TP.HCM: Quy hoạch dự án "treo" vẫn còn nhức nhối

29/11/2017 20:51
TP.HCM nhận định cơ bản xử lý chấm dứt tình trạng dự án chậm triển khai. Tuy nhiên, đại biểu HĐND cho rằng, khi giám sát tại các địa phương, người dân còn ca thán.

Ngày 29/11, báo Thanh Niên dẫn tin, báo cáo của UBND TP.HCM khẳng định, TP cơ bản không còn dự án treo. Tuy nhiên, trong quá trình giám sát thực tế ở các địa phương, người dân còn ca thán rất nhiều.

Theo Thanh Niên, thông tin trên là nỗi bức xúc của nhiều đại biểu tại buổi giám sát của HĐND TP.HCM với UBND TP về Nghị quyết 16 diễn ra vào chiều 28/11.

Trước đó, báo cáo của UBND TP.HCM cho thấy, toàn TP có 1.269 dự án đã được chấp thuận địa điểm đầu tư và có quyết định thu hồi, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Đến nay, TP đã xóa 577 dự án không khả thi và nhận định “cơ bản xử lý chấm dứt tình trạng dự án chậm triển khai”.

Tuy nhiên, tại buổi giám sát, các đại biểu (ĐB) HĐND không đồng tình với nhận định này.

Thông tin về vấn đề trên, báo Thanh Niên dẫn lời ĐB HĐND Cao Thanh Bình cho biết, các địa phương phản ánh nhiều dự án hết hạn, chậm triển khai nhưng chủ đầu tư không trả lại mà còn khiếu nại.

Ông Bình dẫn các dự án: 130 Hàm Nghi Q.1, đại học quốc tế ở Củ Chi, chung cư Khánh Hội (Q.4) hay khu đô thị Sing Việt... làm ví dụ cho nhận định trên.

Cùng thông tin vụ việc, báo Pháp Luật TP.HCM cũng dẫn lời ông Trương Trung Kiên, Trưởng ban Đô thị HĐND TP. Ông Kiên cho biết, TP “trảm” gần 600 dự án nhưng thu hồi xong, giải quyết những dự án đó theo hướng nào, đem lại quyền lợi gì cho dân thì chưa được nêu rõ.

 Một dự án treo hơn 20 năm ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) khiến người dân khốn khổ vì đất bỏ hoang (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ).

Một dự án treo hơn 20 năm ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) khiến người dân khốn khổ vì đất bỏ hoang (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ).

ĐB Lê Minh Đức, Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM cũng thông tin, tại khu đô thị ĐH ở quận 9, hàng trăm ha đất đã được giao cho sáu trường đại học 14 năm qua.

Tuy nhiên, đến nay chỉ có duy nhất trường đại học Luật triển khai dự án, năm trường còn lại “xí” đất rồi để đó khiến cuộc sống của người dân rất khổ sở.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng đánh giá dự án chậm triển khai luôn là một vấn đề nóng và gây nhiều bức xúc cho dân.

“Người dân bức xúc nhất là Nhà nước giao đất cho nhà đầu tư xong chậm triển khai, chậm bồi thường, hoặc quy hoạch rồi không biết khi nào triển khai. Người dân muốn chuyển nhượng, xây mới, tách thửa không được, sửa chữa cũng rất khó khăn”, bà Tâm nói.

Trả lời những vấn đề đại biểu quan tâm, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP giãi bày, công tác tổ chức, quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch là điều rất khó. Nhất là đặt trong bối cảnh quỹ đất đối với TP là tài nguyên, là nguồn vốn.

"Nếu không quản lý tốt sẽ lãng phí. Mặc dù đã biết được những tồn tại trên nhưng bài toán triển khai thế nào để không còn dự án treo, đồ án quy hoạch treo là vô cùng khó", vị Phó Chủ tịch UBND TP.HCM nói.

Ông Tuyến cũng thừa nhận, chất lượng quy hoạch chưa cao nên thường xuyên phải điều chỉnh cục bộ, tổng thể, thậm chí ở từng dự án.

“Như quỹ đất dành cho giao thông chưa đủ, TP nằm trong nhóm cuối cả nước, chỉ mới đáp ứng khoảng 20%. Nhưng có quy hoạch rồi mà không có tiền làm, nên đụng đến quyền lợi người dân rất lớn. Trường học, công viên cũng vậy, làm không được nhưng bỏ không dám”, ông Tuyến nói.

Cũng theo vị Phó Chủ tịch, hiện UBND TP xin chủ trương của Thành ủy cho rà soát lại, những dự án quá hạn sẽ thu hồi, sử dụng cho hiệu quả, nhất là có quỹ đất làm BT.

Cùng nội dung, trao đổi trên báo Pháp Luật TP.HCM, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận, không quy hoạch thì không được, quy hoạch mà không làm thì càng gây bức xúc cho dân.

Theo đó, ông Tuyến đề xuất, nếu quy hoạch khả thi và nhắm đủ nguồn lực thực hiện thì Nhà nước hãy công khai. Còn nếu quy hoạch lâu dài nhưng chưa xác định được nguồn lực thực hiện thì “xả” ra, khi nào thực hiện thì bồi thường cho dân theo quy định của pháp luật. “Có như thế mới giải quyết được quyền lợi cho dân” ông Tuyến nói.

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
5 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
4 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
4 giờ trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
3 giờ trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
2 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Tin cùng chuyên mục

'Cháy khét' vé máy bay dịp 30/4-1/5
2 giờ trước
Giá vé máy bay dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 cao ngang dịp Tết Nguyên đán vừa qua và hiện vé nhiều chặng bay như Hà Nội - Đồng Hới, TPHCM - Tuy Hòa đã "cháy khét' với tỷ lệ đặt chỗ đạt 100%.
Chật vật tìm khách, MPV kín tiếng nhất Việt Nam Haima 7X giảm giá tới gần 200 triệu đồng
18 giờ trước
Haima 7X được đại lý đẩy mạnh ưu đãi, giải phóng hàng tồn trong tháng 4/2025.
Giá iPhone đồng loạt giảm sâu: iPhone 11 chỉ còn từ 8,5 triệu, có mẫu giảm gần 14 triệu đồng
19 giờ trước
Từ những model đời cũ như iPhone 11 đến các dòng mới ra mắt như iPhone 16 series đều đồng loạt lao dốc, có mẫu giảm gần 14 triệu đồng.
Vé bay dịp 30-4 đắt ngang Tết, Cục Hàng không tăng cường giám sát
20 giờ trước
Giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP HCM ngày 29-4 hiện được các hãng hàng không niêm yết ở mức dao động từ 3,4 đến 3,74 triệu đồng