TP.HCM sẽ tái cơ cấu ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn. Ảnh: T.C.L
Cũng theo đề án, quy mô chăn nuôi lợn bình quân 75 - 100 con/hộ; tỷ lệ hộ chăn nuôi được chứng nhận VietGAP đạt trên 60 - 80%; phấn đấu 90 - 100% các hộ chăn nuôi thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Cơ bản hình thành hệ thống tháp giống toàn thành phố, với đàn giống cụ kỵ 1.673 con. Trên 50% các cơ sở sản xuất giống lợn trên địa bàn thành phố được chứng nhận con giống theo các tiêu chuẩn hiện hành.
Cùng với đó, hoàn thiện bản đồ số hóa quản lý đàn heo và dịch bệnh; thống nhất hệ thống quản lý giống heo từ cơ sở sản xuất giống đến cơ quan quản lý Nhà nước. Duy trì 8 xã thuộc huyện Củ Chi và 1 xã thuộc huyện Hóc Môn an toàn với bệnh lở mồm long móng trên lợn. Phấn đấu trên 10% số hộ chăn nuôi tham gia tổ hợp tác, HTX chăn nuôi theo chuỗi liên kết ngành hàng thịt lợn.
Đến cuối năm 2025, duy trì tổng đàn lợn là 200.000 con; trong đó đàn nái sinh sản chiếm khoảng 20% tổng đàn, tổng đàn giống cụ kỵ đạt 2.750 con trên địa bàn huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè; các quận còn lại không còn chăn nuôi lợn.
Quy mô chăn nuôi bình quân đạt 200 con/hộ; tỷ lệ hộ chăn nuôi lợn được chứng nhận VietGAP đạt trên 90 - 95%, phấn đấu 100% các hộ chăn nuôi thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đồng thời, phấn đấu 100% các hộ chăn nuôi tập trung theo phương thức chăn nuôi quy mô công nghiệp, ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao đồng bộ, đảm bảo an toàn sinh học, quy trình VietGAP trở lên. Phấn đấu trên 20% hộ chăn nuôi tham gia tổ hợp tác, HTX chăn nuôi theo chuỗi liên kết ngành hàng thịt lợn.