Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020

Ngày 23/9/2020, Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020.

Ngày 23/9/2020, Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020.

 

Nhiều năm nay, Thực phẩm - Đồ uống luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và đầy tiềm năng phát triển ở Việt Nam. Nhưng đứng trước tác động của đại dịch COVID-19, bức tranh toàn cảnh ngành Thực phẩm - Đồ uống đã thay đổi ra sao?

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan: người tiêu dùng, chuyên gia… được thực hiện trong tháng 8/2020.

Danh sách 1: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Sữa và sản phẩm từ sữa

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tínngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020, tháng 09/2020

Danh sách 2: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tínngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020, tháng 09/2020

Danh sách 3: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 - nhóm ngành: Thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tínngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020, tháng 09/2020

Danh sách 4: Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Thực phẩm tươi sống, đông lạnh

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tínngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020, tháng 09/2020

Danh sách 5: Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Đồ uống có cồn

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tínngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020, tháng 09/2020

Danh sách 6: Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Đồ uống không cồn (nước giải khát, trà, cà phê…)

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tínngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020, tháng 09/2020

Bức tranh toàn cảnh ngành Thực phẩm - Đồ uống Việt Nam năm 2020: Nhiều mảng sáng - tối đan xen

Thực phẩm và Đồ uống (F&B) nằm trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), nhiều năm nay luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và còn nhiều tiềm năng phát triển của Việt Nam. Dự báo, ngành FMCG tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 5-6% trong giai đoạn 2020-2025. Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định là điểm sáng soi rõ những cơ hội và cả những thách thức lớn đối với ngành FMCG nói chung và F&B nói riêng. Đó là các hiệp định thương mại như EVFTA, CPTPP mở ra cơ hội xuất khẩu, lượng vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, thu hút phát triển và chuyển giao công nghệ; đó là bài toán cải thiện môi trường kinh doanh với hệ thống luật pháp, cơ sở hạ tầng, giao thông hay các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững… Sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng trở thành động lực dẫn dắt thị trường. Tập khách hàng phân mảnh hơn dẫn đến nhu cầu đối với từng nhóm sản phẩm cũng trở nên riêng biệt hơn. Các hộ gia đình với quy mô nhỏ hơn buộc các doanh nghiệp phải xây dựng các chiến lược khác đi. Và quan trọng nhất, với sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng đang “tự trao quyền” cho chính mình trong việc lựa chọn sản phẩm khi có đến 55% người dân tại thành thị và 59% người dân tại nông thôn dành thời gian tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua sắm. Nói cách khác, chính người tiêu dùng hiện nay đang dẫn dắt thị trường, chứ không phải doanh nghiệp F&B.

Thêm vào đó, mặc dù đang trong quá trình phát triển rực rỡ nhưng ngành F&B tại Việt Nam hiện được ví như một “ngôi làng” do thiếu sự quy hoạch đồng bộ, thiếu cơ quan chủ quản, mạnh ai người đó làm… “Ngôi làng” này năm nay vừa trải qua 2 cơn bão lớn là Nghị định 100 và đại dịch COVID-19. Trong khảo sát nhanh các doanh nghiệp trong ngành do Vietnam Report tiến hành tháng 8/2020, khoảng 50% số doanh nghiệp cho rằng hoạt động bị tác động ở mức độ nghiêm trọng, trong đó, nhóm đồ uống có cồn bị ảnh hưởng nặng nề hơn cả do còn chịu tác động của Nghị định 100.

Hình 1: Tác động của dịch COVID-19 đến hoạt động sản xuất nói chung của doanh nghiệp

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm -  Đồ uống, tháng 8/2020

Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh đối với các nhóm sản phẩm trong ngành cũng có sự khác biệt đáng kể. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report chỉ ra rằng trên 50% khách hàng đã chi tiêu nhiều hơn cho các thực phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hữu cơ, thực phẩm sạch và lành mạnh… trong khi đó, 63,7% khách hàng đã cắt giảm chi tiêu cho bia, rượu. Theo đó, các doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh công suất hoạt động cho phù hợp. Trả lời phỏng vấn của Vietnam Report, đại diện một số doanh nghiệp trong ngành thực phẩm chia sẻ rằng họ đã tăng công suất hoạt động lên khoảng 30% để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trái lại, năng lực sản xuất của nhóm doanh nghiệp đồ uống hiện chỉ hoạt động chủ yếu ở mức dưới 80% so với trước đại dịch.

