Trắng đêm ngày nghỉ lễ cùng người làm nghề 'sờ' cáicon

Trong khi nhiều người dân đang chìm trong giấc ngủ đêm của chuỗi ngày nghỉ lễ, từ 3h ngày 2/5, những người làm nghề buôn cá đã tất bật làm việc tại chợ đầu mối Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội).

Trong khi nhiều người dân đang chìm trong giấc ngủ đêm của chuỗi ngày nghỉ lễ, từ 3h ngày 2/5, những người làm nghề buôn cá đã tất bật làm việc tại chợ đầu mối Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội).

 

Đi làm từ 1h sáng

Khoảng 3h sáng, chợ cá Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) đã nhộn nhịp với cảnh các lái buôn từ khắp nơi tới lấy hàng. Khung cảnh dễ thấy nhất lúc này là từng chậu nước to tuôn tràn xối xả ra cả nền chợ, hàng chục lái buôn quần xắn cao, chân đất lội vào để chọn cá.

Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Hạnh, một người làm nghề buôn cá trú tại Tiên Du (Bắc Ninh) cho biết vừa vượt hơn 30km đến chợ cá Yên Sở để lấy hàng và sẽ đem về bán cho tiểu thương ở các chợ dân sinh.

Trắng đêm ngày nghỉ lễ cùng người làm nghề sờ cá - 1

Khung cảnh nhộn nhịp tại chợ cá Yên Sở rạng sáng ngày 2/5.

Chị chia sẻ: "Ngày nào tôi cũng xuất phát từ nhà lúc 1h để xuống Hà Nội chọn cá. Khoảng 4h, tôi chọn xong và sẽ ngược về Bắc Ninh bán lại cho các tiểu thương ở chợ".

Công việc này đã gắn bó với chị Nguyễn Thị Hạnh hơn 8 năm qua. Trung bình mỗi ngày, chị mua của các lái buôn lớn khối lượng từ 70 - 80 kg cá. Những ngày nghỉ lễ, nhu cầu tiêu thu tăng cao, chị mua tới 100kg cá đem về Bắc Ninh bán. Mỗi chuyến hàng, chị Nguyễn Thị Hạnh có thể thu lời từ 500.000 - 700.000 đồng.

Cũng có kinh nghiệm 5 năm trong nghề chọn cá, anh Trần Đình Nhanh trú tại Thường Tín (Hà Nội), cho biết: "Mỗi ngày tôi lên chợ 2 chuyến, một chuyến để bán sáng, một chuyến bán chiều. Những ngày lễ, tết người dân trong nội thành về quê đông, sức mua tăng cao, có khi tôi phải đi 3 chuyến để lấy cá".

Trắng đêm ngày nghỉ lễ cùng người làm nghề sờ cá - 2

Những con cá được tiểu thương lựa chọn thật kỹ trước khi quyết định mua.

Để có được những con cá tươi, ngon vợ chồng anh Trần Đình Nhanh phải lên chợ từ 2h sáng. Trung bình mỗi ngày, vợ chồng anh bán khoảng 100 - 120 kg cá, thu lời hơn 1 triệu đồng. Theo anh Trần Đình Nhanh, để bán hết được số cá anh và vợ phải chia nhau mỗi người đi tới một chợ ở quê.

"Trước đây, tôi từng làm thợ xây nhưng thu nhập chẳng đáng là bao, sau học hỏi từ một người bạn nghề buôn cá này. Một thời gian, thấy thu nhập cũng khá nên cả hai vợ chồng cùng đi. Nghề này, so với những nghề hiện có ở quê tôi thì cho thu nhập ổn định và khá hơn nhiều" - anh Trần Đình Nhanh chia sẻ.

Sờ cá để chọn

Tuy nhiên anh Trần Đình Nhanh cho rằng, để có thu nhập khoảng 1 triệu mỗi ngày, công sức họ bỏ ra rất lớn chưa kể những rủi ro gặp phải. Mỗi ngày, vợ chồng anh có khoảng 8 tiếng đồng hồ để nghỉ ngơi, thời gian còn lại là ở ngoài đường và chợ.

Trắng đêm ngày nghỉ lễ cùng người làm nghề sờ cá - 3

Anh Nhanh bật mí: Nếu không chọn kỹ, cá sẽ chết và cả ngày đi làm sẽ không có lãi.

"Vợ chồng đi từ 1h sáng bán hết hàng là tầm giữa trưa. Về nhà nghỉ ngơi được một lúc, khoảng 2h chiều, 2 vợ chồng lại đi chọn cá để bán buổi chợ chiều. Đi sớm, về muộn có khi cả tuần cả gia đình chẳng ăn chung với nhau được bữa cơm" - anh Trần Đình Nhanh nói.

Theo anh Trần Đình Nhanh, nghề đòi hỏi phải chọn lựa hàng kỹ lưỡng. Anh cho rằng, cá khi được bắt từ ao lên vận chuyển quãng đường dài rất dễ chết, nên phải chọn những con cá khỏe, không ốm bệnh.

Ngoài ra để bán được chạy hàng, cá phải chắc thịt, không quá béo cũng không quá gầy. Con cá có thể hình cân đối, dài mình và đặc biệt không bị nấm mốc.

Trắng đêm ngày nghỉ lễ cùng người làm nghề sờ cá - 4

Mỗi ngày chị Hạnh di chuyển hơn 60km bằng xe máy để làm nghề.

"Kinh nghiệm chọn cá mỗi người có một kiểu, nhưng tất cả các người làm nghề lâu năm như chúng tôi đều có thể sờ mà đoán được. Việc bắt cá lên khỏi bể nước thì không xem được vì cá giãy mạnh, như thế vừa tốn sức lại mất thời gian nên chúng tôi dùng cảm nhận bằng tay để chọn cá" - anh Trần Đình Nhanh chia sẻ.

