Tranh thủ như đội ngũ lãnh đạo: Chốt sạch cổ phiếu ngay đỉnh, có mã thậm chí sàn la liệt sau khi người đứng đầu "dứt áo"

05/12/2021 00:03
Trong cơn say ấy, thậm chí có những cổ phiếu tăng hàng chục lần chỉ sau vài tháng giao dịch, bất chấp chỉ số kinh doanh kém sắc. Đáng chú ý, nhiều lãnh đạo các công ty này đã "nhanh tay" chốt sạch cổ phiếu ngay đỉnh cao, trước thềm "quay xe" và nằm sàn la liệt nhiều phiên sau đó. Dĩ nhiên, bữa tiệc tàn đâu đó vẫn còn nhiều cổ đông bên ngoài bị kẹp lại.

Bất chấp những ảnh hưởng của đại dịch, TTCK Việt Nam có thể nói là điểm sáng nổi bật nhất của nền kinh tế từ đầu năm 2021 đến nay. Với số lượng nhà đầu tư tham gia mới tiếp tục bùng nổ, đưa thanh khoản thị trường phá các mốc tỷ USD và VN-Index chinh phục vùng 1.500 điểm.

Không chỉ vậy, TTCK trên khía cạnh định tính gần như đang trở lại thời kỳ sôi động những năm 2008-2009, khi nhà nhà người người đều nói chuyện đầu tư. Giới quan sát ghi nhận, chứng khoán đã và đang vươn lên là kênh đầu tư thông dụng của người Việt Nam, bên cạnh hai kênh phổ biến nhất hiện nay là bất động sản và vàng.

Thuyền lên nước lên, tận dụng đà tăng nóng của TTCK cùng lực lượng hùng hậu F0, nhiều doanh nghiệp ráo riết triển khai loạt kế hoạch thoái vốn, phát hành mới cũng như chào bán cổ phiếu quỹ… đưa cuộc chơi ngày thêm sôi động.

Trong cơn say ấy, thậm chí có những cổ phiếu tăng hàng chục lần chỉ sau vài tháng giao dịch, bất chấp chỉ số kinh doanh kém sắc. Đáng chú ý, nhiều lãnh đạo các công ty này đã "nhanh tay" chốt sạch cổ phiếu ngay đỉnh cao, trước thềm "quay xe" và nằm sàn la liệt nhiều phiên sau đó. Dĩ nhiên, bữa tiệc tàn đâu đó vẫn còn nhiều cổ đông bên ngoài bị kẹp lại.

Nhiều mã thậm chí sàn la liệt sau tin bán sạch vốn của lãnh đạo

Đơn cử, cổ phiếu LIC của Tổng Công ty Licogi – CTCP ghi nhận trong 24 phiên giao dịch của tháng 11, LIC có tới 17 phiên kịch trần, đẩy lên cao gấp gần 10 lần so với thời điểm cuối tháng 10. Chốt phiên cuối cùng của tháng, thị giá LIC tăng hết biên độ 15% lên mức 146.700 đồng/cp, đưa vốn hóa thị trường đạt 13.203 tỷ đồng.

Đà tăng của LIC thực tế bắt đầu từ đầu năm 2021, xoay quanh câu chuyện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Hiện, LIC đang nằm trong danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn năm 2021 của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Tận dụng đà tăng trên, loạt lãnh đạo cấp cao và người nhà đã nhanh tay chốt sạch cổ phiếu ngay đỉnh cao. Bao gồm, ông Ưng Tiến Đỗ - Uỷ viên HĐQT và em trai là ông Ưng Sỹ Giang đã bán ra lần lượt 68.279 cổ phiếu và 3.500 cổ phiếu trong khoảng thời gian từ 3-19/11/2021. Một Uỷ viên HĐQT khác cũng thoái sạch vốn là ông Nguyễn Danh Quân, tính đến giữa tháng 11 ông Quân đã bán hết 496.600 cổ phiếu LIC nắm giữ. Kế toán trưởng Nguyễn Anh Dũng cùng 2 Phó TGĐ khác cũng bán ra toàn bộ cổ phiếu Công ty trong thời gian này.

Hiện, LIC đang nằm sàn sau đợt tăng nóng, giao dịch tại mức 111.400 đồng/cp.

Tranh thủ như đội ngũ lãnh đạo: Chốt sạch cổ phiếu ngay đỉnh, có mã thậm chí sàn la liệt sau khi người đứng đầu dứt áo - Ảnh 1.
Tranh thủ như đội ngũ lãnh đạo: Chốt sạch cổ phiếu ngay đỉnh, có mã thậm chí sàn la liệt sau khi người đứng đầu dứt áo - Ảnh 2.