Hình 2: Chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng đối với một số nhóm thực phẩm - đồ uống thay đổi sau khi COVID-19 xuất hiện

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng Thực phẩm -Đồ uống, tháng 8/2020

COVID-19 đã phơi bày nhiều điểm yếu của ngành F&B, điển hình là các vấn đề liên quan đến logistics, phân phối, quản trị nhân sự. Hoạt động bán lẻ của ngành diễn ra qua những kênh sau: truyền thống (General Trade), hiện đại (Modern Trade), nhà hàng (Key account) và chuỗi bán lẻ riêng của từng hãng (nếu có); trong đó kênh truyền thống chiếm tỷ trọng đa số. Đối mặt với một cú sốc như COVID-19, 85,0% doanh nghiệp gặp khó khăn liên quan đến việc phân phối, logistics: nhu cầu thực phẩm thiết yếu, đóng gói tăng cao nhưng lượng hàng lưu kho không đủ, doanh nghiệp phải tăng công suất để đáp ứng nhu cầu thị trường trong khi các nhà hàng đóng cửa khiến mức tiêu thụ đồ uống giảm xuống…94,7% doanh nghiệp đã nhận ra điểm yếu này và đang điều chỉnh lại cơ cấu tỷ trọng và mạng lưới phân phối của mình để có thể thích nghi với khủng hoảng. Đây cũng là một trong những hành động ưu tiên của ngành ứng phó với tác động của COVID-19. Một số biện pháp mà các doanh nghiệp đã áp dụng có thể kể đến như: nhận đặt hàng/giao hàng tại nhà, tăng cường kênh giao nhận… Một khó khăn khác nữa mà doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt chính là việc quản trị nhân sự khi số lượng lao động sử dụng khá lớn, vấn đề đảm bảo an toàn y tế và lao động tại nơi làm việc, phân chia lao động hợp lý… Bên cạnh đó là việc đứt gãy nguồn cung ứng nguyên liệu do không chủ động được nguồn cung…

Hình 3: Top 5 khó khăn doanh nghiệp gặp phải do COVID-19

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm -  Đồ uống, tháng 8/2020

Trả lời phỏng vấn của Vietnam Report, lãnh đạo một số doanh nghiệp F&B lớn cho rằng, quy mô doanh nghiệp trong ngành còn khá phân mảnh, tiềm lực tài chính yếu cho nên khi gặp một cú sốc lớn như COVID-19 họ thường sa vào vòng luẩn quẩn do phải xử lý dòng tiền, cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi phí… Thế nhưng về cơ bản, nhu cầu ăn uống của con người là khó thay đổi, khi chúng ta chấp nhận “sống chung với bão”, doanh nghiệp lại đối mặt với bài toán thiếu hụt nhân sự, sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường… Điều quan trọng là doanh nghiệp học được gì từ những cú sốc như thế này?

Hình 4: Đánh giá chung của doanh nghiệp F&B về dịch COVID-19

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm -  Đồ uống, tháng 8/2020

68,4% doanh nghiệp trong ngành cho rằng COVID-19 đã tạo ra cú huých đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số. Bằng chứng là những doanh nghiệp đã xây dựng và ứng dụng quy trình công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất và quản lý tỏ ra rất vững vàng trong khủng khoảng. Trừ những công nhân trực tiếp sản xuất tại nhà máy buộc phải làm luân phiên theo ca, tất cả các hoạt động khác của doanh nghiệp đều có thể điều khiển và giám sát từ xa thông qua các phần mềm, ứng dụng và hệ thống camera từ xuất, nhập kho, giao nhận, bán hàng, phân phối hay các cuộc họp trực tuyến kết nối các chi nhánh trên khắp cả nước… Thêm vào đó, 63,2% doanh nghiệp cho rằng đây là cơ hội để đẩy nhanh đổi mới sáng tạo. Đổi mới từ hệ thống phân phối: điều chỉnh tỷ trọng giữa kênh truyền thống và kênh hiện đại, phát triển các ứng dụng tăng cường trải nghiệm khách hàng khi mua sắm, đổi mới từ thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm thân thiện với môi trường, đổi mới từ phát triển các dòng sản phẩm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch hơn… Quan trọng hơn cả, COVID-19 chính là điều kiện tạo ra những thay đổi sâu sắc trong chiến lược của ban lãnh đạo. Vietnam Report tin rằng, với những bài học kinh nghiệm đúc kết từ khủng hoảng, cộng đồng doanh nghiệp F&B sẽ ngày một vững mạnh hơn trong tương lai.

Triển vọng lạc quan về ngành trong thời kỳ bình thường mới

Mặc dù bị tác động nghiêm trọng do COVID-19 nhưng có đến gần 58% doanh nghiệp trong ngành đánh giá triển vọng ngành trong 6 tháng cuối năm 2020 khá tích cực, trên 50% doanh nghiệp có niềm tin rõ rệt vào sự phục hồi kinh tế nhanh chóng của Việt Nam.

