TPHCM: Hàng nghìn căn hộ tái định cư xây xong rồi "bỏ hoang"

08/03/2018 17:55
Theo Kiểm toán Nhà nước, mặc dù quỹ nhà, đất bố trí tái định cư cao, đủ khả năng bố trí tái định cư nhưng tại một số quận huyện của TPHCM vẫn còn thiếu cục bộ gây khó khăn khi bố trí tái định cư.
Mua lại hàng vạn căn hộ phục vụ tái định cư

Kiểm toán Nhà nước và hoàn thành báo cáo kiểm toán về hoạt động đầu tư xây dựng, mua nhà, đất phục vụ tái định cư và công tác quản lý, bố trí quỹ nhà, đất tái định cư giai đoạn 2013 - 2016 của TPHCM.

Để xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố phải di dời, giải phóng mặt bằng một số lượng rất lớn các hộ dân để nhường chỗ cho các dự án xây dựng hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị mới. Ngoài hình thức tái định cư bằng đất nền, thành phố có chủ trương đầu tư 30.000 căn hộ phục vụ tái định cư trên địa bàn thành phố và 12.500 căn phục vụ tái định cư khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo Kiểm toán Nhà nước, chương trình tái định cư đã tạo được quỹ nhà đáp ứng nhu cầu bố trí tái định cư của thành phố đến thời điểm hiện nay. Theo số liệu báo cáo của Sở Xây dựng thành phố, từ năm 2004-2016, TPHCM đã đầu tư xây dựng và hoàn thành cũng như mua lại tổng cộng gần 37.000 căn hộ và nền đất để phục vụ tái định cư.

Tuy nhiên, hoạt động đầu tư xây dựng và mua nhà đất phục vụ tái định cư của thành phố vẫn còn để xảy ra nhiều tồn tại được Kiểm toán Nhà nước nêu trong báo cáo.

Lãng phí trong đầu tư các dự án tái định cư

Cụ thể, đối với chương trình 30.000 căn, các sở - ngành, huyện chưa có kế hoạch để cụ thể hoá chương trình của thành phố. Từ khi triển khai đến nay, thành phố chưa sơ kết đánh giá về tổ chức thực hiện mà chủ yếu đánh giá khi có yêu cầu.

"Việc xác định nhu cầu quỹ nhà, đất tái định cư cho dự án còn hạn chế, bất cập dẫn đến việc đầu tư xây dựng và mua quỹ nhà, đất tái định cư những năm qua cao hơn so với thực tế bố trí và tồn đọng quỹ nhà tương đối nhiều", Kiểm toán Nhà nước đánh giá.

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra rằng, với khu đô thị mới Thủ Thiêm, hiện thành phố đã phải xin ý kiến xử lý 3.790 căn hộ hoàn thành nhưng không còn nhu cầu sử dụng từ phục vụ tái định cư sang nhà ở thương mại và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Thậm chí, theo số liệu thống kê của Sở Xây dựng TPHCM, số lượng quỹ đất còn tồn tương đương 56,06% số lượng đã bố trí tái định cư từ năm 2004 đến nay. Sở Xây dựng cũng phải kiến nghị UBND thành phố chấp thuận chủ trương đổi 5.000 căn hộ có mục tiêu tái định cư thành nhà ở xã hội để ưu tiên giải quyết cho thuê với trường hợp hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện bồi thường nhưng không có khả năng mua, thuê nhà ở xã hội tại các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách.

Ngoài ra, theo Kiểm toán Nhà nước, mặc dù quỹ nhà, đất bố trí tái định cư cao, đủ khả năng bố trí tái định cư nhưng tại một số quận huyện vẫn còn thiếu cục bộ gây khó khăn khi bố trí tái định cư. Một số dự án đầu tư xây dựng, mua căn hộ hoàn chỉnh có thời gian đầu tư xây dựng kéo dài, việc bố trí tái định cư chậm (thậm chí một số dự án không bố trí được), chi phí vận hành cao, hiệu quả thấp gây lãng phí nguồn vốn đầu tư.

Một ví dụ điển hình là tại Khu tái định cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, việc chậm tiến độ đầu tư đã làm phát sinh tăng tối thiểu 519 tỷ đồng, bằng 195,7% so với tổng mức đầu tư ban đầu. Tính đến ngày 28/11/2017 (hơn 7 năm sau khi hoàn thành), dự án mới chỉ bố trí tái định cư được 479/1.939 căn hộ, đạt tỷ lệ 24,7%.

Theo đoàn kiểm toán, ngoài việc quỹ nhà được xây dựng nhiều thì nguyên nhân dẫn đến việc số lượng căn hộ được bố trí tái định cư của dự án thấp là do hầu hết người dân bị giải toả nhà, đất tại các quận nội thành không chấp thuận phương án bố trí tái định cư tại khu vực này do quá xa, hạ tầng đường dẫn kết nối từ tỉnh lộ 10 và khu dân cư chưa hoàn chỉnh, khó tìm công ăn việc làm, không thuận tiện mưu sinh.

Do có ít người ở nên phần lớn các căn hộ trống chất lượng xuống cấp, cửa sắt rỉ sét, một số căn mái bị dột thấm, vỉa hè sụt lún, đường nội bộ xuống cấp… sẽ làm phát sinh chi phí bảo hành, bảo trì sửa chữa cao khi bố trí người dân vào ở. Ngoài ra, việc số lượng người dân vào tái định cư ít, rải rác kéo theo hệ luỵ là các công trình công cộng như trường học, phòng khám đa khoa, siêu thị đã hoàn thành nhưng không hoạt động gây lãng phí ngân sách.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
4 giờ trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
5 giờ trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
5 giờ trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
5 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
6 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
2 ngày trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 ngày trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
2 ngày trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
3 ngày trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.