Top 50 tập đoàn lớn nhất thế giới: Lợi nhuận ngày càng cao mà nộp thuế ngày càng ít, nhiều công ty Trung Quốc hơn, Big Tech thay thế Big Oil

24/05/2021 08:37
Những doanh nghiệp lớn nhất thế giới vẫn đang làm ăn tốt cho đến khi đại dịch Covid-19 ập đến. Và ở thời điểm hiện tại, thậm chí họ còn đang làm tốt hơn.

Số liệu thống kê cho thấy giá trị vốn hóa của top 50 công ty lớn nhất đã tăng thêm 4.500 tỷ USD trong năm 2020, nâng tổng giá trị vốn hóa của nhóm này tương đương khoảng 28% GDP thế giới. 30 năm trước, tỷ lệ chỉ ở mức chưa đến 5%.

Top 50 tập đoàn lớn nhất thế giới: Lợi nhuận ngày càng cao mà nộp thuế ngày càng ít, nhiều công ty Trung Quốc hơn, Big Tech thay thế Big Oil - Ảnh 1.

Đó chỉ là 1 thước đo cho thấy các doanh nghiệp "ngôi sao" đang thống trị kinh tế thế giới như thế nào. Những số liệu này cũng có thể giúp cho những nhà hoạch định chính sách đang muốn đưa các ông lớn doanh nghiệp vào khuôn khổ, ví dụ như chính phủ Mỹ đang muốn kêu gọi đánh thuế cao hơn trên lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu về.

Theo nghiên cứu của Bloomberg Economics, nhìn chung thì các doanh nghiệp lớn nhất hiện đang có lợi nhuận thặng dư lớn hơn nhưng lại đóng ít thuế hơn so với vài chục năm trước. Mức thuế suất trung bình 35% trong năm 1990 giờ đã giảm xuống chỉ còn 17% trong năm ngoái. Ngược lại, lợi nhuận thặng dư tăng từ 7% lên 18% trong cùng kỳ.

Top 50 tập đoàn lớn nhất thế giới: Lợi nhuận ngày càng cao mà nộp thuế ngày càng ít, nhiều công ty Trung Quốc hơn, Big Tech thay thế Big Oil - Ảnh 2.

Các doanh nghiệp cũng trích ra phần nhỏ hơn trong lợi nhuận để đầu tư vào việc tạo ra việc làm. Năm 1990, IBM – lúc đó là công ty đại chúng lớn nhất thế giới – trích 9% doanh thu cho các chi phí vốn. Còn năm 2020, Apple – công ty thay thế vị trí năm xưa của IBM - chỉ trích ra 3%.

Top 50 tập đoàn lớn nhất thế giới: Lợi nhuận ngày càng cao mà nộp thuế ngày càng ít, nhiều công ty Trung Quốc hơn, Big Tech thay thế Big Oil - Ảnh 3.

Nhưng mức đóng thuế lại giảm.

Những lợi thế mà các doanh nghiệp siêu sao nắm trong tay càng được khuếch đại trong đại dịch. Đó cũng chính là 1 trong những lý do giải thích tại sao vấn đề tìm ra cách "thuần hoá" chúng trở thành ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự ở nhiều quốc gia.

Các ông lớn công nghệ như Amazon có mô hình kinh doanh được nhanh chóng điều chỉnh để thích nghi với bối cảnh giãn cách xã hội, không giống như các đối thủ cạnh tranh nhỏ bé khác. Và các gói cứu trợ của chính phủ cũng lại tỏ ra hữu hiệu nhất đối với các công ty lớn nhất vốn hưởng lợi từ mức lãi suất siêu thấp và mức giá cổ phiếu cao chót vót. Ngược lại, chính sách hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp nhỏ không đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Tại Mỹ, chính quyền của ông Biden đang muốn tăng thuế thu nhập doanh nghiệp như 1 phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm giảm chênh lệch giàu nghèo. Ông muốn đảo ngược ít nhất là một trong số những chính sách cắt giảm thuế của người tiền nhiệm Donald Trump, đồng thời cũng đang theo đuổi 1 thoả thuận thuế toàn cầu ngăn chặn các tập đoàn đa quốc gia chuyển lợi nhuận ra nơi có mức thuế thấp hơn.

Doanh nghiệp càng lớn thì cách né thuế càng tinh vi. Một nghiên cứu năm 2019 của IMF cho thấy khoảng 40% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chính là "khoản đầu tư ma vào các doanh nghiệp vỏ bọc không hề có liên quan gì đến nền kinh tế địa phương".

Trong bài phát biểu hồi tháng 4, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã nhắc đến "cuộc đua tới đáy đã kéo dài 30 năm trên phương diện thuế thu nhập doanh nghiệp". Theo bà, 1 thoả thuận về mức thuế toàn cầu tối thiểu được các nước thuộc nhóm G20 đồng thuận sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đánh thuế các công ty đa quốc gia.

Nỗ lực của Mỹ đã vấp phải sự phản đối từ các quốc gia như Ireland, nơi mà mức thuế thu nhập doanh nghiệp rất thấp đã giúp thu hút nhiều tập đoàn như Apple và Google đến đặt trụ sở. Sau những dấu hiệu ban đầu thể hiện Mỹ mong muốn mức thuế tối thiểu 21%, giờ đây chính quyền Biden đang đề xuất con số 15%.