Hình 5: Triển vọng toàn ngành F&B trong 6 tháng cuối năm 2020 so với 6 tháng đầu năm

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm -  Đồ uống, tháng 8/2020

Thời gian phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng được dự báo khá tích cực với 56,3% số doanh nghiệp ước tính mất khoảng 6 tháng, 25% số doanh nghiệp mất khoảng 7-12 tháng và 18,7% mất nhiều hơn 12 tháng. Các doanh nghiệp đồ uống mất nhiều thời gian hơn so với các doanh nghiệp thực phẩm.

Hình 6: Thời gian dự kiến để doanh nghiệp có thể phục hồi hoạt động SXKD như trước đây

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm -  Đồ uống, tháng 8/2020

Chuẩn bị cho giai đoạn bình thường mới, các doanh nghiệp trong ngành cho rằng Top 5 chiến lược ưu tiên bao gồm: (1) Tăng trưởng doanh thu; (2) Ưu tiên phát triển thị trường hiện tại; (3) Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển sản phẩm; (4) Đa dạng hóa nguồn cung ứng, ưu tiên nguồn cung trong nước; và (5) Mở rộng, phát triển các kênh phân phối online trên nền tảng thương mại điện tử. Tất cả 5 chiến lược này đều được đúc kết từ chính những sai lầm, khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình ứng phó với COVID-19 vừa qua.

Hình 7: Top 5 chiến lược ưu tiên của doanh nghiệp F&B trong bối cảnh bình thường mới

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm - Đồ uống, tháng 8/2020

Xu hướng ngành Thực phẩm - Đồ uống trong bối cảnh bình thường mới

Như đã phân tích ở trên, thói quen và thị hiếu người tiêu dùng chính là động lực dẫn dắt xu hướng ngành. Trước COVID-19, ngành F&Bđã có một số xu hướng lớn hình thành, điển hình như nhu cầu về thực phẩm dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật, thực phẩm hữu cơ, thành phần dinh dưỡng lành mạnh, thực phẩm đóng gói tiện dụng, tăng cường trải nghiệm khách hàng…Những xu hướng này không bị ảnh hưởng do COVID-19 mà ngược lại tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Hình 8: Dự báo nhu cầu tiêu dùng một số nhóm Thực phẩm -Đồ uống trong ít nhất 6 tháng tới

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm - Đồ uống, tháng 8/2020

Bên cạnh đó, khảo sát của Vietnam Report đã chỉ ra một số xu hướng diễn ra trong hiện tại và trong tương lai khi doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Những xu hướng trong ngắn hạn có thể kể đến như: (1) Làm việc từ xa; (2) Dịch chuyển thói quen từ ăn uống tại nhà hàng sang tại nhà; (3) Mối lo ngại về thực phẩm nhập khẩu. Đây được đánh giá là xu hướng nhất thời do những ảnh hưởng của giãn cách xã hội và lockdown trong giai đoạn bùng phát của dịch. Về lâu dài, 55,6% doanh nghiệp cho rằng làm việc từ xa sẽ trở nên phổ biến hơn, 2 xu hướng còn lại sẽ thoái trào do các hiệp định thương mại như EVFTA và nhu cầu giao lưu, gặp mặt, ăn uống tại nhà hàng của giới trẻ rất lớn. Xét trong dài hạn, các xu hướng chính bao gồm: (1) Áp dụng công nghệ trong kinh doanh nhiều hơn; (2) Giao dịch thương mại điện tử trở nên phổ biến hơn; (3) Phân bổ lại nguồn đầu vào trong các chuỗi cung ứng; và (4) Tái cấu trúc/ định vị hình ảnh tại các thị trường hiện tại. Trong đó, 3 xu hướng đầu nằm trong giai đoạn đổi mới doanh nghiệp thuộc mô hình hành động 5 giai đoạn (5Rs) ứng phó với COVID-19 mà Vietnam Report đã giới thiệu vào tháng 4/2020.

