Tổng thống Trump luôn nhắc đến thâm hụt thương mại nhưng lẽ ra khái niệm này đã biến mất cách đây 40 năm

23/06/2018 08:09
Nếu năm 1976 các chuyên gia kinh tế cương quyết hơn, có lẽ bây giờ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ rất khác.

Các chuyên gia kinh tế không ghét cay ghét đắng thâm hụt thương mại như ông Trump

"Thâm hụt thương mại" là vấn đề mà Tổng thống Mỹ Donald Trump quan tâm đặc biệt và chính là 1 nguyên nhân thường xuyên được ông viện dẫn trước những tuyên bố hùng hồn về các chính sách thuế quan đe dọa sẽ thổi bùng lên cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, trong thế giới hàn lâm của các nhà kinh tế học, "thâm hụt thương mại" là thước đo không hề hữu dụng và các Chính phủ nên ngừng ngay việc theo dõi chỉ số này.

Hầu hết các nhà kinh tế học không cho rằng thâm hụt thương mại đồng nghĩa với quốc gia của họ mất tiền cho nước khác. Nguyên nhân là vì cán cân thương mại – chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu – sẽ bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng tương đối của các nền kinh tế, giá trị đồng nội tệ và đặc biệt là tốc độ tiết kiệm và đầu tư.

Ví dụ, trong suốt thời kỳ Đại suy thoái, tiêu dùng của nước Mỹ giảm sút và thâm hụt thương mại cũng vì thế mà thu hẹp đáng kể. Rõ ràng thâm hụt thương mại giảm không đồng nghĩa với nền kinh tế khỏe mạnh.

Các chuyên gia về thương mại cũng cho rằng thâm hụt thương mại song phương không phải là một thước đo tốt để đánh giá liệu quốc gia đó có thực hiện đúng cam kết về mở cửa thị trường hay xuất sắc trong việc đàm phán các hiệp định thương mại hay không.

Nước Mỹ từng có ý định loại bỏ khái niệm thâm hụt thương mại

Trong thời kỳ đầu những năm 1970, nước Mỹ đối mặt với tình trạng thâm hụt dòng chảy đôla – tức là lượng USD chảy ra khỏi biên giới nước Mỹ thông qua các kênh thương mại và đầu tư lớn hơn lượng USD chảy vào nước Mỹ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ việc tăng nhập khẩu hàng hóa châu Âu đến giá dầu (nhập khẩu từ các nước Trung Đông) tăng cao.

"Thâm hụt" (deficit) là 1 từ mang sắc thái tiêu cực. Năm 1974, Chính phủ Mỹ đã lập 1 ủy ban gồm 9 nhà kinh tế học hàng đầu. Ưu tiên trước nhất của ủy ban này là làm sao để người dân Mỹ không hiểu sai và phát đi thông tin sai về các "cán cân". "Hãy tập trung vào 1 hoặc một vài cán cân tổng thể" sẽ dẫn dắt đến những kết luận sai lệch về sức khỏe nền kinh tế, 1 báo cáo năm 1976 có đoạn.

Ủy ban này cũng khuyến nghị hãy tránh sử dụng những từ ngữ dễ gợi ra ấn tượng tiêu cực hoặc tích cực, do đó nên tránh 2 từ "thặng dư" và "thâm hụt". "Những từ này thường xuyên được sử dụng trong các ngữ cảnh miêu tả diễn biến tốt hoặc xấu. Do đó sử dụng chúng dễ gây hiểu lầm".

Nhóm 9 nhà kinh tế học cho rằng Bộ Thương mại Mỹ nên loại bỏ các cán cân dễ gây nhầm lẫn này ra khỏi các báo cáo hàng tháng, nhưng cuối cùng 2 chỉ số phụ đã được giữ lại: cán cân thương mại (chênh lệch hàng hóa dịch vụ xuất khẩu với nhập khẩu) và cán cân tài khoản vãng lai (bằng tổng cán cân thương mại cộng với cán cân đầu tư và chuyển khoản).

Đó là cách để giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Chính phủ Mỹ gặp phải khi đó: thông tin sai lệch dễ gây hiểu nhầm rõ ràng không phải là 1 lựa chọn có thể chấp nhận, nhưng cũng không thể không công bố bất cứ thông tin gì. Dựa vào các số liệu lịch sử thì công bố cán cân tài khoản vãng lai trở thành 1 lựa chọn hợp lý hơn cả, vì đây cũng là thước đo được sử dụng phổ biến ở các nước là đối tác thương mại với Mỹ cũng như OECD.

Sau đó Văn phòng Ngân sách Hoa Kỳ (OMB) đã gạt bỏ lời đề nghị xóa bỏ hoàn toàn cụm từ cán cân thương mại hàng hóa (tức chỉ tính riêng hàng hóa, không tính dịch vụ). Ủy ban đã lo lắng rằng 2 yếu tố hàng hóa và dịch vụ sẽ bị nhầm lẫn khi phân tích cán cân thanh toán của 1 quốc gia cũng như phân tích sức khỏe của cả nền kinh tế. Nhưng OMB hi vọng rằng cụm từ được sử dụng phổ biến sẽ không bị công chúng hiểu nhầm.

Hơn 40 năm sau, Tổng thống Trump giờ đây đang phác họa thâm hụt thương mại chính là 1 biểu tượng cho sự thất bại về chính sách thương mại của nước Mỹ, đồng thời ông chỉ tập trung vào chủ nghĩa bảo hộ và hàng rào thuế quan mà chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề sâu xa hơn như cam kết mở cửa thị trường hay thực trạng Trung Quốc ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ.

Có lẽ các thành viên của ủy ban đang cảm thấy hối hận vì họ đã từng có cơ hội xóa bỏ hoàn toàn khái niệm cán cân vãng lai nhưng lại không làm điều đó.

Tin mới

Xe tay ga chỉ 26 triệu của Honda: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn Vision
2 giờ trước
Mẫu xe tay ga này của Honda có mức giá rẻ ngang xe số, rẻ hơn cả Honda Vision.
Ứng dụng GapoWork thắng lớn với giải Sao Khuê 2025
52 phút trước
GapoWork không chỉ được trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 mà còn đạt xếp hạng 5 Sao - mức đánh giá cao nhất, khẳng định đẳng cấp trên thị trường chuyển đổi số doanh nghiệp.
Giá vàng 'bốc hơi' đột ngột, điều cần làm ngay lúc này
39 phút trước
Giá vàng hôm nay (19/4) “bốc hơi” 6 triệu đồng/lượng, nhiều nhà đầu tư lỗ “kép” 8 triệu đồng/lượng sau 1 ngày. Chuyên gia khuyên nhà đầu tư không nên bán tháo, mua vàng tích luỹ chứ không chạy theo “lướt sóng”.
Liên tục bị số lạ nháy máy: Làm ngay điều này để tránh bị thu thập thông tin cá nhân, lừa đảo
10 phút trước
Nhiều người liên tục gặp phải trường hợp số lạ gọi điện nháy máy chỉ 1-2 giây rồi tắt. Nếu gặp phải trường hợp này, người dùng cần làm gì?
Robot hút bụi Ecovacs Deebot T80 Omni ra mắt tại Việt Nam, giá bán gây bất ngờ
1 phút trước
Giá bán của Deebot T80 Omni cho thấy thương hiệu muốn đẩy mạnh cạnh về giá so với các đối thủ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
22 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
2 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
2 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
3 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.