TP.HCM đẩy mạnh phát triển hạ tầng kéo giảm ùn tắc giao thông

03/01/2018 09:40
TP.HCM sẽ tập trung phát triển hạ tầng đồng bộ gắn với chỉnh trang đô thị nhằm kéo giảm ùn tắc giao thông.

Ngày 2/1, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách thành phố năm 2018.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, năm 2017, thành phố đã hoàn thành đạt và vượt 16/19 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2017. Ngoài những chỉ tiêu sẽ đánh giá vào năm 2018 về chỉ số cải cách hành chính còn hai chỉ tiêu chưa đạt là tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm nội địa GRDP và thành lập mới doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng quá tải, ùn tắc giao thông vẫn còn xảy ra đặc biệt trong giờ cao điểm; tình trạng ngập nước chưa được giải quyết triệt để, nhất là vào thời điểm mưa lớn và triều cường, tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng, xây dựng không phép, sai phép vẫn còn xảy ra tại các địa phương.

Theo ông Phong năm 2018, thành phố rất vui mừng khi được Bộ Chính trị quan tâm ban hành Kết luận số 21; được Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm chỉ đạo thực hiện các quy trình thủ tục theo quy định để Quốc hội ban hành Nghị quyết số 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP với tỷ lệ rất cao. Đây là động lực quan trọng để TP tăng tốc và phát triển trong những năm tới. Cùng với đó, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với chỉnh trang đô thị, kéo giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, chăm lo đời sống nhân dân.

Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, năm 2017 ngành Giao thông cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản như vận tải hành khách công cộng đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; kiểm soát ùn tắc giao thông đã xóa được 4 điểm, 24 điểm chuyển biến tốt, chỉ còn 9 điểm diễn biến phức tạp; tình hình tai nạn giao thông cũng được kiểm soát (giảm 81 người chết so với cùng kỳ). Các chỉ tiêu đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông sau gần 2 năm thực hiện đã xây dựng được 106km đường mới, xây dựng 21 cây cầu mới, tỉ lệ đất giành cho giao thông nâng lên 8,73%; Lĩnh vực chống ngập nước cũng đã xóa 12 điểm ngập (đạt 35%).

Ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, năm 2017 ngành Giao thông cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản như vận tải hành khách công cộng đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; kiểm soát ùn tắc giao thông đã xóa được 4 điểm, 24 điểm chuyển biến tốt, chỉ còn 9 điểm diễn biến phức tạp...

Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức tập trung thực hiện trong năm 2018 gồm 3 trụ cột chính là khai thác tốt nhất hạ tầng hiện có, tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng theo quy hoạch các chương trình trọng điểm, tổ chức hiệu quả loại hình vận tải công cộng hiện hữu. Đồng thời, đưa ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình điều phối, kiểm soát các công trình giao thông, ngoài ra chúng tôi yêu tiên tập chung đầu tư phát triển đường thủy kết nối trên sông Sài Gòn, Đồng Nai. Để ngành Giao thông tiếp tục phát triển theo chỉ tiêu đề ra rất mong Thành phố tiếp tục bố trí nguồn vốn, giải phóng mặt bằng và quản lý dự án.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh, để giữ và đạt được tỉ lệ tăng trưởng GDP của Thành phố là rất khó, mong muốn còn lớn hơn nữa nhưng phải có quá trình, năm 2017 Thành phố cũng đã hoàn thành đóng góp thu ngân sách.

Phát biểu chỉ đạo, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh, về dài hạn cần tìm nguồn vốn đầu tư vành đai 2, vành đai 3 và vành đai 4. Nếu không có các tuyến đường vành đai sẽ không hết kẹt xe vì vậy cần phải tăng tốc thu hút nguồn vốn đầu tư. Để hạn chế kẹt xe tại khu vực trung tâm thành phố cần hạn chế việc cấp phép xây dựng các trung tâm đô thị. Muốn khắc phục chống ngập nước thì phải làm sao không để nước ngập

Năm 2017 vấn đề rác cũng là vấn đề nhức nhối của thành phố, tuy nhiên vừa qua Ủy ban đã tổ chức thành công hội nghị biến rác thành điện dự kiến tháng 3 sẽ công bố mời thầu như vậy vấn đề rác không còn là vấn đề nhức nhối. Vấn đề kẹt xe ngắn hạn chúng ta có những giải pháp khắc phục giao thông cục bộ tại sân bay Tân Sơn Nhất và điều tiết thông minh tại hầm thủ thiêm. Về dài hạn cần tìm nguồn vốn đầu tư vành đai 2, vành đai 3 và vành đai 4. Nếu không có các tuyến đường vành đai sẽ không hết kẹt xe vì vậy cần phải tăng tốc thu hút nguồn vốn đầu tư. Để hạn chế kẹt xe tại khu vực trung tâm thành phố cần hạn chế việc cấp phép xây dựng các trung tâm đô thị. Muốn khắc phục chống ngập nước thì phải làm sao không để nước ngập.

“Chúng ta cần thích ứng với chu kỳ, cụ thể là chúng ta đang triển khai đê bao, cống thoát nước nhằm thích ứng chu kỳ. Nếu chúng ta nâng đường thì đường không ngập đường nhưng nhà dân vẫn bị ngập. Sở Quy hoạch Kiến trúc cần rà soát lại quy hoạch thoát nước thành phố để thích ứng với chu kỳ theo khoa học và tham khảo các nước. Hiện nay có 10 giải pháp tạo vốn phát triển thành phố, các sở, ngành cần quy hoạch tạo điều kiện kinh doanh để thu hút vốn để các doanh nghiệp vào đầu tư”, ông Nhân cho biết.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
59 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
42 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
55 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Người hút xì gà sẽ phải trả thuế tối đa 100.000 đồng/điếu
16 giờ trước
Tại dự thảo sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, lấy ý kiến trước khi thông qua, cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Tivi giảm giá sốc, nhiều mẫu chỉ còn dưới 3 triệu đồng/chiếc
20 giờ trước
Ngoài việc giảm giá lên đến 90%, nhiều mẫu tivi còn được tặng kèm quà hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
21 giờ trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.
Hàng chục nghìn tấn ‘vàng trên cây’ từ Indonesia đổ bộ Việt Nam: Toàn cầu liên tục khan hiếm, nước ta nắm trùm với 60% sản lượng
21 giờ trước
Nguồn cung sụt giảm từ nước ta đang gây tác động lớn đến giá trên toàn thế giới.