Hình 9: Một số xu hướng ngành F&B trong và sau khủng hoảng do COVID-19

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Thực phẩm - Đồ uống, tháng 8/2020

Công thức thương hiệu thời kỳ bình thường mới

Như đã phân tích ở trên, việc tái cấu trúc/ định vị hình ảnh doanh nghiệp trong thời kỳ bình thường mới là xu hướng tất yếu. Khảo sát người tiêu dùng của Vietnam Report được thực hiện trong tháng 8/2020 đã điểm mặt một số thương hiệu tiêu biểu được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất (phân theo nhóm sản phẩm) bao gồm: Tường An (dầu ăn), Orion Vina (bánh kẹo), Chinsu (gia vị), Vissan (thực phẩm tươi sống), Acecook (thực phẩm đóng gói), Vinamilk (sữa), Lipton (trà), Heineken (bia, rượu), Trung Nguyên (cà phê), Lavie (nước khoáng) và Coca-cola (nước giải khát)…

Hình 10: Các thương hiệu thực phẩm - đồ uống được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất năm 2020 (phân theo nhóm sản phẩm)

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng Thực phẩm -Đồ uống, tháng 8/2020

Khảo sát cũng chỉ ra rằng, uy tín thương hiệu là yếu tố hàng đầu họ xem xét khi lựa chọn sản phẩm thực phẩm - đồ uống bên cạnh chất lượng, giá cả, mức độ đa dạng hay sự tiện lợi trong hệ thống mua sắm.

Hình 11: Top 5 lý do lựa chọn thương hiệu thực phẩm - đồ uống

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng Thực phẩm -Đồ uống, tháng 8/2020

Câu hỏi đặt ra là: Xây dựng thương hiệu uy tín có khó không? Xây dựng một thương hiệu mạnh cần mất nhiều thời gian. Để có thể giành được sự tín nhiệm và tôn trọng từ khách hàng, doanh nghiệp cần cho thấy rằng cam kết với khách hàng là lẽ sống còn của mình. Để xây dựng được thương hiệu mạnh, doanh nghiệp cần phát triển đồng thời 7 khía cạnh sau: Sản phẩm, Đổi mới, Môi trường làm việc, Trách nhiệm xã hội, Năng lực quản trị, Khả năng lãnh đạo và Kết quả kinh doanh, chứ không phải chỉ 1 hoặc 2 khía cạnh. Đánh giá uy tín của doanh nghiệp Thực phẩm - Đồ uống cần quan tâm đến tất cả các bên liên quan như người tiêu dùng, đối tác, đối thủ cạnh tranh, nhà đầu tư, nhà phân phối, nhân viên trong chính doanh nghiệp đó… Thời mà doanh nghiệp gây dựng uy tín chỉ dựa vào sản phẩm tốt đã qua rồi, ngày nay, việc định nghĩa doanh nghiệp của bạn là ai quan trọng hơn việc doanh nghiệp bạn bán gì.

Theo nhận định của Vietnam Report, truyền thông có vai trò quan trọng trong việc kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu uy tín tốt hơn khi đưa ra quyết định mua sắm. Kết quả phân tích truyền thông cho thấy, sự hiện diện trên truyền thông của các doanh nghiệp ngành Thực phẩm -Đồ uống ngày càng được cải thiện. Khoảng 73,6% số doanh nghiệp được nghiên cứu có lượng thông tin đạt ngưỡng nhận thức (xem thêm box ghi chú), trong đó 71,6% có tần suất xuất hiện tối thiếu 1 lần/ 1 tháng. Về độ đa dạng thông tin, 30,9% số doanh nghiệp có thông tin bao phủ 10/24 số nhóm chủ đề có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. 4 nhóm chủ đề thường được đề cập đến nhiều nhất bao gồm: Tài chính/ Kết quả kinh doanh (18,5%), Hình ảnh/PR/Scandals (18,0%), Sản phẩm (10,4%) và Cổ phiếu (10,3%). Về chất lượng thông tin, doanh nghiệp được đánh giá là "an toàn" khi đạt tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực và tiêu cực so với tổng lượng thông tin được mã hóa ở mức 10%, tuy nhiên ngưỡng "tốt nhất" là trên 20%. Trong ngành Thực phẩm - Đồ uống, hiện có khoảng 45,5% số doanh nghiệp đạt mức 10% này, cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm trước (28,0%). Kết quả phân tích truyền thông cũng chỉ ra rằng, tần suất xuất hiện trên truyền thông dày đặc chưa hẳn đã đạt được hiệu quả về chất lượng thông tin, buộc doanh nghiệp trong ngành phải thực sự quan tâm hơn đến bài toán “lượng” và “chất” (Hình 13).

