Trái chiều kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp ngành cảng biển

07/05/2020 14:01
Tác động của dịch Covid-19 lên ngành cảng biển trong quý I được cho là không nhiều. Một số doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng như Viconship, Cảng Hải Phòng, Cảng Đà Nẵng... Trong khi, Gemadept, Hải An, Cảng Sài Gòn... lãi giảm.

Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng tác động của dịch Covid-19 tới sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển trong quý I không nhiều. Cụ thể, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam quý đầu năm đạt hơn 159 triệu tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó hàng container là hơn 5 triệu TEUs, tăng 14%. Điều này có thể lý giải cho việc nhiều doanh nghiệp cảng biển vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao.

Tuy nhiên, sang đến quý II, Chứng khoán BIDV (BSC) dự đoán sản lượng thông cảng toàn ngành sẽ khó tăng trưởng. Tác động tiêu cực từ dịch có thể sẽ bị trễ 1 – 2 tháng do các doanh nghiệp vẫn có thể duy trì hàng tồn kho nên việc giảm sản lượng chậm hơn. Với việc chỉ số PMI giảm từ 49 điểm của tháng 2 xuống 41,9 điểm trong tháng 3 báo hiệu mức giảm mạnh của sức khỏe hoạt động sản xuất tại Việt Nam, đồng thời, dịch lây lan khiến nguồn cầu từ các thị trường quan trọng khác như Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu suy giảm.

Trái chiều kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp ngành cảng biển - Ảnh 1.

Nguồn: BCTC

Doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất là Gemadept ( HoSE: GMD ) với giá trị 122,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này giảm 16% so với quý I/2019 do biên lợi nhuận hoạt động chính là khai thác cảng giảm, trong khi, các loại chi phí đều tăng đáng kể.

Trong năm 2020, công ty kỳ vọng cảng Gemalink - cảng nước sâu có quy mô lớn nhất Việt Nam, năng lực tiếp nhận Megaship - loại tàu container thế hệ lớn nhất thế giới, sẽ khai thác kỹ thuật vào quý IV. BSC kỳ vọng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận CAGR đạt 40%/năm, giúp lợi nhuận tăng ít nhất 17%/năm trong giai đoạn từ 2022 đến 2025.

Vận tải và Xếp dỡ Hải An ( HoSE: HAH ) cũng ghi nhận lợi nhuận giảm 8% còn 31 tỷ đồng, chủ yếu do hoạt động tài chính không hiệu quả khi doanh thu giảm và chi phí tăng.

Năm 2020, công ty đặt kế hoạch doanh thu là 1.370 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế là 120 tỷ đồng, giảm 1% so với lợi nhuận thực hiện năm 2019 – mức thấp nhất từ năm 2014.

Kế hoạch kinh doanh đặt ra trong bối cảnh doanh nghiệp đánh giá năm 2020 có nhiều thách thức lớn do cạnh tranh gay gắt ở khu vực sông Cấm và chi phí gia tăng do ảnh hưởng bởi quy định Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).

Trong các doanh nghiệp thống kê, Cảng Sài Gòn ( UPCoM: SGP ) có mức giảm lợi nhuận mạnh nhất là 45,5%, còn gần 21 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là biên lợi nhuận gộp giảm. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này đã cải thiện so với quý III và quý IV/2019.

Trong thời gian tới, doanh nghiệp dự kiến thay đổi cơ cấu mặt hàng tại các cảng, tập trung khai thác các bến mềm để thực hiện chuyển tải hàng hóa, hỗ trợ cho việc thiếu hụt cầu cảng khi di dời, đồng thời, nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ bốc xếp. Về kế hoạch mở rộng và phát triển sản xuất, Cảng Sài Gòn sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn tất xây dựng dự án Cảng Sài Gòn – Hiệp Phước giai đoạn 1, triển khai giai đoạn 2 và dự án Khu dịch vụ hậu cần Cảng Sài Gòn tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP HCM.

Công ty cũng triển khai dịch vụ logistics đối với các mặt hàng rời, sắt thép và trung tâm phân phối hàng hóa tại khu đất Tân Thuận B, quận 7. Cảng Sài Gòn cũng hợp tác, mở rộng cầu cảng tại chi nhánh Cảng Sài Gòn tại Bà Rịa – Vũng Tàu nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận các tuyến tài khác ngoài các tàu của nhà máy thép Phú Mỹ.

Bên cạnh Gemadept, Hải An, Cảng Sài Gòn..., ngành cảng biển vẫn có những doanh nghiệp ghi nhận lãi tăng đáng kể. Cụ thể, Viconship ( HoSE: VSC ) ghi nhận doanh thu thuần giảm 3,5%, còn 409 tỷ đồng nhưng lợi nhuận tăng 42%, lên 72 tỷ đồng. Sở dĩ có sự khác biệt là bởi lợi nhuận gộp tăng nhờ giá vốn giảm mạnh hơn doanh thu. Bên cạnh đó, trong quý I, công ty đã đẩy mạnh công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh và lượng tàu phải chuyển ở các cảng ngoài giảm nên giảm được chi phí.

Cảng Xanh VIP ( UPCoM: VGR ), công ty con của Viconship, cũng ghi nhận mức tăng lợi nhuận ấn tượng 86%, lên 42,5 tỷ đồng nhờ lượng hàng được duy trì, nhưng các chi phí về giá vốn được cải thiện, phản ánh trực tiếp từ các chi phí đầu vào như xăng dầu, công nhân...

Nhờ doanh thu tài chính hơn gấp 4 lần, lợi nhuận của Cảng Hải Phòng ( HNX: PHP ) tăng thêm 26% lên 122 tỷ đồng, xấp xỉ doanh nghiệp đầu ngành là Gemadept. Theo giải trình, năm 2020, công ty mẹ thay đổi cách hạch toán, ghi nhận lãi dự thu tiền gửi tiết kiệm ngân hàng theo tháng, thay vì hạch toán lãi dự thu 6 tháng/lần.

Bên cạnh đó, tỷ giá đồng Yên Nhật trong quý I giảm, giúp ghi lãi chênh lệch tỷ giá, trong khi quý cùng kỳ lỗ. Đồng thời, nhiều tài sản cố định của công ty mẹ và công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu – công ty con đã hết khấu hao từ tháng 7/2019 cũng giúp lợi nhuận sau thuế tăng.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
8 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
31 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.