Gây nhiều chú ý phải kể đến TNI của Tập đoàn Thành Nam: Thị giá đơn vị này chứng kiến màn tăng giá ngoạn mục với 12 phiên tăng trần liên tiếp. TNI cũng là một trong những mã cổ phiếu đang tăng mạnh nhất trên sàn chứng khoán trong một tháng qua. Chốt phiên 26/11, TNI đạt đỉnh tại mức trần 13.700 đồng/cp - tăng gấp 3 lần.

Trong đó, ông Nguyễn Hùng Cường, Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT vừa đăng ký bán toàn bộ cổ phiếu nắm giữ tại công ty. Cụ thể, ông Cường đã đăng ký bán ra 391.490 cổ phiếu TNI để phục vụ nhu cầu cá nhân. Giao dịch dự kiến bắt đầu từ 1/12 đến ngày 10/12 theo hình thức thoả thuận và khớp lệnh.

Trước đó vào hồi tháng 3, ông Cường cũng đã bán ra 3 triệu cổ phiếu TNI, giảm sở hữu từ mức 3,4 triệu cổ phiếu (6,46% vốn) xuống còn 391.490 cổ phiếu (0.75% vốn) và không còn là cổ đông lớn.

Sau cơn tăng nóng, 4 phiên gần đây TNI sàn la liệt, trắng bên mua và đang giao dịch tại mức 9.650 đồng/cp.

Tranh thủ như đội ngũ lãnh đạo: Chốt sạch cổ phiếu ngay đỉnh, có mã thậm chí sàn la liệt sau khi người đứng đầu dứt áo - Ảnh 3.

Giảm mạnh sau thông tin thoái vốn của lãnh đạo còn có IDI của CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia I.D.I. Ghi nhận, thị giá IDI đã chạy thẳng một mạch từ giá 7.500 đồng/cp vào phiên 22/10 lên 25.300 đồng/cp kết phiên cuối tháng 11 vừa qua. Đây cũng là mức giá đỉnh lịch sử của cổ phiếu này từ khi niêm yết trên sàn và đạt mức tăng hơn 137% chỉ sau 1 tháng.

Tận dụng đà tăng đột biến đó, ông Lê Thanh Thuấn - Chủ tịch HĐQT – đăng ký bán ra toàn bộ 12,5 triệu cổ phiếu IDI, tương đương 5,51% vốn với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Sau giao dịch, ông Thuấn không còn là cổ đông lớn tại IDI và cũng không giữ bất kỳ cổ phiếu nào. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thoả thuận từ ngày 2/12 - 30/12/2021.

Ngay sau thông tin bán sạch cổ phần của Chủ tịch, mã IDI đã giảm sàn liên tiếp 3 phiên từ 30/11-2/12, thanh khoản cũng giảm mạnh. Phiên hôm nay 3/12, IDI tiếp tục lau sàn tại mức 19.050 đồng/cp.

Tranh thủ như đội ngũ lãnh đạo: Chốt sạch cổ phiếu ngay đỉnh, có mã thậm chí sàn la liệt sau khi người đứng đầu dứt áo - Ảnh 4.

Tranh thủ chốt lời

Dù không quá bất thường, lãnh đạo tại nhiều công ty khác cũng tranh thủ chốt cổ phiếu trong sóng tăng của TTCK.

Cụ thể, ông Phạm Minh Phúc, Chủ tịch HĐQT Xây dựng và Nhân lực Việt Nam (CMS) mới đây đã đăng ký bán ra hơn 1,6 triệu cổ phiếu CMS, mục đích phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch được thực hiện từ ngày 29/11 đến ngày 29/12 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu hoàn tất giao dịch bán cổ phiếu này, ông Phúc sẽ giảm khối lượng sở hữu tại CMS xuống còn 40,7% vốn điều lệ.

Cùng chiều giao dịch, ông Kim Ngọc Nhân, Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT cũng vừa đăng ký bán ra 625.434 cổ phiếu CMS theo phương thức khớp lệnh hoặc thoả thuận. Theo đó, ông Nhân đã giảm khối lượng sở hữu tại CMS xuống còn 1 triệu cổ phiếu, tương ứng 5,81% vốn.

