Tổng kiểm tra việc lấn chiếm sông Sài Gòn

24/12/2019 08:17
Ít nhất 101 dự án nằm dọc bờ sông Sài Gòn sẽ được kiểm tra để xác định có hay không việc lấn chiếm.

Ông Lê Hòa Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, cho biết mục đích việc kiểm tra các dự án xây dựng dọc hành lang bờ sông Sài Gòn nhằm nắm lại hồ sơ pháp lý của 88 dự án được phê duyệt và 13 dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Hiện nay, các dự án đang xây dựng ở nhiều giai đoạn khác nhau. Vì vậy, phải căn cứ vào thời gian ban hành của các loại giấy tờ. "Kế hoạch kiểm tra kết thúc vào 3-1-2020, sau đó sẽ báo cáo cụ thể kết quả cho UBND TP HCM" - ông Bình thông tin.

Quy rõ trách nhiệm

Trả lời câu hỏi có hay không việc tất cả 101 dự án kiểm tra lần này đều lấn sông Sài Gòn, đại diện Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP HCM cho rằng về mặt mỹ quan sẽ nhận thấy nhiều công trình xây dựng nằm sát bờ sông Sài Gòn. Có đoạn ở Thảo Điền (quận 2), người dân không được tiếp cận cảnh quan sông nước. Nếu chỉ nhìn và cảm nhận bằng mắt khó có thể nhận diện được công trình có lấn chiếm sông hay không. Cần xem xét hồ sơ pháp lý từng thời điểm cấp phép. Nếu căn cứ theo quy định hiện nay để "hồi tố" xử lý thì không hợp lý.

Tổng kiểm tra việc lấn chiếm sông Sài Gòn - Ảnh 1.

Phần lớn các công trình nằm dọc bờ sông Sài Gòn trong đợt kiểm tra lần này chủ yếu thuộc khu vực Thảo Điền, quận 2

"Có dự án khi xây dựng nằm cách bờ sông Sài Gòn lên đến 100 m. Tuy nhiên, qua thời gian sạt lở, xói mòn và giờ nằm cận kề mép nước. Hoặc có công trình quy hoạch và cấp phép trước năm 2004 khi các quy định về hành lang bờ sông chưa được ban hành… Vì vậy, cuộc kiểm tra này nhằm mục đích rà soát pháp lý, nếu sai thì sẽ đề xuất xử lý. Đây là đợt kiểm tra có sự tham gia nhiều sở, ngành và chính quyền địa phương. Nếu sai sẽ quy rõ trách nhiệm cụ thể từng người" - vị này phân tích.

Lợi thế lớn nhưng để mất dần

KTS Phạm Văn Phước, Phó Giám đốc Viện Quy hoạch Xây dựng TP HCM, cho biết TP đã đưa ra nhiều quyết định về quản lý hành lang bờ sông Sài Gòn. Theo đó, hành lang an toàn bờ sông là từ 30-50 m. Tuy nhiên, thực tế các dự án đã triển khai trước năm 2004 có hành lang an toàn bờ sông không đồng đều, từ 20 đến 50 m. Hiện nay, bờ sông thiếu không gian công cộng phục vụ lợi ích cộng đồng. Một số đoạn bờ sông được xây dựng đúng quy hoạch, mang lại hiệu quả về mặt cảnh quan nhưng vẫn còn nhiều đoạn cảnh quan bị phá vỡ do tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép, cản trở dòng chảy, môi trường cũng bị ảnh hưởng.

Theo ông Phước, sông Sài Gòn đoạn chảy qua các quận 2, 12, Thủ Đức bị lấn chiếm nhiều nhất. Tình trạng sạt lở bờ sông một số nơi vẫn xảy ra, thường xuyên nhất là khu vực bán đảo Thanh Đa. Dù một số dự án đê bao sông Sài Gòn đã được xây dựng nhưng nhiều khu vực ngập lụt khi có triều cường.

Dẫn chứng việc Hàn Quốc đã cho khơi thông, chỉnh trang dòng suối Cheonggye ở thủ đô Seoul, thu hút khoảng 500.000 lượt khách mỗi tuần, ông Phước cho rằng TP HCM có thể học hỏi kinh nghiệm này. "Sông Sài Gòn kéo dài và diện tích mặt nước rộng. Tiềm năng phát triển của sông Sài Gòn rất lớn, song hiện nay chỉ mới đưa ra tiêu chí nhằm bảo vệ mà chưa có hướng khai thác phát triển, tận dụng tối đa lợi thế hai bên bờ sông" - ông Phước nhận định.

Báo Người Lao Động từng báo động

90% trong tổng số 101 dự án dọc bờ sông Sài Gòn đang được kiểm tra là những công trình Báo Người Lao Động phản ánh qua loạt bài "Rắp tâm lấn chiếm bờ sông Sài Gòn" (khởi đăng từ ngày 23-4). Trong đó, gần 80 dự án đã vi phạm Quyết định 22/2017 về việc triển khai dự án phải cách bờ sông từ 30-50 m. Trong đó, Công ty Liên doanh ven sông Sài Gòn có 13 lô đất chỉ cách bờ sông dưới 10 m.

Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải TP HCM, năm 2010, có 26 trường hợp lấn chiếm sông, kênh, rạch. Đến năm 2016, con số này lên đến 276 trường hợp. Tuy nhiên, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn TP chỉ có 69 trường hợp lấn chiếm bờ sông, kênh, rạch.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
17 phút trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
46 phút trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
19 phút trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
42 phút trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
2 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Gây sốt với mức giá chỉ 354 triệu đồng, "Honda City phiên bản SUV" có thêm bản đặc biệt
4 giờ trước
Thiết kế đẹp mắt, trang bị hiện đại và giá bán rẻ ngang Hyundai Grand i10, mẫu xe được mệnh danh là "Honda City phiên bản SUV" đang khiến thị trường dậy sóng.
Bộ 3 xe AION mới chốt ra mắt Việt Nam năm nay: Nhiều phân khúc, có xe cửa cánh chim, chạy xa nhất 770km/sạc
5 giờ trước
Y Plus, ES và Hyptec HT sẽ là những mẫu xe đầu tiên được AION đưa về Việt Nam từ tháng 10 tới cuối năm nay. Hệ thống trạm sạc vẫn đang là thách thức không nhỏ.
Các bản Hyundai Santa Fe 2024 quá tương đồng, khách sẽ bớt rối khi nhìn vào bảng so sánh này
1 ngày trước
Ngoại trừ phiên bản tiêu chuẩn, các phiên bản còn lại của Hyundai Santa Fe 2024 đều có sự tương đồng lớn về mặt trang bị.
Người dân vùng lũ lụt đang cần nhất những hàng hóa, vật dụng gì?
1 ngày trước
Từ sự giúp đỡ của các cơ quan, nhà hảo tâm, đời sống người dân vùng bão lũ, sạt lở đã cơ bản qua tình huống nguy cấp. Để tái thiết cuộc sống lâu dài, người dân vẫn cần rất nhiều nguồn lực khác nhau.