Tổng Thư ký ASEAN: 5 chiến lược để nền kinh tế khu vực phục hồi hình chữ V thay vì hình chữ L hay dấu phẩy như logo Nike

05/10/2020 19:36
Theo ông Lim Jock Hoi, Tổng Thư ký ASEAN, mặc dù nền kinh tế có những bất ổn nhất định, chính phủ các quốc gia cần lập kế hoạch để có thể khởi động thuận lợi trong hành trình phục hồi sắp tới.

Bước vào quý III, người dân đã dần thích nghi với việc sống chung cùng dịch bệnh. Các quốc gia trên thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng đang ngày càng quản lý tốt hơn trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus.

Ngoài những thiệt hại về sức khoẻ, đại dịch đã ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế. Triển vọng tăng trưởng khu vực Đông Nam Á tiếp tục được điều chỉnh xuống, từ tăng trưởng 1% hồi đầu giai đoạn đại dịch, xuống -2,7%, và bây giờ là -3,8%. Song, những dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế dần phục hồi trở lại và thương mại toàn cầu sẽ không bị ảnh hưởng nặng nề như dự báo.

Nhiều chuyên gia ước tính đến năm 2021, nền kinh tế sẽ được phục hồi. Tuy nhiên, sự phục hồi này có thể sẽ theo hình chữ 'L' hoặc hình dấu phẩy như logo của Nike. Để có thể phục hồi kinh tế hình chữ V, các quốc gia trong khu vực cần phối hợp để giải quyết các vấn đề hiện tại. Trong trường hợp xấu nhất, hàng triệu người dân sẽ đối mặt với nguy cơ tái nghèo, đảo ngược tiến độ phát triển trong những năm qua.

Bất chấp việc nền kinh tế có những bất ổn nhất định, ông Lim Jock Hoi cho rằng chính phủ các nước trong khu vực cần lập kế hoạch để có thể khởi động thuận lợi trong hành trình phục hồi sắp tới.

Rõ ràng là sẽ không có công thức chung cho việc phục hồi tất cả các nước. Để có thể lập kế hoạch phục hồi kinh tế hiệu quả, mỗi quốc gia cần áp dụng các giải pháp phù hợp, thiết thực, cùng sự chỉ đạo và hỗ trợ rõ ràng để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này.

Đối với khu vực Đông Nam Á, bước đầu tiên và quan trọng nhất đó là phát triển một khuôn khổ phục hồi toàn diện. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để phục hồi toàn diện? Theo đại diện ASEAN, các quốc gia trong khu vực cần đưa ra chiến lược trong 5 lĩnh vực ưu tiên sau:

Thứ nhất, Covid-19 là một cuộc khủng hoảng y tế. Do vậy, các quốc gia cần tập trung giải quyết các lỗ hổng và chênh lệch chính trong hệ thống y tế mà đã được phát hiện ra trong giai đoạn đại dịch. Đồng thời, cần tăng cường năng lực hệ thống y tế tại khu vực để ứng phó với các tình huống mới trong tương lai.

Thứ hai, các nỗ lực phục hồi cần đặt con người làm trọng tâm. Trên thực tế, trong giai đoạn khủng hoảng, chính những người dễ bị tổn thương nhất là những người chịu tác động nặng nề nhất. Trong số các doanh nghiệp, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tương tự đối với người lao động có thu nhập thấp và phi chính thức.

Theo đó, phục hồi kinh tế cần xem xét vào các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, đồng thời cân nhắc về vấn đề an ninh, từ an sinh xã hội, lương thực thực phẩm, giáo dục, việc làm, đến sức khoẻ.

Thứ ba, phát huy hết tiềm năng của thị trường nội địa. Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp không thể quay trở lại hoạt động, người dân mất việc làm. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại và đóng cửa biên giới cũng là rào cản cho thương mại và đầu tư toàn cầu.

Do vậy, các quốc gia cần giữ có nền kinh tế vĩ mô ổn định và duy trì tính thanh khoản tài chính. Ông Lim Jock Hoi nhận định: "Chỉ dỡ bỏ hàng rào thuế quan vẫn chưa đủ, cần tăng cường số hoá vào các lĩnh vực dịch vụ, thương mại và đầu tư".

Bằng việc tận dụng khả năng cạnh tranh tập thể, ASEAN có thể trở thành nền kinh tế khu vực lớn mạnh hơn. Để làm được điều này, các nước cần cải thiện và nâng cấp việc áp dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện có, cũng như đảm bảo việc ký kết sớm đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện Kinh tế Khu vực (RCEP).

Thứ tư, đại dịch Covid-19 thúc đẩy số hóa trong mọi khía cạnh của đời sống. Do đó, các nước Đông Nam Á cần áp dụng số hoá trên diện rộng tại tất cả các lĩnh vực và theo các khía cạnh khác nhau, không chỉ trong nền kinh tế, mà còn cả cơ sở hạ tầng, thể chế và quy định, quy trình, khu vực công, các lĩnh vực xã hội như giáo dục và y tế cho tất cả các bên liên quan, các doanh nghiệp lớn và nhỏ, cư dân nông thôn và thành thị, thanh niên và người cao tuổi, ở mọi giới tính,...

Một số lĩnh vực hay một số bộ phận dân cư sẽ cần nhiều nguồn lực và hỗ trợ kỹ thuật hơn để có thể thích ứng cũng như tiếp cận với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số chất lượng, giá cả phải chăng.

Cuối cùng, Tổng thư ký ASEAN khẳng định, đại dịch Covid-19 là một hồi chuông cảnh tỉnh cho xã hội hiện đại. 

"Chúng ta không nên tiếp tục giữ cách chúng ta sản xuất, tiêu dùng, làm việc, vận chuyển và đi lại. Chúng ta cần sống hài hòa với hệ sinh thái rộng lớn hơn. Biến đổi khí hậu không còn là một mối đe dọa đơn thuần - đây là một cuộc khủng hoảng mà nhiều nước đã và đang phải gánh chịu", ông Lim Jock Hoi cho biết.

Vì vậy, các quốc gia thành viên ASEAN cần cân nhắc về tính bền vững trong phục hồi nền kinh tế trên mọi lĩnh vực, từ năng lượng đến nông nghiệp, từ quản lý thiên tai đến tài chính 

Trong tất cả các chiến lược này, các chính phủ không thể thực hiện một mình. Các nỗ lực phục hồi của Covid-19 là một nỗ lực của toàn cộng đồng, kêu gọi sự hỗ trợ và hợp tác với tất cả các bên liên quan, bao gồm khu vực kinh doanh, xã hội dân sự, các đối tác phát triển và cộng đồng quốc tế.

Ông Lim Jock Hoi kết luận, phục hồi kinh tế không chỉ cần nỗ lực của chính phủ, mà còn từ cộng đồng, các bên liên quan bao gồm: khu vực kinh doanh, các tổ chức xã hội dân sự, các đối tác phát triển và cộng đồng quốc tế.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
4 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
3 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
44 phút trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
57 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
40 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
4 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
18 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.