Tổng thư ký VinaSME: Nếu Luật hỗ trợ SME không thực thi hiệu quả thì đến năm 2030 các SME Việt Nam vẫn nhỏ và vừa bền vững

06/07/2018 09:05
Việc theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững là không đơn giản với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, còn đang phải lo lắng đến sự tồn tại của mình.

Ngày 05/7/2018, Thủ tướng đã tham dự Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững. Trước đại diện sứ quán nước ngoài, các tổ chức quốc tế, Thủ tướng khẳng định, 17 mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) với 168 chỉ tiêu cụ thể do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua cũng phản ánh khát vọng của nhân dân Việt Nam. Điều cần làm lúc này là chung tay thực hiện các mục tiêu đó.

Chia sẻ bên lề Hội nghị, đại diện Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, việc theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững là không đơn giản với những doanh nghiệp còn đang phải lo lắng đến sự tồn tại của mình.

Lo nghiệp lo trở nên "nhỏ và vừa bền vững"

"Mục tiêu phát triển bền vững thì bất kể doanh nghiệp có quy mô nào cũng đều phải hướng tới. Nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam không dễ theo đuổi được mục tiêu này. Thực trạng hiện nay là doanh nghiệp càng nhỏ thì độ không bền vững càng lớn. Nhỏ bao nhiêu thì càng mau "phá sản", "hết nguồn lực" bấy nhiêu" - ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực – Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VinaSME)

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là chính sách cần thiết để cộng đồng SME Việt Nam phát triển. Nhưng bên cạnh những định hướng lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần sự hỗ trợ thiết thực.

"Nếu Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không được triển khai hiệu quả thì đến năm 2030, về cơ bản, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam vẫn thế này, chẳng có gì thay đổi cả. Nếu không thực hiện đạo luật này, làm cho các quy định trong luật trở nên thực chất, thì  sẽ chỉ tạo nên những doanh nghiệp nhỏ và vừa bền vững" – đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nói.

Theo ông Tô Hoài Nam, Nhà nước có thể bắt đầu từ việc cho phép các doanh nghiệp nhỏ và vừa được dùng chung thiết bị trong sản xuất, ví dụ như việc cho thuê thiết bị đã đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Khi đó, mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đăng ký thuê sử dụng 3-5 ngày, chi phí sản xuất được kéo giảm nhờ việc sử dụng chung thiết bị.

Thứ hai là khuyến khích hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng. Việc này bao gồm cả các hoạt động gắn kết doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Đầu năm 2019 mới có đề án

Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, khu vực FDI đang đóng góp 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 20% GDP. 58% vốn FDI tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.

"Khu vực đầu tư nước ngoài đã có hiệu ứng lan tỏa đối với các lĩnh vực của nền kinh tế.  thông qua việc tiếp cận công nghệ của các lĩnh vực tiên tiến, chuẩn mực quốc tế trong quản trị doanh nghiệp, phát triển kỹ năng của lực lượng lao động, cũng như tạo nhiều việc làm cho các lĩnh vực của nền kinh tế. Đương nhiên, sự liên kết của khu vực FDI với khu vực doanh nghiệp trong nước cùng tham gia chuỗi giá trị chưa đạt được như kỳ vọng" – ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018.

Tổng thư ký VinaSME: Nếu Luật hỗ trợ SME không thực thi hiệu quả thì đến năm 2030 các SME Việt Nam vẫn nhỏ và vừa bền vững - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2018

Chỉ 2 doanh nghiệp trong nước được doanh nghiệp FDI lựa chọn sau 3 lần tổ chức kết nối, với sự tham gia của 500 doanh nghiệp. Đó là thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình kết nối nữa doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước với các doanh nghiệp FDI. Ví dụ trên cũng phản ánh thực trạng khó khăn trong liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn.

Có hai nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng trên: Một là, năng lực nội tại của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn yếu; Hai là, chính sách của Nhà nước đã có nhưng chưa được thực hiện.

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thông qua từ tháng 6/2017 nhưng các dự án cụ thể vẫn đang trong quá trình xây dựng. Theo bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp, các dự án cụ thể do nhiều bộ ngành đưa ra, nằm trong đề án lớn sẽ được Chính phủ tập trung ưu tiên nguồn lực để đầu tư. Việc xây dựng các dự án cụ thể đang được tiến hành và năm 2019 là thời điểm sớm nhất có thể ban hành.

Khoảng cách về công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và các SME trong nước cũng là rào cản. Dù muốn giảm chi phí nhưng doanh nghiệp lớn vẫn chọn nhập khẩu hoặc mua sản phẩm của các FDI nhỏ hơn.


Tổng thư ký VinaSME: Nếu Luật hỗ trợ SME không thực thi hiệu quả thì đến năm 2030 các SME Việt Nam vẫn nhỏ và vừa bền vững - Ảnh 2.

