Trái ngược với khối ngoại, nhà đầu tư trong nước mua ròng trong tuần 4-8/7

10/07/2022 09:50
Nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng 484 tỷ đồng trên sàn HoSE trong tuần từ 4-8/7.

Thị trường điều chỉnh trở lại trong tuần qua sau khi thất bại trước ngưỡng tâm lý 1.200 điểm. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (8/7), VN-Index đứng ở mức 1.171,31 điểm, tương ứng giảm 27,59 điểm (-2,3%) so với tuần trước; HNX-Index cũng giảm 1,08 điểm (-0,39%) xuống 277,8 điểm; UPCoM-Index giảm 1,22 điểm (-1,38%) xuống 86,96 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm so với tuần trước đó. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 12.974 tỷ đồng/phiên, giảm 10,9%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 9,5% và đạt 11.504 tỷ đồng/phiên.

Nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức trong nước đóng vai trò nâng đỡ thị trường trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trở lại.

Trái ngược với khối ngoại, nhà đầu tư trong nước mua ròng trong tuần 4-8/7 - Ảnh 1.

Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.

Cụ thể, theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng 484 tỷ đồng trên sàn HoSE trong tuần từ 4-8/7, trong đó có 256 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

Trái ngược với khối ngoại, nhà đầu tư trong nước mua ròng trong tuần 4-8/7 - Ảnh 2.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.


Cá nhân trong nước mua ròng mạnh nhất mã VHM với 211 tỷ đồng. GAS và EIB được mua ròng lần lượt 179 tỷ đồng và 162 tỷ đồng. Trong khi đó, VNM bị bán ròng mạnh nhất với 311 tỷ đồng. Hai mã ngân hàng là STB và TCB bị bán ròng lần lượt 219 tỷ đồng và 121 tỷ đồng.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước giao dịch tích cực trở lại khi mua ròng 437 tỷ đồng, trong đó có 866 tỷ đồng được thực hiện thông qua khớp lệnh.

Trái ngược với khối ngoại, nhà đầu tư trong nước mua ròng trong tuần 4-8/7 - Ảnh 3.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.


Chứng chỉ quỹ FUEVFVND được các tổ chức trong nước mua ròng mạnh nhất với 225 tỷ đồng. TCB và FPT đều được mua ròng 121 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, SHB bị bán ròng mạnh nhất với 162 tỷ đồng. EIB và VSC đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.

Về giao dịch của khối ngoại, dòng vốn này chấm dứt chuỗi 5 tuần mua ròng liên tiếp và bán ròng trở lại 921 tỷ đồng (1.143 tỷ đồng được thực hiện thông qua khớp lệnh).

Trái ngược với khối ngoại, nhà đầu tư trong nước mua ròng trong tuần 4-8/7 - Ảnh 4.

10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.


Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND với giá trị 170 tỷ đồng. VHM và DXG đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 164 tỷ đồng và 137 tỷ đồng. Trong khi đó, VNM đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với 237 tỷ đồng. STB cũng được mua ròng 109 tỷ đồng.

Tin mới

1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
7 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
6 giờ trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
5 giờ trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"
4 giờ trước
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?
Tốc độ tăng trạm sạch xe điện ở Việt Nam cao hơn Mỹ, Hàn Quốc
4 giờ trước
Mức độ tăng trưởng trạm sạc xe điện của Việt Nam thời gian gần đây cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và các nước có trạm sạc lớn như Mỹ và Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.
Thế giới Di động ‘xóa sổ’ hơn 170 cửa hàng trong 1 tháng
23/08/2024 10:38
Trong tháng 7, Thế giới Di động đóng cửa 18 cửa hàng thế giới di động (gồm Topzone), 59 cửa hàng Điện máy xanh, 94 nhà thuốc An Khang.