TP.HCM lý giải nguyên nhân tuyến metro số 1 bị đội vốn

05/01/2018 21:20
UBND TP.HCM vừa báo cáo Chính phủ về các vấn đề vướng mắc tại hai dự án xây dựng tuyến metro trên địa bàn.

Theo đó, UBND TP.HCM cho biết tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) được TP phê duyệt tháng 4-2007 với tổng mức đầu tư gần 17.400 tỉ đồng (hơn 126.500 triệu yen Nhật). Tại thời điểm này, dự án được xác định thuộc nhóm A nên không phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư. Sau đó, tư vấn chung của dự án đã tính toán và xác định lại tổng mức đầu tư vào năm 2009 là hơn 47.300 tỉ đồng (hơn 235.500 triệu yen Nhật).

UBND TP.HCM cho rằng tổng mức đầu tư dự án tăng so với thời điểm được phê duyệt lần đầu do 3 nguyên nhân: tăng khối lượng xây dựng nhằm đem lại hiệu quả đầu tư: đầu máy, toa xe, trang thiết bị nhà ga…; sự biến động khách quan của nguyên, nhiên liệu do trượt giá và việc tăng lương tối thiểu từ năm 2006 đến 2009; cập nhật tỷ giá yen Nhật - Việt Nam đồng (do trượt giá) và tỷ lệ tính toán các chi phí dự phòng, rủi ro trượt giá theo quy định mới.

 Metro số 1 ( Bến Thành - Suối Tiên ) đội vốn gần 30.000 tỉ đồng. Ảnh: HOÀNG GIANG

Metro số 1 ( Bến Thành - Suối Tiên ) đội vốn gần 30.000 tỉ đồng. Ảnh: HOÀNG GIANG

Tại thời điểm này, do chưa có kinh nghiệm nên phía Việt Nam đã đề nghị Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tuyển chọn tư vấn độc lập để thẩm tra việc điều chỉnh dự án. JICA sau đó đã chọn 2 đơn vị của Singapore, trong đó có một công ty quản lý hầu hết hệ thống metro của nước này.

Sau khi lấy ý kiến các bộ ngành, Thủ tướng đã cho phép UBND TP phê duyệt điều chỉnh dự án vào tháng 8-2011. Trên cơ sở đó, TP.HCM đã phê duyệt dự án vào tháng 9-2011 với tổng mức đầu tư mới là hơn 47.300 tỉ đồng. Như thế, dự án lại thuộc diện phải trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư. Tuy nhiên Thủ tướng đã cho phép tiếp tục thực hiện dự án vì có phát sinh tiêu chí công trình trọng điểm.

Ngoài ra, từ năm 2011 đến nay, UBND TP.HCM đều có báo cáo Chính phủ về dự án. Sau đó, Bộ trưởng GTVT thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ đã báo cáo Quốc hội theo quy định.

Đến nay dự án đã ký kết được 3 hiệp định vay với tổng số vốn đã ký kết tương đương hơn 31.200 tỉ đồng, giải ngân được gần 12.000 tỉ đồng, đạt 38% tổng số vốn vay đã ký kết.

Bên cạnh đó, từ khi phê duyệt điều chỉnh năm 2011, dự án đã triển khai thi công 4 gói thầu xây lắp chính và đã hoàn thành khoảng 48% khối lượng nhưng không phát sinh tăng thêm vốn đầu tư.

UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo cơ quan thay mặt Chính phủ trình Quốc hội báo cáo về thay đổi tổng mức đầu tư theo quy định; đồng thời hỗ trợ TP trong việc ứng vốn để dự án được tiếp tục triển khai.

Còn tuyến metro số 2, UBND TP.HCM đã phê duyệt thiết kế cơ sở do đơn vị tư vấn là Công ty CP tư vấn đầu tư và Xây dựng GTVT thực hiện. Tuy nhiên, đến năm 2012, chủ đầu tư đã chọn một công ty liên danh của Đức làm Tư vấn quốc tế và đơn vị tư vấn này đã phát hiện nhiều nội dung thiếu sót, chưa phù hợp nên phải điều chỉnh thiết kế cơ sở.

Trong hai năm 2015 và 2016, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có các văn bản đồng ý cho UBND TP.HCM thực hiện các thủ tục điều chỉnh dự án tuyến metro số 2. Đến tháng 2-2017, UBND TP đã lấy ý kiến các bộ, ngành về hồ sơ điều chỉnh dự án metro số 2.

Hiện nay, ý kiến các bộ về thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án đang có hai quan điểm khác nhau. Các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT và Ngân hàng nhà nước cho rằng dự án metro số 2 là dự án chuyển tiếp nhóm A, thẩm quyền thẩm định và phê duyệt điều chỉnh thuộc UBND TP, tuy nhiên cần phải báo cáo Thủ tướng xem xét, có ý kiến chỉ đạo trước khi thực hiện.

Trong khi đó các bộ Xây dựng và Tài chính thì cho rằng metro số 2 không phải là dự án chuyển tiếp, UBND TP cần báo cáo Thủ tướng để trình Quốc hội chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Vì vậy, UBND TP kiến nghị Thủ tướng duyệt chủ trương điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư và thời gian hoàn thành dự án theo kiến nghị của thành phố; đồng thời giao UBND TP tiếp tục là cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
4 phút trước
Trong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.
Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
51 phút trước
Tại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.
Đây là hãng xe điện nhiều người mua nhất thế giới: Việt Nam còn bán mà tại sao ở Mỹ lại "mất tích" kỳ lạ?
57 phút trước
Không giống như Tesla, vốn định vị là thương hiệu cao cấp, công ty này xây dựng thành công dựa trên khả năng tiếp cận giá cả và đang trở thành thế lực không thể ngăn cản.
Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
2 giờ trước
Loại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.
Giá iPhone có thể tăng thêm 18 triệu vì thuế, nếu đưa về Mỹ sản xuất thì chi phí "khổng lồ" tới mức nào?
2 giờ trước
Nếu sản xuất mọi thành phần riêng lẻ của iPhone, từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong ở Mỹ thì sẽ mất... một số tiền khổng lồ, WSJ nhận định.

Tin cùng chuyên mục

Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cao vút, nhiều chặng hết vé
2 giờ trước
Giá vé máy bay dịp 30/4-1/5 tiếp tục tăng nóng, một số chặng hết vé dù Cục hàng không chỉ đạo các hãng tăng chuyến phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Fanpage, kênh TikTok triệu follower của Hoa hậu Thùy Tiên đồng loạt 'bay màu'
3 giờ trước
Fanpage 2,7 triệu người theo dõi và kênh TikTok 5,5 triệu người theo dõi của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên đột ngột biến mất.
Xôn xao bánh mì Huynh Hoa hơn 1 triệu/2 ổ được "xách tay" sang Mỹ, cách đóng gói càng khiến dân tình trầm trồ
4 giờ trước
Rất nhiều bài đăng bán bánh mì Huynh Hoa "xách tay" sang Mỹ thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.
Xe tay ga mới của Honda giá chỉ 32 triệu đồng, rẻ như Vision nhưng trang bị xịn không kém SH Mode
9 giờ trước
Mẫu xe mới của Honda có thể trở thành đối thủ xứng tầm của Honda Vision, mẫu xe tay ga ăn khách bậc nhất tại Việt Nam?