Tranh cãi cơ chế "giải cứu" biệt thự cổ

02/04/2019 11:46
Hoàn thiện cơ chế phải mất ít nhất 2 năm trong khi nhu cầu sửa chữa biệt thự cũ để ở, kinh doanh rất cấp bách.

Báo Người Lao Động số ra ngày 1-4 có bài "Giải cứu 1.300 biệt thự cổ ở TP HCM" đề cập nỗ lực của TP trong việc xử lý các vướng mắc ở những căn biệt thự. Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM cũng đã tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia để phác thảo cơ chế "chuyển quyền phát triển bất động sản" (Transfer of Development Right - TDR) nhằm giữ lại các công trình cổ. Hiện tại, đơn vị này tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để trình UBND TP HCM.

Nhiều nước áp dụng thành công

Trước đó, Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM cũng đã tìm hiểu mô hình quản lý biệt thự cổ ở các nước phát triển và đề xuất giải pháp thành lập "sàn giao dịch quyền phát triển bất động sản" và "ngân hàng quyền phát triển bất động sản" dựa trên mô hình đang thực hiện tại Mỹ, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc)… Giải pháp này giúp chủ nhân các căn biệt thự có điều kiện phát triển kinh tế mà lâu nay họ không được phép xây dựng, sửa chữa để khai thác.

Tranh cãi cơ chế giải cứu biệt thự cổ - Ảnh 1.

Một căn biệt thự cổ trên đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, TP HCM Ảnh: Tấn Thạnh

Theo thạc sĩ - kiến trúc sư Ngô Đình Thục Trân, Viện Quy hoạch xây dựng Miền Nam (Bộ Xây dựng), mô hình này dựa trên cơ chế vận hành của mối quan hệ người mua và người bán với sự hỗ trợ của nguồn lực tư nhân. Muốn vậy, phải có một hiệp hội đứng ra quản lý chương trình chuyển dịch quyền phát triển trên cơ sở minh bạch. Chủ biệt thự cổ và những nhà đầu tư quan tâm sẽ đăng ký công khai. Tại đây, việc giao dịch được cập nhật và công khai từ đó sẽ quy định được giá sàn giao dịch. Theo thạc sĩ Trân, tại Mỹ, mô hình ngân hàng chuyển dịch quyền phát triển là một tổ chức được thành lập để bán, mua và lưu trữ các quyền phát triển hợp pháp. Ngân hàng này có thể được điều hành bởi nhà nước hoặc một bên tổ chức tư nhân. Ngân hàng sẽ mua quyền phát triển bất động sản từ những chủ đất nhỏ lẻ và sau đó bán lại cho các nhà đầu tư phát triển bất động sản. Quá trình như vậy sẽ diễn ra liên tục, giúp phát triển ngân hàng lớn mạnh hơn khoản quỹ được hỗ trợ ban đầu.

Dẫn chứng về TDR, đại diện Viện Nghiên cứu phát triển

TP HCM cho biết tại TP Bengaluru - Ấn Độ, để ứng phó với tình trạng ùn tắc giao thông trầm trọng, chính quyền thực thi chương trình đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông mở rộng đường, xây dựng cầu vượt, phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn. Tuy nhiên, chương trình không thể thực thi do các khoản bồi thường bị cho là không thỏa đáng. Trong trường hợp này, TDR được quy định lồng ghép bằng cách cấp quyền cho giải phóng mặt bằng "đất ảo", tức là họ có thể đến một khu đất khác được phép gia tăng hệ số xây dựng. Trong trường hợp đồng ý hiến đất phục vụ các mục đích công cộng khi được yêu cầu, chủ sở hữu khu đất sẽ được công nhận quyền phát triển (dưới dạng diện tích sàn được xây dựng) và khả năng chuyển các quyền phát triển này. Chủ sở hữu khu đất có quyền sử dụng tại chỗ hoặc chuyển các quyền phát triển này đến một số khu vực xác định.

