TPBank công bố kết quả kinh doanh: Hoàn thành 76% kế hoạch lợi nhuận cả năm, tín dụng tăng 15% trong 9 tháng

05/10/2021 16:17
Kết thúc quý III, hoạt động huy động vốn và cho vay của ngân hàng vẫn tiếp nối đà tăng trưởng tốt, trong khi tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp nhờ các hoạt động quản trị rủi ro nghiêm ngặt.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) hôm nay thông báo, tính đến hết ngày 30/9/2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt 260.328 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước và vượt hơn 4% kế hoạch cả năm. Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt 9.868 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng trong ba quý qua là 15%. Đây là mức tăng trưởng khả quan so với bối cảnh nhiều trung tâm kinh tế lớn trên cả nước bị giãn cách xã hội kéo dài.

"Kết quả trên cho thấy khả năng thích ứng nhanh của TPBank với những thách thức rất lớn của thị trường," ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank, khẳng định. "Chúng tôi đã nhanh chóng đưa ra những điều chỉnh hợp lý để đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, tập trung vào những khách hàng chất lượng và mở rộng thị phần ở những sản phẩm, dịch vụ còn nhiều tiềm năng tăng trưởng," ông Hưng chia sẻ tiếp.

Những điều chỉnh tích cực trong hoạt động kinh doanh đã giúp TPBank đa dạng hóa được nguồn thu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu lãi từ hoạt động cho vay. Thu lãi thuần từ dịch vụ trong ba quý đầu năm 2021 của TPBank đã tăng xấp xỉ 30% so với cùng kỳ năm trước và đạt 1.052 tỷ đồng. Trong đó, thu dịch vụ từ hoạt động thanh toán, dịch vụ bảo hiểm và tư vấn chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Một trong những yếu tố quan trọng giúp TPBank duy trì được đà tăng trong trong giai đoạn khó khăn vừa qua là sự cải thiện của nền tảng vốn. Trong quý III, TPBank đã tăng vốn điều lệ thêm 1.000 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 11.716 tỷ đồng, thông qua hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Bên cạnh đó, tổng huy động của ngân hàng tính đến cuối tháng 9 đạt 230.644 tỷ đồng, tăng 24,73% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt xấp xỉ 4% kế hoạch cả năm.

Nguồn vốn chủ sở hữu và vốn huy động tăng thêm đã giúp TPBank nâng cao hệ số an toàn vốn, từ đó cho phép ngân hàng nâng cao được sức chịu đựng trong những tình huống căng thẳng. Tính đến cuối quý III, hệ số an toàn vốn (CAR) của TPBank được ghi nhận là 13,43%, cao hơn nhiều so với mức tối thiểu 8% do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Song song với việc củng cố nền tảng vốn, các biện pháp kiểm soát rủi ro cũng được TPBank thực hiện nghiêm ngặt. Ngân hàng luôn đánh giá các khoản vay tiềm ẩn rủi ro để phân loại và trích lập dự phòng cao hơn so với tuổi nợ của khoản vay, đảm bảo luôn đủ tiềm lực tài chính để xóa nợ khi cần thiết. So với thời điểm này một năm trước, trích lập dự phòng của TPBank đã tăng xấp xỉ gấp đôi. Với sự cẩn trọng trên, tỷ lệ nợ xấu của TPBank được kiểm soát ở mức rất thấp, chỉ 1,02%. Mức nợ xấu này thậm chí còn thấp hơn khá nhiều so với tỷ 1,43% một năm trước đó.

Tuần trước, TPBank đã chính thức công bố đáp ứng toàn bộ chuẩn mực quản trị rủi ro Basel III và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 9. Việc triển khai tuân thủ hai chuẩn mực quan trọng trên ngay từ quý IV năm nay sẽ giúp ngân hàng nâng cao hơn nữa năng lực quản trị rủi ro, đồng thời đưa ra các chiến lược kinh doanh bền vững.

Sự thận trọng của TPBank cũng được thể hiện rõ ở các biện pháp kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Tổng chi phí hoạt động của ngân hàng tăng chỉ 8% so với cùng kỳ năm trước. So với tốc độ tăng trưởng doanh thu (39%), có thể thấy các hoạt động của TPBank đã được tối ưu hóa hơn. Nhờ vậy, chỉ số chi phí hoạt động trên thu nhập (CIR) trong một năm qua đã giảm mạnh từ 40% xuống 31,67%. Các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn ROA và ROE của ngân hàng lần lượt là 2,01% và 22,59%, cho thấy TPBank tiếp tục nằm trong nhóm những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất hệ thống.

Nền tảng công nghệ hiện đại được triển khai ở cả các quy trình vận hành nội bộ, các kênh giao tiếp với khách hàng là nguyên nhân giúp TPBank có thể phục vụ số lượng khách hàng nhiều hơn, mở rộng thị phần ở các phân khúc kinh doanh nhưng không phải tăng nhiều chi phí.

Một loạt những biện pháp kinh doanh linh hoạt, quản trị rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kể trên đã mang lại cho TPBank một kết quả lợi nhuận ổn định trong quý III. Kết thúc tháng 9, ngân hàng đã đạt 75,76% kế hoạch lợi nhuận của cả năm. Đây là kết quả quan trọng tạo bước đệm để ngân hàng tăng trưởng trong thời gian tới, đồng thời tạo điều kiện để TPBank tiếp tục hỗ trợ khách hàng cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế nói chung.

Trong quý III, TPBank đã chủ động xây dựng các chương trình, các gói miễn giảm lãi suất cho khách hàng trong 06 tháng cuối năm. Tổng số dư nợ hỗ trợ khách hàng lần này được TPBank ước tính gần 45.000 tỷ đồng với mức giảm lãi cho khách hàng dự tính lên tới gần 400 tỷ đồng.

Tin mới

Giá vàng giảm mạnh, cửa hàng nhanh chóng nới 'quota' bán
3 giờ trước
Sáng 19/4, ngay khi giá vàng liên tục giảm mạnh, các cửa hàng ở Hà Nội đã tăng lượng bán cho người mua, nhiều hơn hẳn những ngày trước đó.
Làm 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất cấm rồi bán cho người dân
3 giờ trước
Tại cơ quan công an, các đối tượng thừa nhận đã bán 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được bán cho người dân sử dụng.
Samsung khởi động sân chơi sáng tạo nội dung số tôn vinh du lịch Việt Nam, giải thưởng lên đến 300 triệu đồng
2 giờ trước
Cuộc thi sáng tạo nội dung “Galaxy AI Hiểu Tiếng Việt, Tôn Vinh Du Lịch Việt” sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 18/5 dành cho mọi công dân Việt Nam.
3 tiếng, giá vàng 'bốc hơi' 5 triệu đồng/lượng
2 giờ trước
Giá vàng trong nước chưa ngừng sụt giảm mạnh, giá vàng miếng không chỉ mất kỷ lục 120 triệu đồng mà hiện chỉ còn 115 triệu đồng/lượng.
Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
28 phút trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
16 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.