Tổng thống Putin cứng rắn về thời hạn mua khí đốt với đồng rúp, các nhà lãnh đạo châu Âu phản ứng ra sao?

02/04/2022 15:33
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tìm cách tăng cường áp lực đối với những người nước ngoài muốn mua khí đốt tự nhiên, yêu cầu các quốc gia “không thân thiện” trả bằng đồng rúp từ ngày 1/4 hoặc sẽ cắt nguồn cung cấp của họ.

Tuy nhiên, có lẽ điều đáng ngạc nhiên là các nhà lãnh đạo của Đức và Ý dường như không hề bối rối trước những lời hùng biện của ông Putin.

Đó là bởi vì họ tin rằng khách hàng châu Âu sẽ không bị ràng buộc bởi cơ chế mới của Điện Kremlin và thay vào đó, họ có thể tiếp tục thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng euro hoặc đô la.

Hôm thứ Năm, ông Putin đã ban hành một sắc lệnh yêu cầu những người mua khí đốt của Nga ở nước ngoài phải thanh toán bằng đồng rúp kể từ thứ Sáu bằng cách mở tài khoản ngân hàng Nga hoặc sẽ hủy hợp đồng giao hàng của họ. Tổng thống Nga đã nhiều lần yêu cầu các quốc gia được gọi là "không thân thiện" chuyển đổi tiền tệ khi mua khí đốt của Nga, nhắm mục tiêu vào những thế lực đứng sau các lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề nhằm cô lập Nga.

"Hôm nay tôi đã ký một sắc lệnh thiết lập các quy tắc kinh doanh khí đốt tự nhiên của Nga với các quốc gia được gọi là 'không thân thiện'. Chúng tôi cung cấp cho các bên đối tác từ các quốc gia ấy một kế hoạch rõ ràng và minh bạch. Để mua khí đốt tự nhiên của Nga, họ phải mở tài khoản bằng đồng rúp trong các ngân hàng của Nga", ông Putin nói trong một bài phát biểu trên truyền hình, theo một bản dịch.

"Nếu các khoản thanh toán này không được thực hiện, chúng tôi sẽ coi như người mua không thực hiện nghĩa vụ của mình và họ sẽ chịu tất cả các hậu quả tiếp theo". Tổng thống Putin cho biết các hợp đồng hiện tại sẽ bị dừng nếu các điều khoản này không được đáp ứng từ thứ Sáu. 

Thay vì cảm thấy hoảng loạn khi đang ngồi ở Berlin và Rome, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ý Mario Draghi tin rằng sắc lệnh này không áp dụng cho họ.

Thanh toán bằng đồng rúp là một quá trình cần thời gian

Một bản tin của chính phủ Đức về cuộc điện đàm giữa ông Scholz và ông Putin hôm thứ Tư đã được đưa ra.  Bản tin này cho biết Tổng thống Nga đã thông báo cho ông Scholz rằng việc giao dịch khí đốt sẽ phải được thanh toán bằng đồng rúp kể từ ngày 1/4.

"Đồng thời, ông Putin nhấn mạnh trong cuộc thảo luận rằng sẽ không có gì thay đổi đối với các đối tác hợp đồng châu Âu," bản tin cho biết.

Các khoản thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện độc quyền bằng đồng euro như thường lệ cho ngân hàng Gazprombank của Nga bởi đây là ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt kinh tế. 

Điện Kremlin nhắc lại lời kêu gọi tương tự cho biết việc chuyển đổi tiền tệ là cần thiết do thực tế là dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga đã bị các nước thành viên EU đóng băng. Thông báo của Nga cho biết các chuyên gia từ Nga và Đức sẽ tiếp tục đàm phán về vấn đề này.

Trong khi đó, ông Draghi cũng đã tổ chức một cuộc điện đàm với ông Putin vào thứ Tư. Ông nói với các phóng viên hôm thứ Năm về kết quả của các cuộc đàm phán đó và cho biết Ý không mong rằng Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt của mình. 

Theo Reuters, ông Draghi cho biết các hợp đồng hiện tại sẽ vẫn còn hiệu lực và các công ty châu Âu sẽ tiếp tục thanh toán bằng đồng euro hoặc đô la thay vì đồng rúp. Thủ tướng Ý cũng tin rằng Tổng thống Putin đã "nhẹ tay" hơn đối với các yêu cầu trước đây về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hồi đầu tuần xác nhận rằng Nga sẽ không thanh toán khí đốt bằng đồng rúp ngay lập tức, thay vào đó nói rằng việc chuyển đổi có thể là một "quá trình dần dần từng bước một".

Hãng khí đốt khổng lồ Gazprom do nhà nước kiểm soát của Nga hôm thứ Sáu cho biết họ đang tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu qua Ukraine theo yêu cầu của khách hàng, theo Reuters. CNBC đã liên hệ với người phát ngôn của Gazprom để biết thêm chi tiết.

Sự phụ thuộc của Châu Âu vào khí đốt của Nga

Đức, cùng với G-7, đã ám chỉ rằng không thể đơn phương sửa đổi các thỏa thuận cung cấp khí đốt. Các khách hàng mua khí đốt của Nga ở châu Âu nói rằng Điện Kremlin không có quyền thay đổi các hợp đồng dài hạn.

Các nhà phân tích năng lượng tin rằng không có khả năng gã khổng lồ khí đốt do nhà nước kiểm soát của Nga là Gazprom sẽ vi phạm các hợp đồng hiện có bằng cách từ chối cung cấp khí đốt cho những khách hàng từ chối thanh toán bằng đồng rúp trong thời gian ngắn hạn.

Sự phụ thuộc của các nước châu Âu vào xuất khẩu năng lượng của Nga đã trở thành tâm điểm chú ý kể từ khi Điện Kremlin tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2, đặc biệt là khi các nước nhập khẩu năng lượng tiếp tục tăng cường thu nhập từ dầu và khí đốt cho ông Putin hàng ngày.

Phân tích từ nhóm chiến dịch Giao thông và Môi trường cho thấy sức mạnh quân sự của Nga đang được củng cố bởi 285 triệu đô la tiền dầu được các nước châu Âu thanh toán mỗi ngày.

Trên thực tế, doanh thu từ dầu và khí đốt của Nga được coi là chiếm khoảng 43% ngân sách liên bang của Điện Kremlin từ năm 2011 đến năm 2020, cho thấy nhiên liệu hóa thạch đóng vai trò trung tâm như thế nào đối với chính phủ Nga. Liên minh châu Âu nhận được khoảng 40% khí đốt của mình thông qua các đường ống của Nga và một số trong số đó có chạy qua Ukraine.

Tham khảo CNBC

https://cafef.vn/tong-thong-putin-cung-ran-ve-thoi-han-mua-khi-dot-voi-dong-rup-cac-nha-lanh-dao-chau-au-phan-ung-ra-sao-2022040209434028.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
3 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
2 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
42 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
34 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.