Khi đó thị trường bất động sản TPHCM sẽ phát triển minh bạch, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước. Dòng tiền đầu tư vào bất động sản cũng sẽ được kiểm soát. Bởi hiện nay, dòng tiền đầu tư vào bất động sản chủ yếu từ ngân hàng – có giá đất, nhưng không phản ánh đúng quy luật cung cầu. Do đó cần có sự kiểm soát của Nhà nước ở tầm vĩ mô, tránh bong bóng thị trường bất động sản.
Cũng theo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, hiện nay, TPHCM được giao nắm giữ 209,5 nghìn ha đất đai, trong đó 114 nghìn ha là đất nông nghiệp, 94,6 nghìn ha đất phi nông nghiệp. Trong tổng diện tích nói trên, 162,3 nghìn ha đất đang được sử dụng, 47,3 nghìn ha đang được giao để quản lý chưa đưa vào sử dụng và đất chưa sử dụng chỉ còn 927 ha. Như vậy có thể thấy, hầu hết đất đai ở TPHCM đang được sử dụng hoặc sẵn sàng đưa vào sử dụng.
Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM nêu, cũng như TP. Hà Nội, TPHCM có giá đất cao nhất cả nước. Mỗi mét vuông đất thuộc bất kể loại nào trên thị trường cũng có giá từ vài triệu tới khoảng 1 tỷ đồng.