Tranh chấp thương vụ giá 3,4 tỷ USD: Tỷ phú Ấn Độ Ambani vượt mặt Amazon như thế nào?

11/03/2022 08:41
Future Group điều hành chuỗi cửa hàng tạp hóa bán lẻ lớn nhất Ấn Độ trước khi đại dịch xảy ra - đưa nó thành mục tiêu hấp dẫn của 2 tỷ phú Jeff Bezos và Mukesh Ambani.

Hãy thêm Amazon vào danh sách các công ty đã bị tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani vượt mặt. Không những khiến gã khổng lồ Mỹ "choáng váng" trong cuộc chiến thống lĩnh thị trường bán lẻ Ấn Độ, Mukesh Ambani giờ đây còn đang nắm trong tay tất cả các quân bài trong cuộc chiến trị giá 3,4 tỷ USD - nhằm mua lại nhà bán lẻ Future đang rơi vào khó khăn.

Cuối tháng 2 vừa qua, tập đoàn Reliance Industries của tỷ phú Ambani đã lặng lẽ mời chào các nhân viên cũng như tiếp quản các hợp đồng cho thuê hàng trăm cửa hàng từng được điều hành bởi Future Retail và Future Lifestyle Fashions, bất chấp việc Amazon đang cố gắng ngăn chặn việc bán mình của công ty này thông qua các vụ kiện tụng và tòa trọng tài tại Ấn Độ cũng như Singapore. Hành động của tỷ phú Ambani đã buộc Amazon phải nhanh chóng tìm cách giải quyết tranh chấp gay gắt giữa hai bên. Gã khổng lồ thương mại điện tử cũng cảnh báo các nhà đầu tư và những người cho vay của Future cần cảnh giác về hành vi “tước đoạt tài sản” của Reliance Industries.

“Chúng tôi không ngờ tập đoàn Reliance lại có những hành động quyết liệt như vậy mà không hề thảo luận với chúng tôi về vấn đề này", Giám đốc tài chính Chandra Prakash Toshniwal của Future Retail đã viết trong một bức thư gửi cho các đơn vị bán lẻ của Reliance hôm 2/3, đồng thời yêu cầu Reliance xác nhận rằng hành vi này sẽ không làm thay đổi giá trị thỏa thuận mua lại tài sản của Future.

Một lá thư khác, được gửi bởi Future Lifestyle vào hôm 5/3 bày tỏ “những mối quan ngại và bị sốc” đồng thời yêu cầu Reliance không thực hiện những hành động “có thể được các bên cho vay – tức những người đang chịu trách nhiệm về tài sản cố định và lưu động của công ty – đánh giá là nghiêm trọng". Các ngân hàng có thể cắt các hạn mức tín dụng của Future, làm tê liệt toàn bộ những gì còn lại của một nhà bán lẻ vốn đang rơi vào tình huống khó khăn, bức thư viết.

Tập đoàn Future do Kishore Biyani lãnh đạo đã vướng vào vụ tranh chấp giữa hai tập đoàn lớn sau khi Amazon phản đối đề nghị mua lại các cửa hàng và kho hàng của Future Retail từ Reliance với giá 247,1 tỷ rupee (3,4 tỷ USD) vào tháng 8/2020. Gã khổng lồ thương mại điện tử của Mỹ cho biết thỏa thuận này đã vi phạm thỏa thuận năm 2019 giữa Future Group và Amazon.

Tranh chấp thương vụ giá 3,4 tỷ USD: Tỷ phú Ấn Độ Ambani vượt mặt Amazon như thế nào? - Ảnh 1.

Tỷ phú Mukesh Ambani. Ảnh: Reuters


Thông báo chấm dứt

Trong hồ sơ công bố vào cuối ngày thứ tư (9/3), Future Retail cho biết họ đã nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng cho thuê lại đối với 342 cửa hàng lớn và 493 cửa hàng nhỏ từ tập đoàn Reliance. Các cửa hàng này đóng góp tới 65% doanh thu cho Future Retail. Tuy nhiên, tất cả hiện đang tạm dừng hoạt động để phục vụ việc đối chiếu hàng hóa tồn kho. Đồng thời, Future Lifestyle cho biết họ đã nhận được thông báo chấm dứt hoạt động đối với 112 bất động sản cho thuê lại phía Reliance. Các bất động sản này cũng đang mang lại một khoản doanh thu tương tự cho Future.

Cổ phiếu của Future Retail đã giảm 0,3% trong phiên giao dịch ngày thứ năm (10/3). Cổ phiếu của Future Lifestyle cũng giảm 1,8% cùng ngày.

Future Group điều hành chuỗi cửa hàng tạp hóa bán lẻ lớn nhất Ấn Độ trước khi đại dịch xảy ra. Điều này khiến nó trở thành mục tiêu hấp dẫn đối với hai người đàn ông giàu có hàng đầu thế giới - Ambani và Jeff Bezos của Amazon - khi họ tranh giành quyền kiểm soát thị trường tiêu dùng tỷ dân duy nhất còn lại, nơi chưa bị các công ty nước ngoài thâu tóm.

