Tổng quan nợ xấu ngân hàng Việt và một cấu phần mức độ “của để dành”

19/05/2021 06:51
Thống kê của BizLIVE tại 23 ngân hàng cho thấy, có tới 11 thành viên tiếp tục gia tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLC) trong quý đầu năm.

Kết thúc quý 1/2021, nhiều ngân hàng đồng loạt báo cáo lợi nhuận trước thuế khả quan, thậm chí tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ.

Theo lý giải của các chuyên gia, lý do lợi nhuận tăng trưởng cao trong quý 1 có một phần từ hiệu ứng nền tham chiếu cùng kỳ thấp, nhưng phản ánh hướng phục hồi của nền kinh tế mà một biểu hiện là tăng trưởng tín dụng được cải thiện.

Lợi nhuận tăng mạnh trong khi nợ xấu tại các nhà băng vẫn đang được kiểm soát khá tốt. Thống kê của BizLIVE từ số liệu BCTC quý 1/2021 của 23 ngân hàng cho thấy, tính đến ngày 31/3/2021, tổng nợ xấu nội bảng của 23 ngân hàng ở mức 91,7 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với đầu năm.

Tổng quan nợ xấu ngân hàng Việt và một cấu phần mức độ “của để dành” - Ảnh 1.

Một tín hiệu khả quan, là tổng nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn tính đến cuối tháng 3 lại giảm 4,2% so với đầu năm, xuống còn gần 52,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 57,6% tổng nợ xấu, so với tỷ trọng tới 62,6% hồi đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay khách hàng của nhóm chỉ tăng nhẹ từ 1,41% hồi đầu năm lên 1,42% khi kết thúc tháng 3/2021.

Kienlongbank là ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh nhất trong 3 tháng đầu năm với mức giảm từ 5,42% hồi đầu năm xuống còn 1,56% khi kết thúc tháng 3 năm 2021. Có được điều này là do ngân hàng đã xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm liên quan đến dư nợ các khoản vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản bảo đảm là cổ phiếu STB của ngân hàng Sacombank. Đồng thời, ngân hàng cũng đã hoàn thành việc thu hồi nợ gốc và lãi dự thu này.

Tương tự, nợ xấu nội bảng của VIB trong 3 tháng đầu năm cũng đã giảm mạnh từ 3.970 tỷ đồng xuống còn 3.075 tỷ đồng, tương đương giảm 22,5%.

Trong khi đó, cho vay khách hàng tăng trưởng 4,7% khiến tỷ lệ nội xấu của ngân hàng đến cuối tháng 3/2021 chỉ còn 1,73%, so với mức 2,34% hồi đầu năm.

Các nhà băng khác như  Sacombank, MSB cũng là những thành viên có tỷ lệ nợ xấu được cải thiện tốt trong 3 tháng đầu năm với mức giảm lần lượt 0,22 và 0,1 điểm %.

Đây là những con số khá khả quan trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Dù vậy, cũng cần phải nhấn mạnh đây mới là nợ xấu nội bảng. Vùng nhận diện nợ xấu thực tế sẽ mở rộng hơn nhiều khi nhìn vào các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo cơ chế hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Thống kê đến đầu tháng 4/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 262.000 khách hàng với dư nợ khoảng 357 nghìn tỷ đồng. Con số này tương đương khoảng 4% tổng dư nợ cho vay khách hàng toàn ngành đã được cơ cấu và không bị chuyển xuống nhóm nợ xấu.

Dù vậy, như trên, với việc Thông tư 01 được sửa đổi, áp dụng lộ trình trích lập dự phòng trong 3 năm, áp lực đối với các ngân hàng cũng giảm bớt. Bên cạnh đó, việc các nhà băng chấp nhận hy sinh một phần lợi nhuận, gia tăng “bộ đệm” dự phòng cũng giúp chống đỡ với các cú sốc tốt hơn, năng lực để xử lý nợ xấu cũng tốt hơn.

Tổng quan nợ xấu ngân hàng Việt và một cấu phần mức độ “của để dành” - Ảnh 2.

Thống kê của BizLIVE tại 23 ngân hàng cho thấy, có tới 11 thành viên tiếp tục gia tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLC) trong 3 tháng qua như Techcombank (tăng 48 điểm %), KienLongBank (tăng 42 điểm %), VietinBank (tăng 23 điểm %), VIB (tăng 18 điểm %), BIDV (tăng 18 điểm %),…

Cũng trong số 23 ngân hàng khảo sát, có tới 11 thành viên có LLC ở mức trên 90%, cá biệt có nhà băng sở hữu LLC trên 200% như Vietcombank hay Techcombank.

Rõ ràng, không phải tất cả các khoản vay được tái cơ cấu sẽ chuyển thành nợ xấu. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của đại dịch, việc nợ xấu tiếp tục gia tăng trong thời gian tới là hoàn toàn có thể xảy ra. Việc tăng nguồn lực dự phòng đối với các nhà băng, theo đó, càng trở nên cấp thiết.

Trong chiều dài lịch sử phát triển hệ thống NHTM Việt Nam, quy mô có 11 thành viên đạt tỷ lệ bao phủ nợ xấu nói trên là chưa từng có; phản ánh sự chủ động hơn của hệ thống trước rủi ro tiềm ẩn.

Một mặt kết quả trên cho thấy khẩu vị rủi ro của nhiều NHTM đã thay đổi rõ hơn, thận trọng hơn; mặt khác, nợ xấu không có nghĩa là sẽ mất đi hết, quy mô trích lập dự phòng cao đó cũng có phần "của để dành" để có thể hoàn nhập trở lại và góp vào lợi nhuận trong tương lai.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
3 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
2 giờ trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
29 phút trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
1 phút trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
50 phút trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
21 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
2 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
2 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
3 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.