Như vậy, tính trung bình mỗi ngày làm việc TP HCM phải thu hơn 1.500 tỉ đồng, đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong chỉ đạo ngành tài chính phải có giải pháp đồng bộ để tạo không gian tài khóa lớn hơn, có nhiều nguồn lực hơn để điều hành chủ động, linh hoạt; tham mưu, đề xuất UBND TP các cơ chế, chính sách theo hướng tăng tỉ trọng thu nội địa, tăng chi đầu tư, giảm chi thường xuyên.
Đồng thời, tiếp tục tập trung đôn đốc, đẩy mạnh khai thác nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển nhượng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước qua xử lý; đẩy mạnh việc cho thuê tài sản công và giao cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị để tiết kiệm ngân sách; siết chặt kỷ luật, kỷ cương ngân sách, không tạm ứng cho các dự án không có khả năng thu hồi trong năm ngân sách.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị của Sở Tài chính TP HCM sáng 15-1
Phó Giám đốc Sở Tài chính TP Huỳnh Thị Thanh Hiền cam kết năm 2019, sở sẽ phấn đấu tối đa để hoàn thành các chỉ tiêu thu chi ngân sách nhà nước. Đặc biệt, để triển khai thành công Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM, sở tiếp tục tập trung các nhiệm vụ như nghiên cứu xây dựng đề án điều chỉnh thuế suất tiêu thụ đặc biệt một số nhóm hàng; ban hành mới hoặc điều chỉnh mức thu một số khoản phí, lệ phí; tham mưu UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng ban hành quyết định quy định cơ chế phối hợp giữa TP HCM và các bộ, ngành trong việc rà soát việc sắp xếp lại và xử lý các nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước do trung ương quản lý trên địa bàn TP; đề xuất phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước về cho TP vay lại.
Năm 2018, ngành tài chính TP HCM đã hoàn thành thu ngân sách được giao là 378.543 tỉ đồng, đạt 100,47% dự toán. Đồng thời, triển khai tốt các giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.