Trước đó, người nhà của Chủ tịch Phạm Minh Phúc cũng liên tục bán ra cổ phiếu tại CMS. Cụ thể, ông Phạm Minh Hậu, em trai của Chủ tịch đăng ký bán ra toàn bộ 146.000 cổ phiếu nắm giữ từ 19/11 đến 17/12. Ngoài ra, em dâu của Chủ tịch cũng đăng bán toàn bộ 248.000 cổ phiếu CMS cùng thời điểm trên.

Động thái thoái vốn của các lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu CMS đang "nổi sóng" và là một trong những mã tăng mạnh nhất trên thị trường thời gian gần đây. Tính riêng một tháng, cổ phiếu CMS đã tăng tăng gấp 6 lần lên mức 28.200 đồng/cp vào phiên chiều 29/11.

Mới đây, HĐQT CMS đã thông qua phương án phát hành 34,4 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp với mệnh giá 10.000 đồng/cp. Theo đó, mức giá chào bán này thấp hơn 64% so với giá trị cổ phiếu CMS hiện tại. Danh sách nhà đầu tư đăng ký mua cổ phiếu riêng lẻ bao gồm 39 người. Đáng chú ý có ông Nguyễn Đức Hưởng, Thành viên HĐQT công ty đăng ký mua hơn 17 triệu cổ phiếu. Ông Hưởng được biết đến là cựu Chủ tịch LienVietPostBank (LPB).

Tranh thủ như đội ngũ lãnh đạo: Chốt sạch cổ phiếu ngay đỉnh, có mã thậm chí sàn la liệt sau khi người đứng đầu dứt áo - Ảnh 5.

Hay Chủ tịch Nguyễn Đức Tài cũng bán ra 1 triệu cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân. Dự kiến, giao dịch thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thoả thuận, trong khoảng thời gian từ 3-31/12/2021.

Hiện, ông Tài đang sở hữu hơn 18 triệu cổ phiếu MWG, tương đương 2,533% vốn. Nếu giao dịch thành công, ông Tài sẽ giảm sở hữu tại MWG xuống còn 2,393% vốn, tương đương 17 triệu cổ phiếu.

Giao dịch của ông Tài diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu MWG tăng mạnh và đạt đỉnh cao với gần 139.000 đồng/cp. Tạm tính theo mức giá này, ông Tài dự thu về 139 tỷ đồng.

Đà tăng của MWG một phần đến từ kỳ vọng phục hồi của ngành bán lẻ, trong bối cảnh Việt Nam dần nới lỏng giãn cách và bước vào trạng thái bình thường mới. Bên cạnh đó, với những nỗ lực kéo tăng trưởng thông qua loạt ngành hàng mới, MWG kết thúc tháng 10/2021 với mức doanh thu kỷ lục – cao hơn cả tháng cao điểm Tết năm nay.

Dự kiến cuối năm, MWG sẽ tiếp tục chiến lược "bán những gì chưa bán" để hỗ trợ mức tăng trưởng chung, bao gồm BlueSport (xe đạp, đồ thể thao), BlueJi (tranh sức, đồng hồ, mắt kính), quần áo thời trang…

Tranh thủ như đội ngũ lãnh đạo: Chốt sạch cổ phiếu ngay đỉnh, có mã thậm chí sàn la liệt sau khi người đứng đầu dứt áo - Ảnh 6.

Tương tự, tại Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC), ông Đỗ Nguyên An - Thành viên HĐQT đã đăng ký bán 390.000 cổ phiếu nhằm giảm tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 6/12 đến ngày 4/1 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau khi giao dịch hoàn tất, ông An sẽ giảm sở hữu tại PHC từ hơn 1,1 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 4,32% xuống còn hơn 722.500 cổ phiếu, tỷ lệ 2,81% vốn.

Chốt phiên giao dịch ngày 2/12, cổ phiếu PHC có giá 17.350 đồng/cp. Tạm tính theo mức giá này, ông An có thể thu về hơn 6,76 tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu.

Tranh thủ như đội ngũ lãnh đạo: Chốt sạch cổ phiếu ngay đỉnh, có mã thậm chí sàn la liệt sau khi người đứng đầu dứt áo - Ảnh 7.

Là một trong những mã bất động sản tăng mạnh thời gian qua, NLG của Đầu tư Nam Long đưa thị giá gấp 2,5 lần đầu năm với 57.000 đồng/cp. Theo đó, bà Ngô Thị Ngọc Liễu, mẹ của Thành viên HĐQT là ông Cao Tấn Thạch, muốn bán 200.000 cổ phiếu nhằm cân đối tài chính cá nhân. Giao dịch được thực hiện từ ngày 3/12/2021 đến ngày 1/1/2022 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Tạm tính theo mức giá này, bà Liễu có thể thu về 11,48 tỷ đồng từ số cổ phiếu trên.