Số phận của các nhà đầu tư của Future Group, bao gồm Blackstone Inc. và L Catterton, cũng như những người cho vay hiện đang được đặt lên bàn cân khi Reliance, Future và Amazon đã nhất trí đưa ra một thỏa thuận riêng trước ngày 15/3, thời điểm họ cần báo cáo tiến độ giải quyết vụ tranh chấp lên Tòa án tối cao Ấn Độ .

Theo Nirmal Gangwal, nhà sáng lập công ty tư vấn tài chính Brescon & Allied Partners LLP có trụ sở tại Mumbai, chiến thắng mang tính chiến thuật của Reliance mang đến cho tỷ phú Ambani quân cờ chủ chốt, giúp tập đoàn này nắm được vị trí vững chắc nhất trên bàn đàm phán. Amazon là đối thủ mới nhất chứng kiến cách tập đoàn Reliance phát triển và cuối cùng thống trị gần như mọi lĩnh vực mà họ tham gia - hóa dầu, lọc dầu thô, bán lẻ tiêu dùng, viễn thông, dịch vụ kỹ thuật số và gần đây là năng lượng xanh.

Tranh chấp thương vụ giá 3,4 tỷ USD: Tỷ phú Ấn Độ Ambani vượt mặt Amazon như thế nào? - Ảnh 2.

Siêu thị Big Bazaar thuộc Future Group. Ảnh: Reuters


Tiếp quản thông qua các thỏa thuận ngầm

Năm ngày sau khi truyền thông địa phương đưa tin Reliance đã tiếp quản các cửa hàng của Future Retail bằng cách ký hợp đồng thuê mới với chủ sở hữu các cửa hàng này và gửi lời mời làm việc cho 30.000 nhân viên của Future Group, Amazon đã lập tức tìm cách lật lại lỗ hổng pháp lý trong vụ tranh chấp kéo dài gần hai năm qua này.

Sự hoài nghi của Amazon trước các sự kiện đã được thể hiện trong phiên điều trần vào tuần trước. Luật sư Gopal Subramanium của gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ cho biết Future Group đã nói với Amazon rằng sẽ phải mất 6 tháng hoặc hơn để giải quyết thỏa thuận với Reliance. Thế nhưng, “gần như chỉ trong 48 giờ và họ đang dần nắm quyền tiếp quản các cửa hàng", ông Subramanium nói.

Dù thế nào, bên bị thiệt hại nhiều nhất trong vụ tranh chấp này vẫn là tập đoàn Future Group. Hai công ty Future Retail và Future Lifestyle của tập đoàn này đang nợ tới 300 tỷ rupee, do dòng tiền và hoạt động thu hẹp.

Một nhân viên giấu tên của Reliance cho biết, tập đoàn này sẽ tôn trọng thỏa thuận cuối cùng mà họ đã ký trước đây. Tập đoàn này cũng đồng ý kéo dài thời gian hoàn tất thỏa thuận thêm sáu tháng, tức là đến ngày 30/9 năm nay.

Cư xử thận trọng

Một người giấu tên khác đã theo sát vụ việc cho biết, Future Group đang rất thận trọng vì họ không muốn làm mất lòng Reliance ngay bây giờ.

Giọng điệu thận trọng này được thể hiện rõ qua những lá thư mà các công ty của Future gửi đi.

“Chúng tôi luôn hành động với sự minh bạch và coi Reliance Group là đối tác", Future Retail cho biết trong bức thư gửi tới Reliance, đồng thời cho biết thêm rằng họ hy vọng thỏa thuận giữa hai bên sẽ sớm hoàn tất. “Do đó, chúng tôi yêu cầu các ngài không thực hiện bất kỳ hành động nào chống lại chúng tôi".

Tin mới

Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
10 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Fujifilm tăng giá loạt máy ảnh và ống kính tại Việt Nam, người dùng "kêu trời" vì giá cao nhưng cũng chẳng có hàng mà mua
10 giờ trước
Trước đó, Fujifilm đã đưa ra khuyến cáo về tình trạng đầu cơ X100VI trên thị trường chợ đen.
Xe Honda dáng đẹp vừa về nước đã hạ giá: Ăn xăng 1,9L/100km, trang bị xịn hơn hẳn xe đối thủ
10 giờ trước
Mẫu xe Honda này vừa chính thức được bán ra một thời gian ngắn.
Hoãn áp thuế đối ứng, Tây Ban Nha lập tức đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ: Sản lượng chiếm 40% của thế giới, Mỹ chốt đơn đều đặn 180.000 tấn mỗi năm
7 giờ trước
Các nhà sản xuất tại Tây Ban Nha đang đẩy nhanh xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ để tránh thuế quan.
Giăng lưới săn loài 'lộc trời' sống chỉ vài giờ, giá đắt đỏ ở Hà Nội
6 giờ trước
"‘Vờ’ là đặc sản hiếm có của sông Hồng, xuất hiện từ tháng 2 đến 4 âm lịch hằng năm, có giá đắt đỏ nhưng vẫn rất hút khách.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
5 giờ trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
14 giờ trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
17 giờ trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
19 giờ trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.