Nghiên cứu của Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế xã hội cho thấy, có sự chuyển giao công nghệ theo chiều dọc, nhưng không từ doanh nghiệp FDI mà từ doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ một số doanh nghiệp tiên phong mới tiếp cận được công nghệ mới. Các doanh nghiệp nhỏ hơn đi theo doanh nghiệp lớn trong nước và nhận chuyển giao

Đỗ trễ 5 - 7 năm về công nghệ là điều được ghi nhận trong những cuộc chuyển giao. Tiếp cận công nghệ mới, hiện đại của doanh nghiệp FDI là việc rất khó khăn và gần như không thể đối với doanh nghiệp trong nước.

Tổng thư ký VinaSME: Nếu Luật hỗ trợ SME không thực thi hiệu quả thì đến năm 2030 các SME Việt Nam vẫn nhỏ và vừa bền vững - Ảnh 3.

Công nhân đang lắp ráp sản phẩm tại nhà máy của công ty Điện tử Samsung Việt Nam

Khi doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận được công nghệ mới hơn, việc tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng cũng trở nên khó khăn. Và việc theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững lại càng không đơn giản với những doanh nghiệp còn đang phải lo lắng đến sự tồn tại của mình.

"Samsung Việt Nam đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, nhưng mối liên hệ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này đối với doanh nghiệp Việt Nam không có bao nhiêu… Ngay tại Hàn Quốc, những doanh nghiệp nhỏ và vừa không tham gia được chuỗi cũng không có việc để làm và phải rời khỏi thị trường. Đấy là bài học nhãn tiền của Hàn Quốc" - Phó Chủ tịch thường trực – Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nói.

Tin mới

Câu chuyện đằng sau chiến thắng của FWD Việt Nam tại giải thưởng APEA 2024
6 giờ trước
Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam đã xuất sắc giành cú đúp giải thưởng Corporate Excellence (Doanh nghiệp Xuất sắc) và Inspirational Brand (Thương hiệu truyền cảm hứng) tại Giải thưởng quốc tế Asia Pacific Enterprise Awards 2024, tiếp nối chuỗi thành tích ấn tượng của thương hiệu này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực quốc tế.
Vừa tinh tế lại vừa kinh tế như ông chủ Facebook: độ lại Porsche Cayenne Turbo GT thành xe minivan chỉ để chiều lòng 'nóc nhà'
6 giờ trước
Không lựa chọn những mẫu có sẵn trên thị trường, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg đã độ lại cả một chiếc Porsche.
Ai đứng sau đường dây vận chuyển nửa tấn pháo hoa nổ qua biên giới?
5 giờ trước
Chiếc xe đầu kéo chở theo 555 kg pháo hoa trái phép khi đến Cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Quảng Bình) đã bị bắt quả tang.
3 cường quốc công nghệ của thế giới đua nhau mua mặt hàng này từ Việt Nam: Mỗi tháng thu đều đặn tỷ USD, nước ta đã trở thành Á quân của thế giới
5 giờ trước
Riêng trong tháng 8 mặt hàng này đã thu về hơn 4 tỷ USD.
Nhật Bản bán cà phê gần 4 triệu đồng/kg cho người Việt
4 giờ trước
Dù Việt Nam vẫn giữ vị trí là quốc gia số 2 về xuất khẩu cà phê nhưng những năm gần đây tốc độ nhập khẩu cà phê tăng rất nhanh

Tin cùng chuyên mục

Những mẫu xe mãi không chịu ra bản mới ở Việt Nam: Toàn xe Nhật Hàn, đủ từ sedan đến SUV, phần lớn thuộc nhóm bán ít, dễ bị khai tử
4 giờ trước
Nhiều mẫu xe không được cập nhật gì đáng kể dù ra mắt thị trường Việt Nam đã lâu và đã có một số cải tiến nhất định ở bản quốc tế. Điều này khiến nhiều người không khỏi đặt câu hỏi liệu đây có phải dấu hiệu cho thấy những mẫu này sẽ "tạm biệt" thị trường Việt Nam trong tương lai không xa.
4 mẫu sedan giá rẻ đang ưu đãi mạnh: Toyota Vios giảm 50 triệu, một mẫu ăn khách giảm gấp đôi
15 giờ trước
Hiện tại, cuộc đua doanh số của các mẫu sedan giá rẻ đang diễn ra khá sôi động.
Ô tô điện mini giá rẻ có thay thế xe máy?
1 ngày trước
Ngày càng nhiều ô tô điện mini ra mắt thị trường liệu có thay thế được xe máy trong thời gian tới?
[Trên Ghế 23] Nữ chủ xe Mazda3 nhắm BMW X3 khi muốn mua xe gầm cao 2 tỷ: Nên hay không nên với tư vấn chuyên gia!
1 ngày trước
Nhà báo Nguyễn Thúc Hoàng Linh nhận định, BMW X3 là mẫu xe phù hợp với những nhu cầu của bạn Nguyễn Ngọc Trâm khi tìm mua một mẫu SUV giá 2 tỷ đồng.