Tràn lan "tín dụng đen", 170 vụ lừa đảo lãi suất cao vỡ nợ nghìn tỷ

10/01/2019 11:30
Có khoảng 170 vụ lừa đảo, lạm dụng liên quan đến việc huy động vốn với lãi suất cao, với số tiền chiếm đoạt lên đến hàng nghìn tỷ đồng khiến vỡ nợ dây chuyền...

Bộ Công an vừa có những phân tích, cảnh báo thủ đoạn tinh vi về "tín dụng đen". 

Theo Bộ Công an, các đối tượng hoạt động "tín dụng đen" thường hoạt động núp dưới vỏ bọc là các cơ sở kinh doanh, hội nhóm như các cơ sở cầm đồ, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, công ty tài chính; Các tổ chức tín dụng hoạt động biến tướng dưới mọi hình thức (khuyến mãi, hoa hồng, huy động vốn để đầu tư, ủy thác đầu tư trái phiếu với lãi suất cao); Các cá nhân có biểu hiện hoạt động cho vay tài chính bất hợp pháp; Các cơ sở, cá nhân có biểu hiện huy động vốn với lãi suất cao bất thường (chơi hụi, họ, phường…) hoặc góp vốn dưới hình thức kinh doanh đa cấp.

Ngoài ra, một số đối tượng, cơ sở lợi dụng hình thức cho vay trực tuyến, vay online thông qua các trang mạng, mạng xã hội, ứng dụng di động để quảng cáo, tiếp cận, mời chào người có nhu cầu vay để cho vay với lãi suất rất cao.

"Nhiều người tuy không phải các đối tượng cho vay chuyên nghiệp nhưng do hám lợi của lãi suất huy động nên đã đi vay của người thân và của các đối tượng cho vay tín dụng đen rồi cho vay lại để hưởng lãi suất chênh lệch, đến khi con nợ bị vỡ nợ hoặc bỏ trốn thì những người trung gian trở thành con nợ bị các đối tượng cho vay "tín dụng đen" siết nợ", Bộ Công an cho biết. 

Theo thống kê của Bộ Công an, trong khoảng 4 năm gần đây, trên toàn quốc xảy ra khoảng 7.624 vụ phạm tội liên quan đến "tín dụng đen", trong đó có 56 vụ giết người, 398 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 836 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.809 vụ lừa đảo, 3.581 vụ lạm dụng tín nhiệm, 165 vụ hủy hoại tài sản…

Đặc biệt, có khoảng 170 vụ lừa đảo, lạm dụng liên quan đến việc huy động vốn với lãi suất cao, với số tiền chiếm đoạt lên đến hàng nghìn tỷ đồng khiến vỡ nợ dây chuyền. 

Hiện tại lực lượng Cảnh sát hình sự đã rà dựng và hiện đang quản lý hơn 200 băng nhóm, với gần 2.000 đối tượng hoạt động có tổ chức về lĩnh vực cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê.

Thời gian qua, tình hình tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến "tín dụng đen" có chiều hướng diễn biến khá phức tạp. Hoạt động của các cơ sở cầm đồ, kinh doanh tài chính diễn ra tấp nập hầu hết ở các địa phương, kể cả những vùng sâu, vùng xa. 

Ngoài những doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn nhưng khó tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng còn có những người ham mê cờ bạc, thua cá độ bóng đá tìm đến đây để vay "nóng".

Các băng nhóm hoạt động "tín dụng đen" thường gắn với tội phạm có tổ chức và có xu thế tạo vỏ bọc hợp pháp dưới các cơ sở kinh doanh tài chính, công ty, doanh nghiệp để hoạt động.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, có 47/63 địa phương có các cơ sở hoạt động kinh doanh tài chính, tính đến hết năm 2017, cả nước có 12 tỉnh, thành phố có doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ đang hoạt động và các công ty này có nhiều vi phạm như đòi nợ bằng hình thức "khủng bố tinh thần", cấu kết với các băng nhóm tội phạm bắt giữ người trái pháp luật...

Trong khi đó, trách nhiệm của ngành Công an chưa được quy định rõ và nếu những cơ sở này có vi phạm nhưng không đến mức phải xử lý hình sự thì lực lượng Công an lại không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Phương thức thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phổ biến là phát, dán tờ rơi, lập các website, sử dụng mạng xã hội, sử dụng số thuê bao không đăng ký chính chủ… đăng tin, gửi tin nhắn quảng cáo vay tiền không cần gặp mặt, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, cấp tiền ngay, với số tiền vay từ 1 triệu đến vài chục triệu đồng. 

Các đối tượng còn sử dụng công nghệ cao tổ chức hoạt động "tín dụng đen" qua mạng Internet dưới dạng cho vay trực tuyến, vay ngang hàng với lãi suất rất cao. Các đối tượng thường ngụy trang hành vi cho vay lãi nặng bằng các hợp đồng biến tướng để lách luật và trốn tránh sự điều tra, thu thập chứng cứ của cơ quan Công an. 

"Nếu các con nợ không trả đúng hẹn, các đối tượng cho vay thường sử dụng nhân viên hoặc thuê các đối tượng hình sự tổ chức các hình thức đòi nợ như đe dọa, khủng bố tinh thần, ném chất bẩn, đặt vòng hoa, quan tài, sử dụng sim rác để đe dọa, hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, làm nhục người khác, gây rối tại nơi ở, nơi kinh doanh của con nợ… những hành vi này hầu hết chưa xử lý được về hình sự song lại gây sự sợ hãi, hoang mang bất an, lo lắng, mất uy tín cho nạn nhân và gia đình, gây bức xúc cho quần chúng nhân dân xung quanh", Bộ Công an cho hay.

Theo Bộ Công an, nhiều nạn nhân bị các đối tượng khống chế, đe dọa nhưng không dám tố cáo, hợp tác, cung cấp tài liệu với cơ quan công an. Đặc biệt là số các đối tượng trong các công ty có chức năng đòi nợ thuê được Nhà nước cấp phép hoạt động, thực chất là không ít các băng, nhóm tội phạm núp bóng công ty, doanh nghiệp.

Để dễ bề tổ chức các hoạt động che mắt những hành vi phi pháp, bọn chúng lôi kéo mời các cán bộ từng làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án…) thoái hóa, biến chất, đã nghỉ hưu tham gia tư vấn hoạt động cho vay và đòi nợ của chúng, thậm chí các đối tượng còn ăn mặc lịch sự mang giấy giới thiệu đến Công an cấp cơ sở đề nghị phối hợp để thực hiện hành vi đòi nợ, nhưng khi thực hiện hành vi đòi nợ thì lại sử dụng đối tượng lưu manh, côn đồ để thực hiện.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
3 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
4 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
4 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.