Tổng thống Indonesia tiêm vắc xin Trung Quốc trên truyền hình trực tiếp để xây dựng lòng tin với người dân

13/01/2021 11:08
Indonesia đã khởi động chương trình tiêm chủng được coi là lớn nhất ở Đông Nam Á nhằm chống lại sự gia tăng các ca lây nhiễm Covid-19.

Thống thống Indonesia Joko Widodo đã được tiêm mũi vắc xin đầu tiên trong buổi lễ được phát trực tiếp trên truyền hình vào ngày 13/1. Sau ông Widodo, một loạt những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và các lãnh đạo tôn giáo cũng đã tiêm vắc xin do Trung Quốc sản xuất trong nỗ lực xây dựng lòng tin của công chúng.

Indonesia trở thành nơi đầu tiên trên thế giới ngoài Trung Quốc tiêm chủng đại trà CoronaVac, loại vắc xin do Sinovac Biotech Ltd. sản xuất. Nhiều câu hỏi được đặt ra về tỷ lệ hiệu quả của vắc xin Trung Quốc trong bối cảnh dữ liệu nghiên cứu không được công bố trong khi kết quả thử nghiệm lâm sàng khác nhau ở nhiều nơi.

Ở mặt khác, Indonesia đang đối mặt với một nhiệm vụ khổng lồ là tiêm chủng cho 181,5 triệu người, chiếm 2/3 dân số, trên hàng loạt các đảo tách biệt với nhau. Jakarta sẽ ưu tiên tiêm cho 1,5 triệu nhân viên y tế và 17,4 triệu quan chức trong đợt tiêm đầu kiên dự kiến kéo dài tới tháng 4. Người dân sẽ tiếp tục được tiêm vắc xin sau đó cho tới khi hoàn thành vào tháng 3/2022.

Indonesia đang ngày càng gánh chịu những áp lực phải tiêm vắc xin vì những đợt đóng cửa lặp đi lặp lại không thể làm chậm quá trình lây lan. Sau kỳ nghỉ năm mới, đại dịch ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này trở nên tồi tệ hơn. Indonesia đã có tới 100.000 ca nhiễm mới trong tháng này đồng thời dẫn đầu khu vực về số ca nhiễm và tử vong vì dịch bệnh.

Ngoài thách thức về hậu cần khi triển khai tiêm vắc xin trên hệ thống đảo rộng lớn, chính phủ Indonesia cũng phải đối mặt với sự miễn cưỡng của người dân nước mình trong quá trình tiêm chủng. Một cuộc khảo sát được công bố vào tháng 11 cho thấy 65% số người được hỏi cho biết họ sẵn sàng tiêm vắc xin chống Covid-19 trong khi ¼ số người không chắc chắn về điều đó.

Chính phủ Indonesia cũng đang nỗ lực để giảm chi phí vắc xin sau khi cuộc khảo sát trên cho thấy chỉ 1/3 số người dân nước này sẵn sàng trả tiền để được tiêm chủng chống Covid-19.

Trong khi một số nước Đông Nam Á vẫn tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, Indonesia và nhiều nước khác lâm vào tình cảnh hiểm nghèo khi số ca mắc liên tiếp gia tăng, đe dọa làm quá tải hệ thống y tế. Tại Malaysia, Quốc vương nước này đã ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc kéo dài tới ít nhất 1/8/2021. Nếu dịch bệnh được kiểm soát lớm, tình trạng khẩn cấp cũng sẽ được gỡ bỏ.

Tuy nhiên, việc ban hành tình trạng khẩn cấp không đồng nghĩa với việc Malaysia sẽ đóng cửa các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dẫu vậy, các hoạt động không cần thiết cũng sẽ được hạn chế và nước này sẽ không tiến hành bầu cử cho tới khi tình trạng khẩn cấp được gỡ bỏ.

Trong bối cảnh các nước ít giàu khó có thể tiếp cận vắc xin của phương Tây, các loại thuốc do Trung Quốc sản xuất được coi là cứu cánh cho các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng cũng là điều khiến nhiều người băn khoăn với vắc xin của Trung Quốc, nhất là khi cả nhà sản xuất và các quốc gia thử nghiệm đều chưa công bố những thông tin chi tiết để thế giới có thể đánh giá khách quan.

Tin mới

Lý do tiêu thụ cà phê ở Việt Nam chỉ bằng một nửa mức trung bình thế giới
5 giờ trước
Tiêu thụ cà phê bình quân đầu người của nước ta hiện chỉ khoảng 2,2kg/người/năm, trong khi Việt Nam đang là nước xuất khẩu cà phê thứ 2 thế giới.
Sau 14 năm chờ đợi, trợ lý ảo Siri chính thức hỗ trợ tiếng Việt
4 giờ trước
Cuối cùng, người dùng iPhone tại Việt Nam đã được sử dụng tính năng lần đầu có mặt trên iPhone 4s.
Mực tươi đầy ắp, mua bán nhộn nhịp ở cảng cá lớn nhất miền Trung
4 giờ trước
Cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) những ngày này tấp nập với sự nhộn nhịp của những tàu thuyền trở về từ khơi xa, mang theo những mẻ mực tươi ngon. Sau khi đưa lên bờ, những mẻ mực này được thương lái thu mua chỉ trong nháy mắt.
Hàng trăm tấn cà phê giả được ‘chế’ bằng chất phụ gia và hạt đậu nành
4 giờ trước
Chủ tịch HĐQT Cty Sản xuất thương mại dịch vụ Phát Hải đã dùng 10% cà phê hạt và các chất phụ gia, 70% đậu nành, 20% vỏ cà phê để sản xuất cà phê giả. Hàm lượng caffeine chỉ từ 0,39-0,41% so với bao bì ghi là 1%.
Loạt xe mới của Mazda gọi tên: CX-5e, CX-6e, Mazda 2e, Mazda 3e!
11 giờ trước
Thông tin thương hiệu Mazda đăng ký loạt tên gọi với hậu tố "e" được lan truyền, cho thấy một phần tương lai các dòng xe của hãng.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 22/2: Thế giới hồi phục phiên cuối tuần
14 giờ trước
Giá USD hôm nay 22/2: Thế giới tăng nhẹ dù dữ liệu của S&P Global cho thấy hoạt động kinh doanh tháng 1 của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 17 tháng. Tỷ giá trung tâm trong nước đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ở mức 24.638 VND/USD.
Dừa lên cơn sốt, doanh nghiệp 'đỏ mắt' tìm mua nguyên liệu
1 ngày trước
So với cùng kỳ năm 2024, giá dừa khô nguyên liệu đã tăng 40% và so với quý 1 năm 2023, tăng đến 120%, cao nhất từ trước đến nay.
Grab tăng tốc triển khai xe tự hành, 'chiến trường' ĐNÁ sắp bùng nổ
2 ngày trước
Ứng dụng gọi xe hàng đầu Đông Nam Á tìm cách bổ sung thêm đội ngũ tài xế trên khắp các thị trường đang phát triển nhanh chóng.
'Bộ trưởng' Elon Musk sắp tận tay kiểm toán kho dự trữ vàng 8.000 tấn, trị giá 425 tỷ USD của nước Mỹ
3 ngày trước
Hiện chưa rõ Elon Musk dùng phương pháp gì để kiểm định số lượng, chất lượng của cả nghìn tấn vàng tại đây.