Tổng mức hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân có thể trên 138 nghìn tỷ đồng

14/08/2021 08:00
Trong đó, đầu tiên là tiếp tục giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác như đã áp dụng năm 2020.

Theo tin từ Bộ Tài chính, ngày 13/8, Chính phủ đã có Tờ trình số 289/TTr-CP trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Gợi mở những thông tin liên quan, ông Nguyễn Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế cho biết, hiện tại Bộ Tài chính cũng đang song song xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị quyết để đảm bảo cho việc triển khai thực hiện sau khi Nghị quyết được thông qua.

"Việc xây dựng dự thảo nghị định phải đảm bảo hạn chế tối đa thủ tục hành chính, trường hợp nếu có phát sinh thì phải phù hợp với pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế", ông Hưng nói.

Trước đó, ngay sau khi có ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị quyết theo Thông báo số 209/TB-VPCP ngày 05/8/2021 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết đã rất khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo Nghị quyết và gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp . ĐỀ XUẤT BỐN CHÍNH SÁCH CƠ BẢN

Lãnh đạo Vụ Chính sách Thuế - Bộ Tài chính thông tin, nội dung dự thảo Nghị quyết đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua gồm 04 chính sách.

Trong đó, đầu tiên là tiếp tục giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác như đã áp dụng năm 2020.

Đặc biệt, có đến 03 nhóm chính sách lần đầu tiên được cơ quan quản lý đề xuất kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam.

Tổng mức hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân có thể trên 138 nghìn tỷ đồng - Ảnh 1.

ng Nguyễn Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính).

ÔThứ hai là giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong mọi lĩnh vực, địa bàn, các hình thức, phương pháp khai thuế, nộp thuế.

Thứ ba là giảm 30% mức thuế suất, mức tỷ lệ % thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 như du lịch; vận tải; lưu trú; ăn uống; thể thao, vui chơi, giải trí; sáng tác, nghệ thuật; báo chí, truyền hình; thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác...

Thứ tư là miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ liên tục trong các năm 2018, năm 2019, năm 2020.

Ngoài ra Bộ Tài chính cho biết cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo đơn vị soạn thảo tính toán, việc thực hiện các chính sách đề xuất tại dự thảo nghị quyết có thể làm giảm thu ngân sách khoảng 20 nghìn tỷ đồng.

Tính chung các chính sách đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính thực hiện từ đầu năm 2021 và các chính sách đề xuất bổ sung nêu trên thì số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân là trên 138 nghìn tỷ đồng.

BỘ TƯ PHÁP GÓP Ý GÌ VỚI DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT?

Liên quan đến chính sách trên, Bộ Tư pháp trước đó cũng đã có báo cáo thẩm định, góp ý dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của đại dịch COVID-19.

Bộ Tư pháp đánh giá việc Bộ Tài chính xây dựng Nghị quyết của UBTV Quốc hội ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 trong bối cảnh hiện nay là cần thiết.

Theo Bộ Tư pháp, nội dung dự thảo Nghị quyết quy định về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm các loại thuế cho hộ, cá nhân kinh doanh; giảm thuế giá trị gia tăng và miễn tiền chậm nộp không có nội dung trái Hiến pháp; bảo đảm tính hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Tuy nhiên, trong nội dung phản hồi, Bộ Tư pháp cũng đề cập đến hai vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận thêm; đồng thời yêu cầu  Bộ Tài chính bổ sung giải trình rõ lý do.

Đầu tiên, liên quan đến quy định Tại Khoản 3 Điều 1 dự thảo Nghị quyết về "Giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01/9/2021 đến hết ngày 31/12/2021" với một số nhóm đối tượng doanh nghiệp, tổ chức (*), Bộ Tư pháp cho rằng, bản chất của thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, người mua hàng hóa, dịch vụ mới là người chịu thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp chỉ là người thu hộ, nộp hộ cho nhà nước. Việc doanh nghiệp được giảm thuế giá trị gia tăng không đồng nghĩa với việc người mua hàng hóa, dịch vụ được mua với giá thành thấp hơn so với hiện nay.

Do đó, Bộ Tư pháp cho rằng, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng trong trường hợp này cần phải nghiên cứu cẩn trọng, gắn với các biện pháp quản lý thị trường, bảo đảm hạ giá hàng hóa, dịch vụ, góp phần phục vụ lợi ích của người tiêu dùng.

Đồng thời, trong trường hợp Bộ Tài chính vẫn đề nghị giảm thuế giá trị gia tăng cho các nhóm đối tượng như dự thảo Nghị quyết hiện nay thì cần phải bổ sung giải trình rõ lý do chỉ lựa chọn các nhóm đối tượng trên.

Thứ hai, về nội dung tại Khoản 4 Điều 1 dự thảo Nghị quyết, liên quan đến miễn tiền chậm nộp phát sinh năm 2020 -2021 (**), Bộ Tư pháp cho rằng, việc miễn tiền chậm nộp trong trường hợp này có thể dẫn đến tình huống các doanh nghiệp, tổ chức chây ỳ không nộp thuế đúng hạn thì được hưởng lợi miễn tiền chậm nộp còn các doanh nghiệp, tổ chức chấp hành nghiêm chỉnh thời hạn nộp thuế, không bị phạt chậm nộp hoặc đã nộp tiền chậm nộp thì lại bị thiệt.

Như vậy, chính sách miễn tiền chậm nộp này đã tạo ra sự không công bằng giữa các đối tượng cùng nộp thuế và sẽ tạo ra hiệu ứng không tốt trong việc chấp hành pháp luật về thuế.

Do đó, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc bỏ hoặc điều chỉnh chính sách miễn tiền chậm nộp trong trường hợp này cho phù hợp, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, hạn chế các trường hợp lợi dụng chính sách.

(*) Theo Khoản 3 Điều 1: Giảm thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01/9/2021 đến hết ngày 31/12/2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực, bao gồm: Vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; hoạt động xuất bản; hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch; hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí…

(**) Theo Khoản 4 Điều 1: Miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ liên tục trong các năm 2018, năm 2019, năm 2020. Không xử lý đối với các trường hợp đã nộp tiền chậm nộp...

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
25 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
17 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.