đầu được đẩy mạnh.
Điện thoại Samsung 5G giá rẻ nhất Việt Nam: Vừa lên kệ 1 tháng, thiết kế thời thượng, sức mạnh đáng giá
44 phút trước
Với việc cho ra mắt hàng loạt các dòng điện thoại 5G với mức giá cực rẻ, Samsung tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường smartphone.
Chuyên gia nêu nguyên nhân giá sầu riêng lao dốc
39 phút trước
Giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.

Tin cùng chuyên mục

Phân khúc xe hybrid tại Việt Nam tăng sức nóng
18 giờ trước
Nhóm xe hybrid tại Việt Nam đầu năm 2025 trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của các tân binh như Kia Carnival HEV, Jaecoo J7 PHEV hay Honda HR-V e:HEV RS, cùng với mức giá dễ tiếp cận hơn.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
1 ngày trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
1 ngày trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".
Muốn phát triển thị trường xuất khẩu ngành hàng chủ lực, Việt Nam cần làm gì?
1 ngày trước
Việt Nam ngày càng có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch tỷ USD, theo chuyên gia, cần có chiến lược để phát triển bền vững những ngành hàng mũi nhọn này.