Tổng thống Putin sở hữu những "siêu quyền lực" gì?

19/03/2018 09:19
Theo Hiến pháp Liên bang Nga, Tổng thống Nga vừa là Nguyên thủ quốc gia, vừa là người nắm quyền hành pháp cao nhất và điều hành hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước.

Điều 80 trong Hiến pháp quy định nhiệm vụ chính của người chủ điện Kremlin là bảo vệ nhân quyền, dân quyền và tự do của công dân Nga, đồng thời bảo vệ an ninh, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga.

Khi nhậm chức, Tổng thống Nga sẽ đặt tay phải lên Hiến pháp Liên bang và trịnh trọng tuyên thệ:

"Tôi xin thề sẽ sử dụng quyền lực của Tổng thống Liên bang Nga để bảo vệ các quyền và tự do của nhân dân, tuân thủ và bảo vệ Hiến pháp của Liên bang Nga để bảo vệ chủ quyền, độc lập, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, và trung thành phục vụ nhân dân".

Vậy, Tổng thống Nga sở hữu trong tay những quyền lực gì để thực hiện lời tuyên thệ đó?

Quyền hành pháp

Hiến pháp Nga trao quyền quyết định các chính sách đối ngoại và đối nội của đất nước cho Tổng thống - người đích thân giám sát việc thực hiện các chính sách đối ngoại của Nga, tiến hành đàm phán, kí kết các hiệp ước quốc tế và phê chuẩn các văn kiện. Tổng thống Nga có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm các đại sứ ở nước ngoài với sự tham vấn của Hội đồng Liên bang.

Tổng thống Nga còn là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, tức là người sở hữu chiếc vali hạt nhân quyền lực. Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga, Tổng thống có thể áp dụng thiết quân luật trên lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, Tổng thống cần thông báo quyết định này cho Quốc hội – tức Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia (Hạ viện Nga).

 Tổng thống Putin sở hữu những siêu quyền lực gì? - Ảnh 1.

Tổng thống Nga là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, người sở hữu chiếc vali hạt nhân quyền lực. Ảnh: ALEXEI DRUZHININ/AP

Điều 83 của Hiến pháp Nga quy định Tổng thống có quyền đề cử và cách chức Thủ tướng với sự thông qua của Duma Quốc gia và chủ trì các cuộc họp chính phủ. Tương tự, Tổng thống Nga có quyền đề xuất và bãi nhiệm các chức vụ quan trọng khác, bao gồm: Phó Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Liên bang Nga, các bộ trưởng, Thẩm phán Tòa án Hiến pháp và Tòa án Tối cao, Tổng Chưởng lý, nhân sự trong điện Kremlin, v.v…

Ngoài ra, Tổng thống Nga còn là người thành lập và đứng đầu Hội đồng An ninh Liên bang Nga, cơ quan phụ trách giám sát các chính sách an ninh và quốc phòng của nước này.

Quyền lập pháp và các quyền khác

Tổng thống Nga cũng được trao nhiều quyền hạn trong lĩnh vực lập pháp, như ban sắc lệnh tổ chức bầu cử hay giải thể Duma quốc gia trước kì hạn. Tổng thống là người phê duyệt các điều luật liên bang, và có thể đề xuất dự thảo luật pháp trước Duma Quốc gia.

Tổng thống Nga có quyền ban hành các sắc lệnh và mệnh lệnh hành pháp áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ Nga. Tuy nhiên, các sắc lệnh và mệnh lệnh này cần tuân thủ theo Hiến pháp Nga và luật pháp liên bang Nga.

Ngoài ra, theo Hiến pháp Nga, Tổng thống Nga còn có quyền ban bố tình trạng chiến tranh và tình trạng khẩn cấp trên lãnh thổ nước Nga. Quyết định này chỉ có hiệu lực khi được cả Hội đồng Liên bang và Duma phê chuẩn. Quy định tương tự cũng áp dụng với việc kí kết hiệp ước hòa bình.

Tổng thống Nga cũng có quyền giải quyết các vấn đề về quốc tịch, nhập cư, trao huy chương, huân chương, đồng thời có quyền ân xá và đặc xá cho bất kì người nào ở Nga.

 Tổng thống Putin sở hữu những siêu quyền lực gì? - Ảnh 2.

Tổng thống Putin được dự đoán sẽ đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 với số phiếu áp đảo. Ảnh: kremlin.ru

Vị thế của Tổng thống Nga

Như vậy, theo Hiến pháp, Tổng thống Nga là người vô cùng quyền lực, thậm chí còn quyền lực hơn nhiều lần so với Tổng thống Mỹ hay nguyên thủ của các quốc gia khác.

Tổng thống Nga vừa là người đứng đầu nhà nước, nhà hoạch định chính sách đối ngoại, an ninh, chỉ huy lực lượng vũ trang, và nắm quyền kiểm soát Chính phủ. Trên thực tế, Văn phòng Tổng thống Nga là cơ quan quyền lực nhất trong hệ thống chính trị nước này.

Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin luôn được bình chọn là nhà lãnh đạo quyền lực và có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Trong 4 năm liên tiếp (từ 2013-2016), ông Putin đã giữ vững vị trí quán quân trong bảng xếp hạng các nhân vật quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes.

Theo Forbes, ông Putin đã phủ sóng ảnh hưởng của nước Nga đến gần như mọi ngõ ngách trên toàn thế giới, từ trong nước đến chiến trường Syria, và cả ở Mỹ.

Nhà báo Fareed Zakania của CNN lại cho rằng quyền lực của nguyên thủ quốc gia được tính bằng sức mạnh của quốc gia đó, và khả năng vị nguyên thủ ấy sử dụng sức mạnh của đất nước, mà không bị các thể chế, đảng phái hay thế lực chính trị khác ngăn trở. Nếu áp dụng định nghĩa này, thì quả thực Tổng thống Putin chính là vị lãnh đạo quyền lực nhất trong các nguyên thủ thế giới.

Tổng thống Putin tự hào hát vang quốc ca Nga cùng 130.000 người ủng hộ tại sân vận động Luzhniki, Moscow

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
3 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
4 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
5 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
5 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.