Trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ, vì sao đây là kênh huy động vốn được doanh nghiệp niêm yết ưa chuộng hơn so với phát hành cổ phần?

02/03/2021 11:23
Giá trị huy động từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp cao gần gấp 7 lần so với phát hành cổ phần trong năm 2020.

Phát triển mạnh mẽ trong hơn hai năm trở lại đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Theo báo cáo "Triển vọng thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp Việt Nam 2021" của Fiin Ratings, giá trị huy động TPDN của các công ty niêm yết đã vượt xa giá trị huy động từ thị trường cổ phiếu.

Trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ, vì sao đây là kênh huy động vốn được doanh nghiệp niêm yết ưa chuộng hơn so với phát hành cổ phần? - Ảnh 1.

Các kênh huy động vốn của doanh nghiệp niêm yết

Năm 2020, TPDN phát hành mới đạt 173 nghìn tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Giá trị này gấp gần 7 lần so với huy động từ phát hành cổ phần, 26 nghìn tỷ đồng. Theo Fiin Ratings, đà tăng ấn tượng này do hai nguyên nhân chính:

Thị trường cổ phiếu nhiều biến động trong bối cảnh đại dịch, nhiều tác động chưa hoàn toàn được kiểm soát. Giá trị huy động từ thị trường cổ phiếu, bao gồm các thương vụ IPO và phát hành cổ phần suy giảm đáng kể so với năm 2019, giảm 79%.

Chủ trương giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng thương mại và các quy định của ngân hàng Nhà nước về việc kiểm soát hạn mức tín dụng cho ngành bất động sản. Kênh trái phiếu đang trở thành nguồn vốn trung và dài hạn dần thay thế cho kênh tín dụng truyền thống.

Tại cuối quý 3/2020, dư nợ trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết thuộc ngành bất động sản chiếm 62% vay dài hạn và 45% tổng nợ vay.

Fiin Ratings cho rằng, xu hướng huy động vốn qua TPDN vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2021 khi thị trường bất động sản chưa thực sự phục hồi như giai đoạn 2017 – 2019. Doanh nghiệp cần thêm vốn để tái khởi động hoạt động kinh doanh và tái cấu trúc cơ cấu tài chính trong điều kiện các tiêu chuẩn cho vay bị thắt chặt.

Trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ, vì sao đây là kênh huy động vốn được doanh nghiệp niêm yết ưa chuộng hơn so với phát hành cổ phần? - Ảnh 2.

Cơ cấu nợ vay của doanh nghiệp bất động sản nhà ở niêm yết

Quay trở lại với việc huy động vốn của các doanh nghiệp, tại sao phương án phát hành cổ phần lại không được lựa chọn trong bối cảnh thị trường chứng khoán sôi động trong nửa sau của năm 2020?

Ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng giám đốc Fiin Group, đơn vị phát hành báo cáo Fiin Ratings đưa ra một số lý do:

Thứ nhất, thị trường cổ phiếu sôi động nhưng thực tế biến động rất lớn trong năm qua. Do đó quyết định chào bán cổ phần có rủi ro thất bại vẫn rất cao.

Thứ hai, thị trường do người mua quyết định. Tiền "rẻ" và các nhà đầu tư tổ chức, chính là ngân hàng thừa thanh khoản đã tăng sở hữu trái phiếu doanh nghiệp trong khi bị hạn chế cấp tín dụng bất động sản. Thực tế, các ngân hàng đang ôm hơn 70% giá trị TPDN đang lưu hành, bao gồm cả doanh nghiệp chưa niêm yết.

Thứ ba, chi phí vốn cổ phần (Cost of Equity) đắt hơn nhiều so với huy động trái phiếu. Bất động sản có chi phí vốn cổ phần tối thiểu 18% theo mô hình CAPM (mô hình định giá tài sản vốn) đang được áp dụng và WACC (chi phí vốn bình quân) khoảng 15%, trong khi đó lãi suất trái phiếu chỉ từ 10 – 12%.

Thứ tư, chủ sở hữu chính của các doanh nghiệp không muốn pha loãng sở hữu của họ để thuận lợi cho các quyết định kinh doanh lớn, giảm được ý kiến và tranh cãi.

Thứ năm, thủ tục và chi phí giao dịch phát hành trái phiếu thấp hơn nhiều so với phát hành cổ phần. Mặt khác, trái phiếu kỳ hạn 3 – 5 năm nhưng khi bán được hàng có thể mua lại luôn. Thực tế nhiều trái phiếu được mua lại sau một năm.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
7 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
7 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
6 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
7 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
7 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.