TPHCM khó thu hút nhân tài: Vì sao?

25/05/2022 18:09
TPHCM từng rất thành công trong việc mời gọi các chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt (gọi chung là nhân tài) trong và ngoài nước đến làm việc ở các lĩnh vực thành phố quan tâm phát triển bằng nhiều chính sách ưu đãi vượt trội.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2018-2022, TPHCM chỉ mời gọi được 5 chuyên gia, nhà khoa học. Riêng người có tài năng đặc biệt thì vẫn chưa thu hút được ai.

Đỏ mắt tìm nhân tài

Năm 2020, UBND TPHCM mời gọi chuyên gia các cơ quan, đơn vị, gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), Ban quản lý (BQL) Khu nông nghiệp công nghệ cao, BQL Khu công nghệ cao (CNC) và Viện Khoa học - công nghệ tính toán thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) có tổng cộng 14 vị trí cần người tài. Kết quả chỉ có BQL Khu CNC tuyển được 5 người tài. 3 cơ quan còn lại không tìm được ai. 5 chuyên gia thu hút được cho Khu CNC, gồm TS Hoàng Thế Bân (tư vấn xây dựng, phát triển Trung tâm Đào tạo và chuyển giao công nghệ); ông Ngô Huỳnh Thiện (kiều bào Bỉ, phát triển công nghệ vật liệu mới). Ba chuyên gia Nhật Bản trúng tuyển gồm ông Masakazu Aono (phát triển công nghệ vật liệu mới), ông Kazuhiko Nakamura và ông Susumu Sugiyama (công nghệ vi cơ điện tử - MEMS).

Theo UBND TPHCM, với xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng, các chuyên gia có nhiều cơ hội tiếp cận và thường ưu tiên lựa chọn các viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức có uy tín tại các nước tiên tiến. TPHCM đối mặt áp lực phải cải thiện hình ảnh và tạo dựng môi trường nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng khả năng mời gọi, thu hút.

Trong số này, TS Hoàng Thế Bân đã làm việc tại Khu CNC từ năm 2016. Bốn chuyên gia còn lại chưa ký hợp đồng chính thức nên chưa chính thức làm việc. Theo UBND TPHCM, 4 trường hợp trên chưa thể sang Việt Nam vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Kinh phí chi trả cho chuyên gia đã ký hợp đồng là hơn 170 triệu đồng.

Sang năm 2021, Sở Văn hoá và Thể thao (VHTT) TPHCM đăng tuyển 6 người có tài năng đặc biệt nhưng chỉ có 1 hồ sơ đăng ký. Năm nay, Sở KHĐT và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đăng tuyển dụng 5 chuyên gia. Thế nhưng, đến nay cả ba đơn vị chưa tuyển được nhân sự nào.

“Với mức đãi ngộ này, tôi nghĩ khó thu hút, mà thu hút được rồi cũng khó giữ chân các chuyên gia”.

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ

Trong khi đó, giai đoạn 2014 - 2019, TPHCM đã thu hút được 19 chuyên gia, trong đó có 5 chuyên gia Việt Nam, 6 chuyên gia nước ngoài cùng 8 trường hợp là kiều bào về công tác tại 4 đơn vị, gồm Khu CNC, Khu nông nghiệp công nghệ cao, Viện Khoa học - công nghệ tính toán và Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH). Xa hơn là đầu những năm 2000, TPHCM đã rất thành công khi mời gọi một số chuyên gia, trong đó có TSKH Nguyễn Quốc Bình (Đại học Quebec - kiều bào Canada) về xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM.

TPHCM khó thu hút nhân tài: Vì sao? - Ảnh 1.

Các chuyên gia đang làm việc trong phòng thí nghiệm tại TPHCM


Mới đây, tại buổi họp báo về kinh tế - xã hội, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM Lâm Hùng Tấn đánh giá, chính sách thu hút nhân tài đã tạo động lực mới trong phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn, công nghệ cao của thành phố trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Theo ông Tấn, số lượng chuyên gia thành phố thu hút được thời gian qua còn ít là do nhu cầu của các cơ quan, đơn vị rất đa dạng, thay đổi theo yêu cầu thực tiễn, trong khi việc đảm bảo tuân thủ quy trình thu hút theo hướng công khai, minh bạch đòi hỏi nhiều thời gian triển khai, thực hiện. Ngoài ra, do tác động của dịch COVID-19, số lượng nhân sự đăng ký chưa nhiều.

