TP.HCM làm đường 8.500 tỷ ở khu Nam, đại gia địa ốc muốn đổi lấy 1.300ha đất tại Hiệp Phước

13/09/2018 16:10
Theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải, UBND TP.HCM đã chấp thuận đầu tư xây dựng đường trục Bắc - Nam (đoạn từ Hoàng Diệu đến đường Nguyễn Văn Linh và đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm) theo hình thức đối tác công tư – PPP.

Trước đó, liên doanh 2 công ty trong nước vừa đề xuất UBND TP HCM đầu tư dự án xây dựng đường trục Bắc - Nam dài 7,5 km, rộng 29,5 m, 6 làn xe, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm, Nhà Bè giai đoạn 3.

Dự án gồm cả nút giao Nguyễn Văn Linh và Nguyễn Hữu Thọ và xây dựng cầu Rạch Đĩa, cầu số 1, cầu Bản 2, cầu Phước Kiểng, cầu Bà Chiêm. Tổng mức đầu tư dự án hơn 8.500 tỷ đồng, bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng.

TP.HCM làm đường 8.500 tỷ ở khu Nam, đại gia địa ốc muốn đổi lấy 1.300ha đất tại Hiệp Phước - Ảnh 1.

Nhà đầu tư cam kết sẽ ứng toàn bộ kinh phí để giải phóng mặt bằng và ủy thác thành phố thực hiện bồi thường cho dự án đường trục Bắc - Nam và Khu đô thị Hiệp Phước. Đồng thời, đơn vị này cũng cam kết sẽ chuyển tiền ký quỹ 5.000-10.000 tỷ đồng khi được chọn làm nhà đầu tư dự án. Liên doanh này đề xuất thành phố thanh toán bằng quỹ đất 1.300 ha tại Khu đô thị Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).

Đường trục Bắc - Nam bắt đầu từ quốc lộ 22 (An Sương, quận 12) đến Khu công nghiệp Hiệp Phước là một trong 2 tuyến trục xuyên tâm của TP.HCM. Trong đó, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm là trục chính trong "Quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020" đã được Chính phủ phê duyệt. 

Trước đó, hồi cuối tháng 9.2016, UBND TP.HCM đã chấp thuận cho liên doanh gồm 4 doanh nghiệp nghiên cứu lập đề xuất dự án đầu tư trục đường Bắc - Nam theo hình thức đối tác công tư.

Cụ thể, bốn liên doanh này bao gồm Công ty TNHH MTV phát triển Công nghiệp Tân Thuận (Công ty IPC) hợp tác với Công ty cổ phần Tập đoàn Phát triển hạ tầng và bất động sản Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc và Công ty cổ phần An Phú.

Tin mới

Giá Kia Sorento lần đầu giảm dưới mốc 900 triệu tại đại lý: Rẻ nhất phân khúc, ngang CX-5 bản tầm trung, dọn kho chờ bản mới sắp ra mắt
10 giờ trước
Kia Sorento sản xuất 2025 đang được các đại lý áp dụng ưu đãi 10-80 triệu đồng, giá khởi điểm mới 899 triệu đồng.
GAC MOTOR Việt Nam triển khai loạt chương trình ưu đãi hè T5/2025
10 giờ trước
Tháng 5/2025, GAC MOTOR Việt Nam cùng hệ thống đại lý trên toàn quốc triển khai loạt chương trình khuyến mại đặc biệt cho các khách hàng ký hợp đồng sở hữu các dòng xe All-New M6 Pro, All-New M8, All-New GS8 với nhiều công nghệ độc đáo, an toàn, nâng tầm tiện nghi.
Không phải Thái Lan, một loại sầu riêng của láng giềng Việt Nam đang được săn đón: Được đại sứ Trung Quốc khen ngợi ‘ngon nhất thế giới’
10 giờ trước
Trung Quốc đang săn lùng giống sầu riêng Au Khak của láng giềng Việt Nam.
Mỹ phát hiện kho báu cả thế giới khao khát, hàng triệu tấn nằm sâu trong một mỏ than cũ: Chìa khóa cho cuộc đua năng lượng với Trung Quốc
2 giờ trước
Kho báu Mỹ vừa phát hiện có giá trị lên tới 37 tỷ USD.
Giá bạc hôm nay 15/5: đồng loạt lao dốc sau tín hiệu tích cực từ thuế quan Mỹ-Trung
3 giờ trước
Giá bạc trong nước và thế giới giảm mạnh sau khi Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý tạm ngừng áp thuế trong 90 ngày.

Tin cùng chuyên mục

Mazda3 2020 rao bán gần 600 triệu: Gần đắt nhất thị trường, khó “đụng hàng”, chỉ có 40 chiếc toàn Việt Nam
5 giờ trước
Chiếc Mazda3 đời 2020 sở hữu nhiều chi tiết độc quyền, chỉ có ở trên bản kỷ niệm 100 năm này.
Lada của Nga có 'vua' doanh số 8 năm liên tiếp, bán 200.000 xe/năm: Đã đến Việt Nam, Vios, Accent lo sợ?
5 giờ trước
Vua doanh số Lada của nước Nga sẽ cạnh trạnh thế nào với xe 'quốc dân' tại Việt Nam?
Mẫu tai nghe "cục gạch" độc đáo nhất Việt Nam: Có công nghệ xuyên âm, khử tiếng ồn chủ động
7 giờ trước
Đây cũng là mẫu tai nghe gắn liền với ban nhạc Rock nổi tiếng nhất Việt Nam.
'Ai cũng vội vã': Nhà máy Trung Quốc chạy hết công suất trở lại, đua xuất hàng sang Mỹ sau thoả thuận tạm thời
1 ngày trước
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang tận dụng thời gian tạm dừng trong cuộc chiến thương mại để xuất khẩu càng nhiều lô hàng càng tốt - và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra.