TPHCM nhận ra điều gì trước 'vết xe đổ' xe buýt nhanh ở Hà Nội?

07/06/2019 09:06
Sau rất nhiều tranh cãi, dù quyết tâm rất cao song đứng trước “vết xe đổ” của dự án xe buýt nhanh (Bus Rapid Transit - BRT) ở Hà Nội, cuối cùng UBND TPHCM, Sở GTVT và chủ đầu tư nhận ra chưa đến lúc phải làm tuyến BRT số 1.

Tiếp tục… nghiên cứu

Theo quy hoạch, đến năm 2020, TPHCM sẽ có 6 tuyến BRT. Tuyến BRT số 1 do Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng công trình giao thông đô thị TPHCM làm chủ đầu tư có chiều dài 23 km, theo lộ trình từ đường Võ Văn Kiệt qua hầm sông Sài Gòn tới đường Mai Chí Thọ. Điểm đầu là vòng xoay An Lạc (quận Bình Tân), điểm cuối là khu vực Rạch Chiếc (quận 2).

Theo thiết kế, làn đường 2 bên dải phân cách giữa đường Võ Văn Kiệt và Mai Chí Thọ sẽ dành cho xe buýt nhanh với 2 chiều xuôi ngược. Làn BRT tách biệt với các làn đường khác. Dọc tuyến có 28 điểm dừng đón, trả khách và 8 điểm giữ xe máy để phục vụ nhu cầu của hành khách. Tổng mức đầu tư của dự án 143,679 triệu USD, trong đó vay của Ngân hàng Thế giới 123,615 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của TP HCM. Doanh thu là từ tiền vé, quảng cáo tại các nhà chờ, trên xe buýt…

Trong năm đầu khai thác, tuyến BRT số 1 sẽ kết nối vào Bến xe Chợ Lớn, chợ Bến Thành (kết nối giữa quận 5 và quận 1). Với lộ trình trên, tuyến buýt này được xem là rút ngắn thời gian đi lại trên hành lang Đông - Tây của TPHCM, nhất là giờ cao điểm với khả năng vận chuyển tối đa 132.000 khách/ngày và tốc độ được đề xuất trước đó là 31,5 km/giờ.

Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành, đưa vào hoạt động trong năm 2019. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dự án vẫn còn trên giấy. Một số chuyên gia giao thông cho rằng, ưu điểm của BRT là có tính cơ động cao, chi phí đầu tư rẻ hơn nhiều so một số loại hình vận tải công suất lớn khác, trong khi có thể tiếp cận được nhiều khu vực có điều kiện hạ tầng khác nhau. Tuy nhiên, việc triển khai dự án BRT, TPHCM cần phải tính toán khoa học, đặc biệt là đánh giá hiệu quả, nhu cầu sử dụng của người dân để đảm bảo tính khả thi, tránh đi vào “vết xe đổ” ở Hà Nội.

Mới đây, UBND TPHCM quyết định tạm dừng dự án tuyến BRT số 1 để “tiếp tục nghiên cứu thêm”. Thay vào đó, TPHCM tổ chức tuyến xe buýt chất lượng cao, tiện nghi hiện đại và sử dụng nhiên liệu sạch (khí CNG).

Theo Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm, dự báo nhu cầu lượng khách năm đầu tiên khi làm tuyến BRT số 1 là 24.709 hành khách/ngày. Tuy nhiên, qua rà soát, điều chỉnh thì con số trên giảm còn 17.711 hành khách/ngày. So với lượng hành khách của các tuyến xe buýt thường hiện nay thì sản lượng tuyến BRT số 1 cao hơn không nhiều, thậm chí còn thấp hơn so với một số tuyến. Đây chính là vấn đề TPHCM cần tính toán lại và thay đổi phương án, vì kinh phí đầu tư tuyến BRT lớn hơn nhiều so với xe buýt thường.