Năm 1990, không có công ty Trung Quốc nào trong top 50 công ty niêm yết lớn nhất. Năm ngoái con số là 8. Sự trỗi dậy của Trung Quốc chủ yếu đánh đổi bằng sự đi xuống của các doanh nghiệp châu Âu, với số lượng giảm từ 15 xuống 7.

Top 50 tập đoàn lớn nhất thế giới: Lợi nhuận ngày càng cao mà nộp thuế ngày càng ít, nhiều công ty Trung Quốc hơn, Big Tech thay thế Big Oil - Ảnh 4.

Ngoài bối cảnh địa chính trị thay đổi, chính hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng thay đổi lớn. Công nghệ đang chiếm thế thượng phong, còn các công ty năng lượng (ngoại trừ Aramco) đều đi xuống.

Top 50 tập đoàn lớn nhất thế giới: Lợi nhuận ngày càng cao mà nộp thuế ngày càng ít, nhiều công ty Trung Quốc hơn, Big Tech thay thế Big Oil - Ảnh 5.

Có tới 21 công ty công nghệ trong top 50

Sự nổi lên quá nhanh và mạnh của các công ty công nghệ đặc biệt thôi thúc các chính phủ hành động. Nhóm này đang vào tầm ngắm của các chính trị gia và nhà quản lý ở hầu hết các nước. Tại Trung Quốc, vụ IPO của Ant Group bị huỷ vô thời hạn đồng thời Alibaba cũng phải nhận án phạt độc quyền, trong khi các ông lớn khác như Tencent cũng bị đàn áp thẳng tay.

Châu Âu vẫn đang tìm cách đánh thuế các công ty như Amazon và Apple dựa trên những nơi họ hoạt động thay vì nơi đặt trụ sở. Ý tưởng này dẫn đến căng thẳng với Mỹ dưới thời ông Trump, nhưng với ông Biden họ đang hi vọng sẽ đạt được thoả thuận.

Tại Mỹ, cả 2 đảng lớn đều ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn hơn với các Big Tech. Đó là 1 trong những lĩnh vực ít ỏi mà ông Biden muốn duy trì chính sách của người tiền nhiệm. Uỷ ban thương mại liên bang (FTC) đang muốn chia tách Facebook theo 1 vụ kiện đã được khơi mào từ thời Trump và Bộ Tư pháp đã nộp đơn kiện Alphabet vi phạm luật chống độc quyền.

Ông Biden đã dùng đến Tim Wu, 1 giáo sư luật ĐH Columbia, tác giả của cuốn "The Curse of Bigness" xuất bản năm 2018, để kêu gọi sử dụng luật chống độc quyền mạnh mẽ hơn. Thậm chí nỗ lực ngày nay được so sánh với thời kỳ hơn 100 năm trước, khi các chính trị gia dẫn đầu bởi Theodore Roosevelt phá vỡ hàng loạt công ty độc quyền trong các lĩnh vực dầu mỏ, đường sắt…

Giống như ngày nay, khi đó các chính trị gia từ cả 2 đảng cũng lo lắng rằng quyền lực và của cải đã tập trung trong tay các tập đoàn quá nhiều đến nỗi đi ngược lại dân chủ và đó là 1 thất bại dẫn đến sự chia rẽ xã hội sâu sắc.

Nhiều lo ngại đến từ tầm ảnh hưởng của các tập đoàn công nghệ đến mọi lĩnh vực của đời sống như tự do ngôn luận và nguồn dữ liệu cá nhân khổng lồ mà họ tích luỹ được. Tuy nhiên nhiều nỗi lo mang tính chung chung như khả năng chèn ép đối thủ, bóp méo thị trường và tự tạo ra các luật lệ. Ngoài ra các tập đoàn công nghệ cũng bị lên án về chính sách đối xử với người lao động.

Với lợi nhuận tăng, thuế giảm và nhu cầu về vốn, thậm chí là lao động cũng giảm, 1 thế hệ các ông lớn mới đặt ra nhiều thách thức cho cả chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Theo lý thuyết nguồn cung, thuế thấp hơn sẽ thúc đẩy tăng trưởng bằng cách khuyến khích tuyển dụng và đầu tư nhưng giờ đây điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Ý tưởng cho rằng các NHTW có thể đạt được mục tiêu bằng lãi suất thấp cũng bị bào mòn khi các tập đoàn đã tích lũy số tiền mặt đủ lớn đến nỗi họ không cần phải đi vay mượn. Trong năm 2020, top 50 công ty lớn nhất ngồi trên "núi" tiền mặt lên tới 1.800 tỷ USD.

Top 50 tập đoàn lớn nhất thế giới: Lợi nhuận ngày càng cao mà nộp thuế ngày càng ít, nhiều công ty Trung Quốc hơn, Big Tech thay thế Big Oil - Ảnh 6.

Sự nổi lên của Trung Quốc, các tiến bộ công nghệ và cuộc cách mạng năng lượng xanh khiến bảng xếp hạng top 50 có nhiều xáo trộn.

Trong mỗi thập kỷ gần đây, khoảng một nửa vị trí trong top 50 đã thay đổi. Điều đó không chắc chắn đồng nghĩa với triển vọng sẽ có những cái tên mới đột nhập vào các ngành mà nghiêng nhiều hơn về khả năng nền kinh tế đang có những thay đổi to lớn ví dụ như chuyển từ Big Oil sang Big Tech. Tuy nhiên, điều đó chắc chắn phản ánh nền kinh tế vẫn không ngừng biến động. Các doanh nghiệp không thể đứng đầu mãi mãi, dù công ty đó có mạnh đến đâu.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
11 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.