Trận sóng thần lạ lùng

02/10/2018 08:30
Tình trạng thiếu kinh phí do đồng tiền mất giá đã ảnh hưởng đến sự trì hoãn công việc lắp đặt hệ thống mới phát hiện sóng thần ở Indonesia

Giới khoa học gia không khỏi kinh ngạc trước quy mô của trận sóng thần tàn phá TP Palu ở Indonesia, họ cho rằng trận động đất xảy ra không lâu trước đó hôm 28-9 lẽ ra không thể gây ra những con sóng hủy diệt như vậy.

Bất ngờ

Nhận định về đợt sóng thần cao 6 m theo sau trận động đất 7,5 độ vừa qua ở Indonesia, ông Jason Patton, nhà địa vật lý tại Trường ĐH Humboldt (bang California - Mỹ) nói: "Chúng tôi dự kiến trận động đất có thể gây ra sóng thần nhưng không lớn đến như vậy". Tuy nhiên, ông cho biết khi các sự kiện như thế xảy ra, giới khoa học gia có thể tìm ra những điều họ đã không quan sát được trước đó. Ngoài ra, vị chuyên gia Patton cho rằng có thể nhiều yếu tố kết hợp lại đã góp phần gây ra trận sóng thần khó nắm bắt này. Theo ông, việc nghiên cứu đáy biển sẽ giúp hiểu được tường tận vấn đề.

Thêm vào đó, theo báo The New York Times, vị trí của TP Palu nằm ở cuối một vịnh hẹp cũng đã ảnh hưởng đến trận sóng thần. Hình dáng bờ biển và các đường nét đáy vịnh có thể đã hội tụ sức mạnh của sóng thần và đẩy nó lên trên mặt vịnh, làm tăng độ cao của sóng biển khi nó tiến đến gần bờ.

Trận sóng thần lạ lùng - Ảnh 1.

Góc nhìn từ trên không của một khu vực bị tàn phá trong thảm họa kép động đất - sóng thần ở Palu, Indonesia Ảnh: REUTERS

Do sóng thần hình thành quá gần Palu nên người dân nơi đây đã không có thời gian để thoát thân. Đáng chú ý là một cảnh báo sóng thần đã được chính phủ ban bố nhưng đã được dỡ bỏ khoảng 30 phút sau trận động đất, dường như là sau khi sóng thần ập vào Palu.

Trong khi đó, Indonesia hiện chỉ sử dụng những dụng cụ hiệu quả hạn chế để phát hiện sóng thần, như địa chấn kế, các thiết bị của hệ thống định vị toàn cầu, máy đo độ cao của thủy triều. Đó là nhận xét của nữ giáo sư Louise Comfort thuộc ĐH Pittsburgh (Mỹ), người tham gia dự án đưa các bộ cảm biến sóng thần mới đến Indonesia.

Bà Comfort cho biết Indonesia đã từng có một mạng lưới gồm 22 bộ cảm biến tinh vi - đặt ở đáy đại dương để phát hiện sóng thần, tương tự như ở Mỹ, nhưng chúng không còn có tác dụng nữa vì không được duy trì hoặc đã bị hư hỏng. Bà Comfort xác nhận bà đã bàn bạc về dự án trên với 3 cơ quan chính phủ Indonesia. Tuy nhiên, kế hoạch lắp đặt một hệ thống mới ở đảo Sumatra đã bị đình trệ trong tháng 9 qua.

Thiếu hệ thống cảnh báo sớm

Các chuyên gia khẳng định con số tử vong cao cũng có thể là do Indonesia thiếu các hệ thống tiên tiến phát hiện và cảnh báo sóng thần. Theo kênh CNBC, nhà nghiên cứu Comfort cho biết tình trạng thiếu kinh phí do đồng tiền mất giá đã ảnh hưởng đến sự trì hoãn công việc lắp đặt hệ thống mới phát hiện sóng thần ở Indonesia lẽ ra đã phải thực hiện trước khi xảy ra trận động đất hôm 28-9. Cụ thể, kinh phí được thông qua hồi cuối tháng 7 để lắp đặt "đã không đủ đáp ứng chi phí" do đồng rupiah của Indonesia mất giá.

