Tổng thống Philippines Duterte: Các nước đang phát triển không cần viện trợ nhân đạo, điều chúng tôi cần là được tiếp cận thị trường!

09/11/2017 19:11
"APEC chỉ mang tính thời sự nếu khiến mọi người đều có thể hưởng sự thịnh vượng, nhưng không phải bằng sự viện trợ nhân đạo của nước phát triển dành cho nước đang phát triển", vị Tổng thống nổi tiếng cứng rắn với chiến dịch chống ma túy nói trong phiên thảo luận tại CEO Summit chiều nay (9/11).

Tại phiên làm việc thứ 7 - Hội nghị APEC CEO Summit 2017, ông Rodrigo Duterte, Tổng thống Philippines đã có bài phát biểu với chủ đề “Hội nhập kinh tế khu vực – bài học từ ASEAN”.

Ông Rodrigo Duterte cho rằng, mọi người phải làm cho tự do hóa thương mại kéo dài cho nhiều thế hệ, giúp tăng cường sự bình đẳng, tạo ra môi trường mà ở đó ai cũng có thể phát triển. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua việc thúc đẩy cạnh tranh, hợp tác, phối hợp giữa các doanh nghiệp. Thông qua việc tham gia vào chuỗi giá trị, doanh nghiệp có cơ hội thâm nhập thị trường, thúc đẩy tăng trưởng.

Theo Tổng thống Philippines, điều cần quan tâm lúc này là tầm nhìn sau năm 2020. Trong môi trường đang có sự thay đổi rất lớn như hiên nay, APEC càng có vai trò quan trọng. APEC phải giúp thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau trong sự phát triển. Nếu không áp dụng tư duy như vậy, bất bình đẳng sẽ vẫn tiếp tục, còn sự thịnh vượng không đạt được.

“Hiện thực là APEC chỉ mang tính thời sự nếu như khiến tất cả mọi người đều có thể hưởng sự thịnh vượng: Sự bao trùm hay không bao trùm của các nền kinh tế, từ các nền kinh tế phát triển hay chưa phát triển, doanh nghiệp các bạn ở đây có thể giúp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào quá trình này,... Bản chất của hợp tác là tất cả các bên đều phải đóng góp. Nhưng các nước đang phát triển không cần sự viện trợ nhân đạo, điều chúng tôi cần là được tiếp cận thị trường” - ông Rodrigo Duterte nói.

Để thúc đẩy toàn cầu hóa, Tổng thống Philippines cho rằng các nước cần hỗ trợ các nhóm yếu thế trong xã hội. Đây là những người bị ảnh hưởng lớn và cần khuyến khích họ phấn đấu để được hưởng lợi từ toàn cầu hóa. Nhưng thực tế là người giàu ngày càng giàu hơn, trong khi người nghèo ngày càng nghèo hơn.

Tôi nghĩ, người Mỹ là một trong những nạn nhân đầu tiên của toàn cầu hóa. Quá trình này cũng sẽ tác động đến Hoa Kỳ đầu tiên. Đây là thực tế đang diễn ra trên thế giới” – Tổng thống Philippines nêu rõ.

Xu hướng luân chuyển lao động cũng cần được các quốc gia chú ý. Ông Rodrigo Duterte cho biết, Philippines đã bị “chảy máu” nhân lực cao cấp. Những người này chuyển sang thị trường khác như Mỹ để làm việc. Một số người khác có trình độ cao và tốt nghiệp thạc sỹ tại châu Âu lại đến Trung Đông. Điều này khiến đất nước thiếu hụt nhân tài. Đây chính là những tác động của quá trình toàn cầu hóa mà những quốc gia đã phát triển phải giúp đỡ những nước kém phát triển khác.

Tổng thống Philippines khẳng định, cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong kỷ nguyên mới và các nước cần phải đẩy mạnh hơn nữa phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, cũng cần chuẩn bị sẵn sàng những điều khác để hỗ trợ cho quá trình phát triển. Bởi lẽ, mọi người đều muốn chuyển đến sống ở vùng trung tâm thay vì hơn những khu vực khác. Theo ông Rodrigo Duterte, chính phủ nước này đã cố gắng khắc phục khó khăn về thiếu hụt đất đai bằng nhiều biện pháp như trồng các loại cây phù hợp. Tất cả đều nhằm cải thiện môi trường sống.