TDR khó khả thi tại TP HCM

Tuy nhiên, một lãnh đạo UBND quận phụ trách về đô thị cho rằng lộ trình thực hiện cơ chế TDR phải tổ chức hội thảo, lấy ý kiến, trình UBND TP xem xét, sở - ngành góp ý phải mất thêm ít nhất 2 năm mới hoàn thành. Trong khi đó, sửa chữa lại biệt thự cũ để ở, kinh doanh đang trở thành nhu cầu cấp bách của hàng loạt chủ sở hữu. "Càng kéo dài, người dân càng bức xúc nên có thể "làm liều" đập bỏ biệt thự. Theo kết quả thống kê từ các quận - huyện đề xuất phân loại biệt thự, TP hiện có 90% biệt thự thuộc loại 2 và 3 (loại có thể xây dựng lại) thì Hội đồng Phân loại biệt thự TP HCM nếu không có trở ngại nên thông qua để người dân được tự ý cải tạo. 10% biệt thự loại 1 (phải bảo tồn) sẽ được trình cho hội đồng phân tích, đánh giá từng căn để có hướng xử lý" - vị này đề xuất.

Kiến trúc sư Trần Vĩnh Nam nhìn nhận trước đây, đường Điện Biên Phủ, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Đình Chiểu được xem là những con đường của biệt thự cổ kính, giờ thì chen chúc các tòa cao ốc, người và xe hỗn độn. Thị trường nhà đất tại TP HCM hiện đẩy giá rất cao, nếu áp dụng TDR thì khó khả thi. Chủ nhân các biệt thự cổ sẵn sàng đập bỏ để đầu tư khai thác kinh doanh cao ốc sẽ sinh lợi hơn. Thực tế hiện nay, nhiều biệt thự được tận dụng làm nhà hàng, quán bar, nếu nhìn bên ngoài chẳng thấy hình dáng một căn biệt thự cổ.

Theo kiến trúc sư Trần Vĩnh Nam, TP nên sớm phân loại, “giải phóng” những căn biệt thự loại 3 để người dân có điều kiện sửa chữa. Đối với biệt thự loại 1 và 2, TP nên hỗ trợ các chính sách thuế, một phần kinh phí trùng tu.

Tin mới

Khởi động giải marathon Quốc tế Di sản Hà Nội 2025: Đường chạy hoàn toàn mới, độc đáo cho các vận động viên
10 giờ trước
Giải chạy Standard Chartered marathon di sản Hà Nội 2025 sẽ diễn ra vào tháng 11 tới đây, dự kiến thu hút hàng nghìn vận động viên.
Vì sao gói bim bim to đùng nhưng bên trong có rất ít bánh?
9 giờ trước
Nhiều người có cảm giác hụt hẫng khi mở gói snack to đùng nhưng bên trong chỉ có lượng bánh rất ít ỏi, phải chăng nhà sản xuất muốn đánh lừa cảm giác khách hàng?
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
8 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Hyundai tiếp tục xả hàng loạt xe hot đời 2024: Cao nhất 75 triệu đồng, đại lý bồi thêm nhiều ưu đãi
7 giờ trước
Chương trình ưu đãi áp dụng với xe sản xuất năm 2024 (VIN 2024).
Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
7 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
7 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam - những mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam đang chịu mức thuế bao nhiêu?
7 giờ trước
Việt Nam nằm ở top những quốc gia bị áp thuế đối ứng cao nhất lên tới 46%.
BYD 'nhá hàng' SUV hybrid đầu tiên tại VN: 'ăn' xăng chỉ 1,1 lít/100 km ít hơn Wave Alpha, giá bán là tâm điểm tranh luận
11 giờ trước
Mẫu SUV hybrid của BYD được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, cạnh tranh với Mazda CX-5, Haval H6 Hybrid hay Honda CR-V e:HEV.
Hai nhà sản xuất ô tô lớn bậc nhất Trung Quốc đang thảo luận sáp nhập
12 giờ trước
Kế hoạch sáp nhập cho thấy mong muốn hợp nhất đáng kể của thị trường ô tô Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới.