Tp.HCM được tự quyết mức thu nhập cho nhân tài

24/11/2017 18:36
Với nghị quyết này Tp.HCM được cho phép "vượt rào" khá nhiều quy định trong quản lý đất đai, đầu tư, tài chính - ngân sách nhà nước...

Mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt của Tp.HCM do Hội đồng nhân dân thành phố quy định.

Đó là một trong số nhiều cơ chế, chính sách được Quốc hội đồng ý, với việc thông qua nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp.HCM, chiều 24/11.

Dù một số cơ chế Chính phủ đề xuất đã được rút, như thí điểm thuế tài sản, song với nghị quyết này Tp.HCM vẫn được cho phép "vượt rào" khá nhiều quy định trong quản lý đất đai, đầu tư, tài chính - ngân sách nhà nước, cơ chế uỷ quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của các bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý.

Tăng thuế không quá 25%

Cụ thể, trong quản lý đất đai, hội đồng nhân dân thành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Hội đồng nhân dân thành cũng được trao quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách của thành phố theo quy định của Luật Đầu tư công.

Trong quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, Quốc hội cho phép Hội đồng nhân dân thành phố đề xuất để Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định áp dụng trên địa bàn thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất đối với một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Mức tăng thuế hoặc thuế suất không quá 25% so với mức thuế hoặc thuế suất hiện hành.

Hội đồng nhân dân thành phố quyết định áp dụng trên địa bàn phí, lệ phí chưa có trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; tăng mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí.

Ngân sách thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách nói trên để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố.

Nâng mức vay nợ

Với nghị quyết này, sau khi ngân sách thành phố bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền, Hội đồng nhân dân thành phố được quyết định một số vấn đề.

Như, sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp thành phố, cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách và chi thu nhập tăng thêm trên cơ sở tuân thủ quy định tại nghị quyết này.

Cho phép các cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư để tăng chi đầu tư, mua sắm, hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị và chi thu nhập tăng thêm trên cơ sở tuân thủ quy định của nghị quyết.

Đáng chú ý là thành phố được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước về cho thành phố vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp.

Quốc hội yêu cầu, hằng năm, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách thành phố tương ứng 70% số tăng thu ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách Thành phố so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Nghị quyết còn cho phép ngân sách thành phố được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn với tài sản trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau khi đã trừ kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới) do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn thành phố (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của thành phố.

Ngân sách thành phố được hưởng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân thành phố quản lý và phần thu được từ thoái vốn nhà nước tại các tổ chức kinh tế do Ủy ban nhân dân thành phố làm đại diện chủ sở hữu.

Khống chế mức trần thu nhập

Cơ chế ủy quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý cũng có chút thay đổi so với đề xuất ban đầu.

Theo đó, Hội đồng nhân dân thành phố được quyền quyết định bố trí ngân sách chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do thành phố quản lý theo hiệu quả công việc ngoài việc thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, với mức tối đa không quá 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ.

Mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt của thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố quy định.

Ủy ban nhân dân thành phố được quyền điều chỉnh tên gọi, chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố để phù hợp với đặc điểm của thành phố.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2018. Chính phủ được yêu cầu sơ kết 3 năm thực hiện nghị quyết này báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2020, tổng kết thực hiện nghị quyết này báo cáo tại kỳ họp cuối năm 2022 và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về các cơ chế, chính sách đã thực hiện thí điểm.

Yêu cầu tiếp theo với Chính phủ là xây dựng dự thảo, trình Quốc hội ban hành Luật Thuế tài sản để áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Thuế tài sản là nội dung ban đầu được đề xuất thí điểm tại Tp.HCM nhưng sau đó đã được rút sau phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội, như VnEconomy đã thông tin.

Tin mới

Khổ như châu Âu: Đi 1 vòng mới nhận ra khí đốt Nga vẫn là 'chân ái', muốn 'tìm về' lại loay hoay trong bão thuế đối ứng từ Mỹ
53 phút trước
Giám đốc điều hành của nhiều công ty lớn tại châu Âu cho biết họ dường như không thể đợi được nữa để quay trở lại với năng lượng giá rẻ của Nga.
Tôi rút ra được bài học là: "Đừng bao giờ mua điện thoại vừa ra mắt lại còn quảng cáo tâng bốc quá nhiều"
39 phút trước
Một lợi ích to lớn khi chờ đợi là bạn có thể xem chiếc điện thoại đắt tiền của mình liệu có lỗi sọc màn hình hay không.
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam có diễn biến mới
1 phút trước
Các động thái chính sách mà Philippines thực hiện nhằm mục tiêu giảm giá bán lẻ gạo trên thị trường có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Nga bất ngờ chuyển sang dùng tàu chở dầu của châu Âu mà không lo bị trừng phạt
12 phút trước
Những biến động thương mại gần đây đã khiến ngành dầu thô gặp biến động, đặc biệt đối với Nga.
Loạt xe giảm giá cả trăm triệu đồng: Chủ yếu là SUV, có cả mẫu hot, một diễn biến gây bất ngờ
8 phút trước
Các mẫu xe giảm giá hàng trăm triệu đồng chủ yếu là xe sản xuất năm cũ, thậm chí có mẫu cũ 2 năm.

Tin cùng chuyên mục

Xuất hiện ở Hà Nội chiếc ô tô mang biển vàng ngang giá Honda Air Blade: Có gì tiện nghi, đi nhanh cỡ nào?
14 giờ trước
Ô tô giá cực rẻ, nhưng có thay thế được xe máy?
Xanh SM tròn 2 tuổi: tạo hơn 100.000 việc làm, phục vụ 15 triệu khách hàng, hợp tác 100 đơn vị vận tải, ra quốc tế
15 giờ trước
Trong 2 năm qua, hãng gọi xe công nghệ Xanh SM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã có những bước phát triển "thần tốc".
Nóng: iPhone, máy tính, đồ điện tử sẽ bị đánh thuế riêng trong vài tháng tới, Tổng thống Donald Trump dò xét lại toàn bộ chuỗi cung ứng bán dẫn
16 giờ trước
"Những sản phẩm này (điện thoại, máy tính, đồ điện tử) không phải là không chịu thuế đối ứng mà là chúng sẽ được chuyển sang một cơ chế thuế quan khác", Đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer nhấn mạnh.
Ai còn nhớ Sony - "thương hiệu quốc dân" của người Việt một thời: Điện thoại vẫn chất, sao giờ ít ai mua?
16 giờ trước
Bất kể iPhone hay Samsung có chạy theo xu hướng gì trên điện thoại thông minh, Sony vẫn "một mình một ngựa". Nhưng đôi khi, khác biệt trong một tập thể cũng không tốt.