Trước thảm họa trên, một đội ngũ gồm các chuyên gia Mỹ và Indonesia đã phát triển một phương pháp phát hiện sóng thần mà họ đoan chắc có thể đưa ra cảnh báo sớm hơn các hệ thống khác. Lẽ dĩ nhiên, một hệ thống như thế có thể cứu được nhiều sinh mạng.

Hệ thống đã được thử nghiệm thành công năm 2016. Chuyên gia Comfort giải thích chương trình trên sử dụng các nút cảm biến, sóng âm và cáp quang để nhận ra những thay đổi ngầm dưới nước, sau đó chuyển thông tin về cho Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG). "Loại dữ liệu này thực sự quan trọng trong việc xác định sóng thần" - bà Comfort công nhận. Nói về thảm họa vừa xảy ra, bà Comfort cho rằng BMKG đã hủy cảnh báo quá sớm bởi vì cơ quan này không có dữ liệu từ Palu. Theo bà, hệ thống phát hiện sóng thần có thể cung cấp loại dữ liệu cần thiết đó.

"Indonesia nằm trên vành đai lửa nên sóng thần sẽ lại xảy ra" - bà Comfort tỏ ra lo ngại. Đặc biệt đối với những quốc gia như Indonesia, một hệ thống phát hiện sớm có thể là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc đương đầu với các thảm họa thiên nhiên.

Năm 2004, trận động đất 9,3 độ gây ra sóng thần lớn ngoài khơi bờ biển đảo Sumatra đã cướp đi sinh mạng của 220.000 người ở các nước chung quanh Ấn Độ Dương. Gần đây, một loạt trận động đất mạnh đã hoành hành ở đảo Lombok của Indonesia, làm chết hàng trăm người.

Tin mới

Phá đường dây sản xuất sữa bột giả cho trẻ sơ sinh, bà bầu thu lợi gần 500 tỉ đồng
9 giờ trước
Cơ quan chức năng xác định các bị can đã tiêu thụ sữa giả dành cho phụ nữ có thai, trẻ sinh non… ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỉ đồng
Giá cà phê, hồ tiêu tăng vọt sau chuỗi ngày 'rơi thẳng đứng'
10 giờ trước
Việc hoãn áp thuế 46% trong 90 ngày của Mỹ là động lực giúp giá cà phê và hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh. Trước đó, thông tin áp thuế khiến giá các mặt hàng này "rơi thẳng đứng" trong nhiều ngày liên tiếp.
VinFast bất ngờ điều chỉnh giá bán nhiều mẫu ô tô điện: VF 6 thấp nhất 694 triệu đồng, thêm nhiều trang bị xịn xò đáng tiền
10 giờ trước
VinFast công bố chính sách giá bán mới cho các dòng ô tô điện, áp dụng từ cuối tháng 4/2025.
Đây là cách OPPO Find N5 phá tan khoảng cách giữa laptop và smartphone
11 giờ trước
Mỏng như smartphone, “mạnh” như laptop - OPPO Find N5 đang mở ra một cách tiếp cận mới cho người dùng hiện đại khi làm việc linh hoạt mọi lúc mọi nơi.
Nếu được vào Mỹ sau đàm phán, loại quả Việt Nam đang trồng nhiều top đầu TG có thể mang về 100 triệu USD
12 giờ trước
Việt Nam đang đề nghị phía Mỹ nhanh chóng xem xét "mở cửa" thị trường cho loại quả đầy tiềm năng này.

Tin cùng chuyên mục

Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
13 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
16 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
18 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.
VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mở bán VF 6 tại Philippines, 'chơi siêu lớn' miễn phí sạc pin 2 năm
1 ngày trước
VinFast chính thức mở bán mẫu ô tô điện VF 6, dự kiến giao xe từ tháng 5/2025.