Trong khi đó, nếu TPHCM tổ chức tuyến xe buýt chất lượng cao, quy mô đầu tư các hạng mục như hệ thống giao thông thông minh, cải tạo làn dành riêng suốt tuyến, thiết bị soát vé, nhà chờ, kết cấu hạ tầng, đầu tư phương tiện… sẽ giảm so với đầu tư BRT. Đặc biệt, việc thay đổi phương án vẫn sẽ tranh thủ được nguồn vốn tài trợ ODA của Ngân hàng Thế giới.

Nhiều nước… khai tử BRT

Theo Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, 4 yếu tố quyết định đến sự thành bại của dự án BRT là quy hoạch đô thị và tiến độ thực hiện quy hoạch; dự báo hành khách, khả năng lưu thông, sự kết nối BRT với các loại hình vận tải công cộng khác (xe buýt, xe điện mặt đất...); khả năng tiếp cận của hành khách, sự an toàn, tiện ích tại các trạm; chất lượng và độ tin cậy của thiết bị kỹ thuật phục vụ hệ thống BRT.

Là chủ đầu tư dự án tuyến BRT số 1, Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông - Đô thị TPHCM (UCCI) cũng đồng tình với phương án tạm hoãn thực hiện dự án sau khi đã khảo sát, đánh giá mô hình BRT của Hà Nội và một số nước châu Âu, châu Á và Nam Mỹ.

UCCI đề xuất TPHCM triển khai xây dựng tuyến xe buýt chất lượng cao số 1 dọc hành lang Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ thay vì tuyến BRT như mục tiêu ban đầu của đề án. 5-10 năm sau, khi có các điều kiện phù hợp thì TPHCM có thể nâng cấp tuyến xe buýt chất lượng cao lên BRT.

Theo cựu Giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường, Trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM, BRT chỉ phát huy hiệu quả tại các khu vực dân cư phát triển mới.

Có những đô thị, BRT cũng không như kỳ vọng, kém hiệu quả như ở New Delhi (Ấn Độ) đã phải tháo dỡ năm 2016 sau 8 năm hoạt động; hay như Bangkok (Thái Lan) cũng đang cân nhắc tháo dỡ BRT và Đài Trung (Đài Loan, Trung Quốc) chọn xe buýt ưu tiên để thay thế.

PGS-TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học - Kỹ thuật - Môi trường (Ủy ban MTTQ TP HCM) cho rằng, việc dành một làn đường riêng cho buýt nhanh là không khả thi. Các con đường thường xuyên ùn tắc và quá nhiều giao lộ, trong khi xe buýt cồng kềnh thì sẽ càng gây kẹt xe. Tuyến BRT số 1 triển khai trên tuyến đường lớn là có thể bố trí được làn riêng nhưng nhu cầu đi lại bằng xe buýt trên trục đường này không cao. Mặt khác, các chính sách thu hút người dân sử dụng những loại hình giao thông công cộng tại TPHCM chưa khả quan nên buýt nhanh đưa vào khai thác có khách hay không là phải cân nhắc.

“Thất bại của BRT tại Hà Nội là bởi việc triển khai dự án này đã không khớp thực tiễn, thiếu cơ sở điều tra xã hội học. Đây là bài học cho TPHCM, trong đó việc quan trọng là cần đánh giá đến nhu cầu hoạt động, mưu sinh của người dân”, Theo PGS-TS Nguyễn Lê Ninh.

“Nhiều nước trên thế giới đã triển khai BRT và thất bại, nguyên nhân chính là các loại xe khác chiếm đường, thiếu sự kết nối, dẫn tới thời gian không chính xác. Tại TPHCM, nếu không giải quyết được tình trạng trên thì triển khai BRT chắc chắn sẽ thất bại”. TS Nguyễn Xuân Long, Trường Đại học Bách khoa TPHCM


Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
3 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
5 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
5 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
6 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
6 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
8 giờ trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
12 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
12 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
1 ngày trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.