TPHCM: Bất động sản Thủ Đức âm thầm thiết lập mặt bằng giá mới

05/06/2018 08:28
Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng khan hiếm, chủ trương hạn chế xây dựng mới các khu dân cư trong nội thành, các dự án căn hộ khu vực ngoại thành và lân cận đang trở nên hàng hiếm và đang hấp dẫn nhà đầu tư.

Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường DKRA Việt Nam, giá BĐS phân khúc đất nền hơn một năm nay tiếp tục tăng tại một số khu vực như quận 2, 9 và Thủ Đức, có những vị trí tăng mạnh tới 60-70%. Về phân khúc nhà phố, biệt thự, số liệu của CBRE cũng cho biết suốt quý I/2018 tiếp tục tăn, giá bán trung bình của phân khúc căn hộ ở khu vực này đã vượt mức 25 triệu đồng/m2.

Theo chân một nhóm khách hàng hơn chục người đi tìm mua đất nền tại khu vực Thủ Đức, anh Trần Ngọc Phúc, đang tạm trú tại quận 12, cho biết sau một thời gian dài tích cóp, gia đình anh giờ đã đủ tiền mua một nền đất rộng tại Thủ Đức vì khu vực này có hệ thống tiện ích đã hiện hữu, phù hợp để ở. Thêm nữa gần hệ thống trường Đại Học, thuận tiện cho sau này các con anh đi học.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Mai Ly, quê ở Ninh Thuận, vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 2006, chị cũng tích cóp mua được một lô đất 150m2 cạnh khu đô thị đại học quốc gia TP.HCM vào năm 2010 với giá 700 triệu đồng. "Thời điểm ấy nhiều người nói sao gia đình tôi dại đi bỏ tiền vào chỗ không ai dám ở vì còn khá hoang vu, nhưng tôi vẫn mua vì muốn sau này con cái học và làm việc ở đây. Sau khi quận đầu tư nhiều tuyến đường kết nối từ khu công nghệ cao đến khu đại học quốc gia, đất giờ này không dưới 4 tỷ/lô", chị Ly nói thêm.

Tại các tuyến đường như Kha Vạn Cân, Nguyễn Thị Diệu, Hoàng Diệu 2, qua tìm hiểu giá đất nền cũng tăng khoảng 20% so với vài tháng trước đây. Ví dụ, dọc đường Kha Vạn Cân, đoạn gần Chợ Thủ Đức mức giá dao động trung bình 80 – 95 triệu đồng/m2. Hiện nay theo khảo sát, giá nhà đất trên mặt tiền đường Tô Ngọc Vân đang dao động khoảng 80-120 triệu đồng/m2. Giá các hẻm nhỏ khu vực này 40 – 60 triệu đồng/m2.

Chẳng hạn, một khách hàng cho biết cuối năm 2017 đã mua một nền đất thuộc dự án Thăng Long Home Hưng Phú ngay mặt tiền đường Tô Ngọc Vân, với giá 27 triệu đồng/m2. Hồi đầu tháng 5/2018, có một số khách hàng hỏi mua lại thông qua các nhân viên môi giới với giá 35 triệu đồng/m2. Được biết, dự án này bao gồm 185 căn nhà phố liên kế và 30 căn biệt thự ven hồ, do Thăng Long Real đang chào bán trên thị trường.

"Ngoài các vị trí trên, một số dự án khu dân cư nằm ven đại lộ Phạm Văn Đồng, có hệ thống đường giao thông kết nối trực tiếp đến nhà ga metro trung tâm và bến xe Miền Đông mới cũng đón đợt bùng nổ giá mới. Theo khảo sát của chúng tôi, tại đây hiện mức giá tăng khoảng 25-30% so với đầu năm 2018, đa số đều là những dự án đang xây dựng dang dở hoặc mới được tung ra thị trường", anh Trần Hải Tâm, giám đốc sàn giao dịch Đất Thủ, cho hay.

Qua tìm hiểu các bảng báo giá của nhiều công ty môi giới, giá đất tại đại lộ Phạm Văn Đồng dao động khoảng 75 – 95 triệu đồng/m2, tăng trung bình khoảng 25% – 36% so với đầu năm 2017 (60 – 70 triệu đồng/m2).

Nói về việc tăng giá này, chị Ngọc Diễm - đại diện công ty nhà đất Thiên Kim cho rằng phần lớn các doanh nghiệp đều chọn phát triển loại hình nhà phố, đất nền tại đây do quỹ đất còn khá lớn. Đặc biệt, khu vực nào càng được đầu tư nhiều dự án giao thông, công viên công cộng thì xung quanh đó sẽ có nhiều dự án được chào bán.

Trao đổi với chúng tôi, giám đốc một doanh nghiệp địa ốc đang phát triển các dự án tại Thủ Đức cũng chia sẻ, chính hạ tầng giao thông kết nối liên vùng là đòn bẩy đẩy giá nhà đất nhiều khu vực của quận Thủ Đức lên một mức mới so với 2 năm trở lại đây.

Tại cuộc họp tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM 5 tháng đầu năm 2018, Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong cho biết thời gian tới TP.HCM sẽ phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông, kể cả đường bộ, đường thủy, đường hàng không, ưu tiên phát triển các đường vành đai 2, 3 và 4, đường xuyên tâm, các tuyến đường sắt đô thị là mục tiêu trọng điểm với nhu cầu vốn khoảng 284.000 tỷ đồng.