Trước đó, từ ngày 25/10 đến ngày 25/11, bà Liễu đăng ký bán 350.000 cổ phiếu, tuy nhiên do giá không phù hợp, số lượng cổ phiếu bán ra chỉ đạt 150.000 cổ phiếu.

Tranh thủ như đội ngũ lãnh đạo: Chốt sạch cổ phiếu ngay đỉnh, có mã thậm chí sàn la liệt sau khi người đứng đầu dứt áo - Ảnh 8.

Ông Nguyễn Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại và dịch vụ Tiến Thành (TTH) - cũng mới thông báo đã hoàn tất bán ra toàn bộ 3,85 triệu cổ phiếu TTH (~ tỷ lệ 10,3%) và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện từ 25/11 đến 30/11/2021.

Số cổ phiếu này ông Quyết mua vào từ 14/4/2021 – trước lúc đó ông Quyết không sở hữu cổ phiếu TTH nào. Đây là số cổ phiếu mua vào theo phương thức thỏa thuận với giá thỏa thuận bình quân 3.900 đồng/cp, tổng giá trị giao dịch hơn 15 tỷ đồng. Như vậy sau hơn nửa năm đầu tư, ông Quyết chốt lãi khoảng 12 tỷ đồng, tương ứng tăng 80% giá trị đầu tư ban đầu.

Trên thị trường cổ phiếu TTH cũng tăng mạnh, gấp 4,5 lần so với thời điểm đầu năm 2021 – từ vùng giá 2.000 đồng/cp lên 9.000 đồng/cp như hiện nay.

Tranh thủ như đội ngũ lãnh đạo: Chốt sạch cổ phiếu ngay đỉnh, có mã thậm chí sàn la liệt sau khi người đứng đầu dứt áo - Ảnh 9.

Chứng khoán thăng hoa, doanh nghiệp cũng "đua nhau" bán cổ phiếu quỹ

Giá cổ phiếu tăng cao khiến làn sóng bán cổ phiếu quỹ của các doanh nghiệp dường như tăng mạnh hơn bao giờ hết. Hàng loạt công ty chớp cơ hội "ngàn năm có một" đăng ký bán ra toàn bộ cổ phiếu quỹ thu về hàng trăm tỷ đồng.

Mới đây nhất là Chứng khoán VnDirect (mã VND) khi mới thông báo bán xong 5,9 triệu cổ phiếu quỹ và thu về khoảng 473 tỷ đồng. Công ty chứng khoán bán gần hết cổ phiếu quỹ trong thời điểm cổ phiếu đang bật tăng lên mức đỉnh lịch sử 81.400 đồng/cp (phiên 24/11). Sau đó, mã này đã điều chỉnh về mức 80.900 đồng, song vẫn tăng hơn 60% trong một tháng.

Tương tự, Công ty CP Vận tải và xếp dỡ Hải An (mã HAH) cũng tăng mạnh gấp 4 lần so với hồi đầu năm lên mức 71.800 đồng/cổ phiếu trong phiên sáng 30/11. Chớp cơ hội này, HAH cũng vừa bán ra toàn bộ 1,38 triệu cổ phiếu quỹ đang nắm giữ. Với giá bán bình quân 71.325 đồng/cổ phiếu, HAH đã thu khoảng 100 tỷ đồng sau thương vụ bán cổ phiếu quỹ này.

Thị giá tăng gấp hơn 6 lần kể từ hồi đầu năm, CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (mã API) cũng tranh thủ bán cổ phiếu quỹ và thu về xấp xỉ 100 tỷ đồng. Theo đó, API đã bán toàn bộ 1 triệu cổ phiếu quỹ nắm giữ với bán bình quân 98.900 đồng/cp.

Trên thực tế, có khá nhiều doanh nghiệp niêm yết đã mua vào cổ phiếu quỹ khi giá cổ phiếu ở mức thấp so với nội lực của doanh nghiệp. Việc bán cổ phiếu quỹ ở thời điểm hiện tại không chỉ giúp các doanh nghiệp này thu về lượng tiền đáng kể để bổ sung nguồn vốn sau một năm chịu tác động nặng nề bởi dịch Covid-19.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
16 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
16 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
17 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
18 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
18 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.