Thủ tục nhiêu khê, ưu đãi chưa hấp dẫn

Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, trong giai đoạn thí điểm (2014 - 2019), Trung tâm CNSH đã mời gọi được 4 chuyên gia về làm việc. Tuy nhiên, đến năm 2018, khi kết thúc công việc, các chuyên gia này không tiếp tục ký hợp đồng. Đến năm 2022, Trung tâm CNSH TPHCM đăng tuyển 3 chuyên gia nhưng hết thời hạn nhận hồ sơ (ngày 13/5), dù đã liên hệ với các chuyên gia từng hợp tác làm việc nhưng không nhận được hồ sơ nào đăng ký dự tuyển.

TPHCM khó thu hút nhân tài: Vì sao? - Ảnh 2.

Các chuyên gia đang làm việc trong phòng thí nghiệm tại TPHCM Ảnh: pv


Một chuyên gia rất có uy tín từng làm việc tại Trung tâm CNSH TPHCM (đề nghị không nêu tên) cho rằng, chính sách ưu đãi của thành phố trong thu hút nhân tài giai đoạn 2018 - 2022 không hấp dẫn như giai đoạn thí điểm nên nhiều tài năng được ông đào tạo lần lượt ra đi. Trong giai đoạn thí điểm, chuyên gia được hưởng các chính sách đãi ngộ rất cao, như tiền lương tối đa 150 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, giai đoạn 2018 -2022, chuyên gia được hỗ trợ ban đầu 100 triệu đồng, phụ cấp khuyến khích 1% kinh phí cho mỗi công trình nghiên cứu, tiền thuê nhà tối đa 7 triệu đồng/tháng. Với mức lương cơ sở nhân với hệ số của bảng lương chuyên gia cao cấp, các chuyên gia có học hàm giáo sư, phó giáo sư chỉ được từ 13 đến 14 triệu đồng/tháng, chỉ tương đương công nhân bậc cao tại các doanh nghiệp tư nhân.

Tại buổi giám sát mới đây của HĐND TPHCM, vấn đề thủ tục nhiêu khê đối với quy trình tuyển dụng nhân tài cũng được mổ xẻ. Cụ thể, TPHCM đăng tải thông tin về nhu cầu trong vòng 1 tháng, sau đó chuyên gia nộp hồ sơ ứng tuyển, hội đồng từng lĩnh vực sẽ thẩm định hồ sơ, kế đến chuyên gia được mời phỏng vấn để trình bày dự án hoặc kiểm tra năng lực, tiếp đến UBND TPHCM phê duyệt kết quả, rồi đơn vị thu hút ký kết hợp đồng… thường kéo dài đến cả năm. Việc 4 chuyên gia nước ngoài chậm trễ sang Việt Nam làm việc cũng xuất phát từ lý do này. Theo đó, BQL Khu CNC thông báo tuyển dụng từ tháng 11/2020 thì đến tháng 9/2021, UBND TPHCM mới phê duyệt kết quả để ký hợp đồng làm việc. Thời điểm này, dịch COVID-19 bùng phát dữ dội tại TPHCM nên 4 chuyên gia không thể sang Việt Nam làm việc.

Theo UBND TPHCM, thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của thành phố là chính sách mới, chưa có nhiều mô hình hay để tham khảo, học hỏi. Các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện chính sách theo hướng vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Vì vậy, một số cơ quan, đơn vị còn thiếu kinh nghiệm và chưa chuẩn bị đầy đủ các giải pháp có hiệu quả nên chưa tạo được sức hút đối với đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Một số đơn vị chưa làm tốt vai trò tham mưu cho lãnh đạo thành phố trong việc phát hiện, tuyển chọn, đánh giá, phát huy năng lực chuyên gia cũng như xây dựng lực lượng cộng sự kế thừa.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
4 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
4 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
3 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
2 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
57 phút trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.

Tin cùng chuyên mục

SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
51 phút trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
2 giờ trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.
HIIVE by fusion: Ưu đãi mùa lễ hội dành cho doanh nghiệp tại Bình Dương
2 giờ trước
Doanh nghiệp phát triển, việc giữ chân nhân tài và xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm ngày càng trở nên thách thức. Lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện hay nơi nghỉ dưỡng cho nhân viên không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu cơ bản mà còn là chiến lược khẳng định vị thế và nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự.
Ô tô điện giá quy đổi dưới 300 triệu ngang cỡ Suzuki Swift, đi xa nhất 430km/sạc
3 giờ trước
Một thương hiệu trong làng xe tải chuẩn bị giới thiệu mẫu ô tô con chạy điện mới tại Việt Nam.