Ghi nhận bởi Sở GDCK Hà Nội (HNX), tổng giá trị đăng ký trong tháng 8 lên đến 723 đợt, trong đó chỉ phát hành 172 đợt với giá trị hơn 38.399 tỷ đồng, trên tổng số 37 doanh nghiệp tham gia. So với tháng 8 năm ngoái, giá trị chào bán tăng 44%. Tuy nhiên, chênh lệch giữa số lượng đăng ký với số đợt chào bán thành công ngày càng tăng, cho thấy nhu cầu huy động từ kênh trái phiếu đang tăng mạnh.
Luỹ kế 8 tháng đầu năm, số lượt đăng ký 2.064 đợt, tổng chào bán là 1.354 đợt với giá trị vào mức 238 tỷ đồng. Trong đó, bất động sản tiếp tục dẫn đầu quy mô với 11.670 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 30,39% toàn ngành. Tổ chức tín dụng xếp thứ hai với 26,14% - tổng giá trị vào mức 10.038 tỷ đồng.
Tiếp đà tăng nóng những năm gần đây do dòng tín dụng ngân hàng bị siết chặt, dịch Covid-19 bùng phát khiến huy động dòng vốn nhàn rỗi qua trái phiếu được đẩy mạnh. Khi mà, mặt bằng lãi suất ngân hàng được điều chỉnh giảm, tính đến hiện tại tương đối kém hấp dẫn so với mức chi trả lãi của kênh trái phiếu (trung bình ở mức 9-10%, thậm chí mảng bất động sản chào với con số có thể lên đến 15-18%/năm).
Mặc dù vậy, vẫn là kênh huy động mới trên thị trường, nhiều cảnh báo về rủi ro trái phiếu vẫn liên tục được đưa ra. Mới nhất, Nghị định 81/2020/NĐ-CP dự kiến có hiệu lực vào ngày 1/9 tới đây sẽ tiết chế sự tăng trưởng nóng với một số điều kiện hạn chế về phát hành.
Trong đó, đáng chú ý là khoản mục yêu cầu dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành) không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất. Mặt khác, việc bổ sung nâng cao tiêu chuẩn, giới hạn phát hành, yêu cầu cao hơn về trách nhiệm… cũng sẽ là khiến thị trường từ sau tháng 9 bị ảnh hưởng. Nhìn chung, theo các chuyên gia tài chính thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai cần giao dịch thứ cấp, tăng tính thanh khoản và thông tin.