Còn đối với chị Nguyễn Thị Hạnh, việc mỗi cả đi cả về hơn 60km trong đêm cũng  là nỗi vất vả. Chị tâm sự: "Trời khô ráo thì còn đỡ chứ mưa bão là mệt. Cả cá, cả nước trên xe thành mấy tạ hàng. Lại thân là phụ nữ đi đêm hôm nhiều khi cũng sợ nhưng đi mãi cũng thành quen. Giờ mà nghỉ mấy hôm, tôi sẽ lại thấy nhớ nghề".

Ngoài ra, chị Nguyễn Thị Hạnh cho rằng, những người làm nghề này, thường xuyên mắc các bệnh về da vì phải tiếp xúc hàng giờ đồng hồ với nước bẩn. Chị cho rằng, những người ưa sạch sẽ, thơm tho mà vào đây lần đầu thì không thể chịu nổi.

Trắng đêm ngày nghỉ lễ cùng người làm nghề sờ cá - 5

Cá sau khi lựa chọn sẽ được đem đi cân.

"Nhiều người so sánh với chúng tôi thu nhập cao gấp đôi so với nhiều nghề khác. Nhưng đổi lại, nếu họ phải thức khuya, dậy sớm, làm quần quật quanh năm như chúng tôi xem họ có chịu được không? Hơn nữa làm nghề này có rất ít thời gian dành cho gia đình" - chị Nguyễn Thị Hạnh tâm sự.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Quỳnh - đại diện Ban Quản lý chợ cá Yên Sở - cho biết: "Nguồn cá tươi được các lái buôn nhập về từ nhiều tỉnh thành như Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương. Sau đó, cá được bán lại cho tiểu thương các chợ trong khu vực lân cận".

Theo ông Nguyễn Văn Quỳnh, cá được nhập về chợ vào buổi chiều. Đến đêm, hàng trăm tiểu thương các nơi tụ về chọn cá, đông nhất vào những ngày Lễ Tết. Chợ hoạt động tất cả các ngày trong năm chỉ trừ Ngày Mồng một Tết Nguyên Đán.

Một số hình ảnh của chợ cá Yên Sở được PV ghi lại:

Trắng đêm ngày nghỉ lễ cùng người làm nghề sờ cá - 6

Các tiểu thương lành nghề chọn cá bằng cách sờ để tránh làm chết cá cũng như tiết kiệm thời gian.

Trắng đêm ngày nghỉ lễ cùng người làm nghề sờ cá - 7

Cá đẹp sẽ được các tiểu thương lựa chọn để đem bán tại chợ dân sinh.

Trắng đêm ngày nghỉ lễ cùng người làm nghề sờ cá - 8

Người làm nghề có thể thu hàng triệu đồng cho mỗi ngày làm việc.

Trắng đêm ngày nghỉ lễ cùng người làm nghề sờ cá - 9

Công việc "sờ" cá được diễn ra xuyên đêm tại chợ cá Yên Sở.

Trắng đêm ngày nghỉ lễ cùng người làm nghề sờ cá - 10

Sau khi được lựa chọn, cá sẽ được tiêu thương chở đi bán ở nhiều nơi trong khu vực.

Trắng đêm ngày nghỉ lễ cùng người làm nghề sờ cá - 11

Để có đủ cá bán, trung bình mỗi tiểu thương mất khoảng 1 giờ đồng hồ để lựa chọn.

Trắng đêm ngày nghỉ lễ cùng người làm nghề sờ cá - 12

Cá chết, kém chất lượng sẽ bị loại bỏ để bán giá rẻ cho các cơ sở chăn nuôi.

Trắng đêm ngày nghỉ lễ cùng người làm nghề sờ cá - 13

Người làm nghề mặc áo mưa để tránh nước thấm vào người

(Theo Dân Trí)

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
16 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
17 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
18 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
18 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
18 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.572.936 VNĐ / tấn

185.40 JPY / kg

1.54 %

- 2.90

Đường

SUGAR

11.836.758 VNĐ / tấn

21.12 UScents / lb

1.12 %

- 0.24

Cacao

COCOA

228.261.444 VNĐ / tấn

8,979.00 USD / mt

1.17 %

- 106.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.240.672 VNĐ / tấn

305.54 UScents / lb

0.98 %

+ 2.95

Gạo

RICE

17.323 VNĐ / tấn

14.98 USD / CWT

1.11 %

- 0.17

Đậu nành

SOYBEANS

9.200.667 VNĐ / tấn

984.99 UScents / bu

0.15 %

+ 1.49

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.261.071 VNĐ / tấn

294.80 USD / ust

1.13 %

+ 3.30

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
19 giờ trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.
Mạnh dạn đầu tư nuôi loài "siêu to khổng lồ", anh nông dân nhẹ nhàng lãi 2 tỷ đồng
1 ngày trước
Nuôi loài "siêu to khổng lồ" trong bể rộng lớn, một anh nông dân Bạc Liêu thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.
Nuôi con đặc sản hiền như đất, chỉ mê ăn thứ rẻ tiền, chàng trai 8x thu lãi nửa tỷ đồng mỗi năm
1 ngày trước
Từ một nông dân với niềm đam mê chăn nuôi, anh Huỳnh Ngọc Hội đã quyết định khởi nghiệp bằng mô hình nuôi ốc nhồi. Sự nỗ lực sau nhiều lần thất bại đã giúp anh thu lãi khoảng 500 triệu đồng mỗi năm.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
1 ngày trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.