Hình 12: Tỷ lệ doanh nghiệp đạt ngưỡng “an toàn” về chất lượng thông tin trên truyền thông

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media coding ngành Thực phẩm - Đồ uống tại Việt Nam từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2020

Hình 13: Những doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống thu hút truyền thông nhiều nhất

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020
Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media coding ngành Thực phẩm - Đồ uống tại Việt Nam từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2020

Tuy nhiên, sức mạnh truyền thông không chỉ thể hiện ở tần suất xuất hiện, độ đa dạng hay chất lượng thông tin mà còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác, trong đó bao gồm nguồn thông tin. Tỷ lệ thông tin có nguồn từ doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 18,8%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong ngành còn khá dè dặt với truyền thông khi để phần lớn lượng thông tin cho báo chí tự khai thác. Đây cũng là bài toán khó cho các doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh công nghệ hiện đại và thông tin đa chiều như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực sự vào cuộc và tăng cường tiếng nói của chính mình trên truyền thông.

Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report được công bố từ năm 2017. Từ năm 2012, Vietnam Report đã sử dụng phương pháp Media Coding (mã hóa dữ liệu báo chí) để tính điểm uy tín của các doanh nghiệp trên truyền thông. Kể từ đó đến nay, nhiều bảng xếp hạng Top 10 thuộc các ngành trọng điểm và có tiềm năng tăng trưởng cao của Việt Nam cũng đã được định kỳ công bố thường niên như: Bất động sản, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Ngân hàng, Bảo hiểm, Dược, Du lịch, Doanh nghiệp niêm yết.

Phương pháp nghiên cứu phân tích truyền thông để đánh giá uy tín của các công ty dựa trên học thuyết Agenda Setting về sự ảnh hưởng, tác động của truyền thông đại chúng đến cộng đồng và xã hội được 2 giáo sư Maxwell McCombs và Donald L. Shaw chính thức công bố vào năm 1968, được Vietnam Report và các đối tác hiện thực hóa và áp dụng. Theo đó, Vietnam Report đã sử dụng phương pháp Branch Coding (đánh giá hình ảnh của công ty trên truyền thông) để tiến hành phân tích uy tín của các công ty thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam.

Vietnam Report tiến hành mã hóa (coding) các bài báo viết về ngành thực phẩm - đồ uống được đăng tải trên các đầu báo có ảnh hưởng trong thời gian từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2020. Các bài báo được phân tích và đánh giá ở cấp độ câu chuyện (story - level) về 24 khía cạnh hoạt động cụ thể của các công ty từ sản phẩm, kết quả kinh doanh, thị trường... tới các hoạt động và uy tín của lãnh đạo công ty. Các thông tin được lựa chọn mã hóa (coding) dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản: Tên công ty xuất hiện ngay trên tiêu đề của bài báo, hoặc tin tức về công ty được đề cập tối thiểu chiếm 5 dòng trong bài báo, đây được gọi là ngưỡng nhận thức - khi thông tin được đánh giá là có giá trị phân tích. Các thông tin được đánh giá ở các cấp độ: 0: Trung lập; 1: Tích cực; 2: Khá tích cực; 3: Không rõ ràng; 4: Khá tiêu cực; 5: Tiêu cực. Tuy nhiên, thống kê lại, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 cấp bậc để đánh giá cuối cùng, bao gồm: Trung lập (gồm 0 và 3), tích cực (1 và 2), và tiêu cực (4 và 5).

Những nhận định trong thông cáo mang tính tổng quát và tham khảo cho các doanh nghiệp, đối tác; không phải nhận định cá nhân và không phục vụ mục đích hay nhu cầu của bất cứ nhà đầu tư cụ thể nào. Do đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.

Vietnam Report

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
54 phút trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.433.774.606 VNĐ / tấn

347.05 BRL / kg

0.76 %

+ 2.60

Thịt gà

CHICKEN

33.752.884 VNĐ / tấn

8.17 BRL / kg

1.24 %

+ 0.10

Thịt heo

LEAN HOGS

4.575.339 VNĐ / tấn

81.65 USD / lbs

1.05 %

+ 0.85

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Quang Linh Vlogs xin lỗi vì livestream bán phải hàng kém chất lượng
1 phút trước
Sau khi bị tố bán hàng kém chất lượng, Quang Linh Vlogs đã lên tiếng phản hồi trên trang cá nhân của mình
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
20 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Nước giải khát có đường sắp trở thành mặt hàng “xa xỉ”?
21 giờ trước
Khi giá bán lẻ của sản phẩm nước giải khát có đường tăng một cách đáng kể, có thể làm giảm lượng tiêu thụ
Nuôi con dân nhậu thích mê, anh nông dân thu lãi nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng/năm
1 ngày trước
Dám nghĩ dám làm, anh nông dân Kiên Giang quyết định đầu tư nuôi con đặc sản dân nhậu thích mê, trừ chi phí, mỗi năm thu nhập nhẹ nhàng gần 2 tỷ đồng.