“Ai sẽ là người hưởng lợi từ quá trình toàn cầu hóa? Câu hỏi này sẽ phải được giải quyết và nó sẽ bắt đầu từ đây – APEC - trong khuôn khổ diễn đàn này. Chúng ta chắc chắn sẽ phải bàn về liên kết kinh tế. Chúng ta phải hợp tác với nhau như một đối tác, cơ quan và thực hiện tốt những gì cho tương lai. Nguyên liệu thô không đủ để chúng ta tạo ra giá trị cuối cùng. Tuy nhiên, nếu chúng ta tham gia vào quá trình toàn cầu hóa thì giá nguyên liệu thô của chúng ta có thể tăng lên gấp khoảng 4-5 lần. Chúng ta đẩy mạnh hơn nữa quá trình đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp, chúng ta sẽ đẩy mạnh hơn nữa vai trò của mình trong chuỗi kinh tế” - Tổng thống Philippines khẳng định.

Tin mới

Giảm giá sập sàn, Black Friday đã hết hấp dẫn?
2 giờ trước
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến Black Friday (29-11) - đợt giảm giá "sập sàn" cho mùa mua sắm cuối năm nhưng nhiều cửa hàng tại TP HCM khá ảm đạm.
Mạnh dạn đầu tư trồng cây "không lá" gai góc, anh nông dân thu lãi 500 triệu/năm rất nhẹ nhàng
3 giờ trước
Nghỉ việc ở công ty chuyển sang trồng loại cây không lá, anh Thái Đắc Trọng (ngụ tại quận Ô Môn, Tp.Cần Thơ) thu lãi hơn 500 triệu đồng/năm.
Black Friday đúng đợt rét nhất từ đầu mùa, người Hà Nội đổ xô mua quần áo
3 giờ trước
Dịp Black Friday năm nay vào đúng đợt Hà Nội chuyển lạnh nên các cửa hàng quần áo thu hút đông đảo khách tới mua sắm.
Sức mạnh của Trung Quốc: Phần còn lại của thế giới khó lòng giảm phụ thuộc, toàn chuỗi cung ứng bị chi phối bởi hàng giá rẻ
3 giờ trước
Bất cứ thứ gì người khác có thể cung cấp, Trung Quốc đều làm được với giá rẻ hơn.
Toyota Corolla Cross hybrid đổi pin công nghệ mới giống Camry 2025, dễ về Việt Nam trong thời gian gần
3 giờ trước
Toyota Thái Lan vừa công bố bản nâng cấp 2024 cho SUV Corolla Cross với một số thay đổi về thiết kế, trang bị và hệ truyền động.

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức Y tế Thế giới đề xuất tăng thuế thuốc lá đến năm 2030 vì Việt Nam vững mạnh hơn
4 giờ trước
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố bản Tư vấn chính sách với tiêu đề "Cải cách thuế thuốc lá để nâng cao sức khỏe và Phát triển Bền vững tại Việt Nam". Trong đó, WHO đề xuất tăng thuế thuốc lá tại Việt Nam nhằm hướng tới một tương lai vững mạnh hơn vào năm 2030.
Honda Air Blade 2025 mới ra mắt đang cực rẻ, giá giảm mạnh cả triệu đồng, còn có quà tặng kèm theo
4 giờ trước
Giá Honda Air Blade 2025 tháng 11/2024 đã hạ nhiệt so với thời điểm trước.
Đích thân Tổng thống đề nghị VinFast hợp tác, đầu tư - quốc gia châu Âu này đang sở hữu tiềm năng phát triển ô tô gây bất ngờ
5 giờ trước
Bulgaria đã dẫn đầu về lượng ô tô đăng ký mới trên toàn châu Âu vào năm 2023.
Hàng chục nghìn tấn hàng từ Malaysia đổ bộ Việt Nam với giá rẻ: nhập khẩu tăng 3 chữ số, nước ta tiêu thụ hơn 11 triệu tấn/năm
7 giờ trước
Việt Nam tăng nhập khẩu mặt hàng này để phục vụ cho nhu cầu trồng trọt trong nước.