Trong đó, Thủ Đức luôn được ưu tiên phát triển bởi đây được xem là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, điểm trung chuyển và là "cửa ngõ" ra vào thành phố, kết nối trực tiếp với các vùng kinh tế khác. Quan trọng hơn hết, trong chiến lược đưa khu Đông thành Thành phố thông minh thì Thủ Đức được chọn là “hạt nhân trung tâm”. Từ đó, đầu tư cho hệ thống giao thông quy mô lớn luôn được đặt lên hàng đầu.

Chẳng hạn, mới đây UBND TP.HCM vừa có quyết định đầu tư nâng cấp và mở rộng đường Tô Ngọc Vân (Thủ Đức) lên 30m, tuy chỉ dài 3km nhưng tuyến đường này có vai trò quan trọng kết nối đến sân bay Tân Sơn Nhất qua địa bàn các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức.

Được biết, Dự án đầu tư nâng cấp - mở rộng tuyến đường Tô Ngọc Vân lên 30m đã được UBND TP.HCM phê duyệt từ đầu năm 2017 và sẽ được triển khai thi công trong thời gian tới và hoàn thiện vào năm 2020. Sau khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ nối trực tiếp từ đại lộ Phạm Văn Đồng đến ngã tư Thủ Đức – nơi đang xây dựng nhà ga metro trung tâm quận.

Ngoài ra, TP.HCM đang "thúc" tiến độ hoàn tất các dự án Bến xe miền Đông mới; mở rộng nút giao thông Xa lộ Hà Nội - Đại học Quốc gia TP.HCM; hoàn thiện dự án hầm chui ngay khu du lịch Suối Tiên; Mở rộng - nâng cấp tuyến Xa lộ Đại Hàn giúp kết nối từ trung tâm quận Thủ Đức đến Quốc lộ 13...

Hiện nay, tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên đang bước vào giai đoạn thi công nước rút và thời gian hoàn thành dự kiến vào năm 2020. Thời gian qua, TP.HCM cũng đã lên kế hoạch đầu tư kéo dài tuyến metro số 1 này nối trực tiếp đến tỉnh Bình Dương và Đồng Nai nhằm tạo một mạng lưới giao thông kết nối đồng bộ.

"Với mạng lưới giao thông được đầu tư khá đồng bộ và khép kín, mặc dù có một số dự án vẫn đang còn trong chương trình bàn thảo, nhưng đã tạo một động lực tăng trưởng mới cho thị trường địa ốc khu vực này. Kéo theo đó, giá nhà đất tại đây đang thiết lập một mặt bằng giá mới”, đại diện một doanh nghiệp địa ốc cho biết thêm.

Tin mới

Yamaha PG-1 bất ngờ giảm mạnh chỉ còn 28 triệu đồng - rẻ ngang Wave Alpha
8 giờ trước
Mẫu xe này từng tạo cơn sốt trên thị trường xe máy Việt.
Một linh kiện xịn xò trên EV sẽ giảm một nửa, sắp phổ cập xuống cả xe giá 500 triệu: Thời của ô tô điện 'ngon bổ rẻ' đến thật rồi
7 giờ trước
Đây là thành phần quan trọng cho công nghệ ADAS trên các mẫu xe hiện đại.
Thị trường xe điện Việt Nam tăng trưởng nóng - có thể đạt quy mô 5-7 tỉ USD sau 5 năm
6 giờ trước
Thị trường xe điện Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Đại lý ô tô đua chạy số trước ngày hết giảm trước bạ: Ngày bán hơn 60 xe, điểm đăng ký kín người xếp hàng
6 giờ trước
Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/9/2024 đã tác động mạnh mẽ đến thị trường xe trong nước.
Mở toang cửa cho xe điện Trung Quốc, toàn chuỗi cung ứng ô tô Thái Lan lao đao
6 giờ trước
Từ nơi được mệnh danh là Detroit của Đông Nam Á, giờ toàn chuỗi cung ứng cho ngành ô tô của Thái Lan đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Sức mạnh của Trung Quốc: Phần còn lại của thế giới khó lòng giảm phụ thuộc, toàn chuỗi cung ứng bị chi phối bởi hàng giá rẻ
8 giờ trước
Bất cứ thứ gì người khác có thể cung cấp, Trung Quốc đều làm được với giá rẻ hơn.
Toyota Corolla Cross hybrid đổi pin công nghệ mới giống Camry 2025, dễ về Việt Nam trong thời gian gần
8 giờ trước
Toyota Thái Lan vừa công bố bản nâng cấp 2024 cho SUV Corolla Cross với một số thay đổi về thiết kế, trang bị và hệ truyền động.
Thủ tướng chỉ đạo hai bộ siết chặt hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử nước ngoài
9 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính cùng nghiên cứu và xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử.
SUV hạng B giá dưới 600 triệu tại Việt Nam: Đủ loại thương hiệu Nhật, Hàn, Trung, rẻ hơn xe hạng A
9 giờ trước
Giá khởi điểm của nhiều mẫu xe hạng B như Xforce, Creta, Seltos và cả C5 mới ra mắt đều chưa đến 600 triệu đồng, tạo điều kiện cho nhiều khách hàng tiếp cận phân khúc xe này hơn.