Trên 61 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2021 chưa phân bổ

07/05/2021 15:38
Hết tháng 4/2021, vốn đầu tư công chưa được phân bổ lên tới 61.611,42 tỷ đồng, gây lãng phí rất lớn...

Theo Báo cáo mới nhất từ Bộ Tài chính, đến hết tháng 4/2021, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 còn lại chưa được các bộ, ngành, địa phương triển khai phân bổ là 61.611,42 tỷ đồng.

Con số này chiếm 13,36% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và nằm ở 27 bộ và 40 địa phương. Trong đó, vốn đầu tư công có nguồn trong nước, chưa bao gồm vốn chương trình mục tiêu quốc gia còn gần 55.277 tỷ đồng và vốn ngoài nước là 6.334 tỷ đồng.

Báo cáo còn chỉ ra, các đơn vị có tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư công năm 2021 từ nguồn vốn ngân sách trung ương thấp là Bộ Thông tin và Truyền thông mới phân bổ được 5,23%, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc mới phân bổ được 12%, Ban quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam phân bổ được 14,7%, tỉnh Phú Thọ phân bổ được 15,65%, tỉnh Bắc Ninh phân bổ được 46,94%...

Các đơn vị có tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư công năm 2021 từ nguồn vốn ngân sách trung ương thấp là Bộ Thông tin và Truyền thông mới phân bổ được 5,23%, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc mới phân bổ được 12%, Ban quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam phân bổ được 14,7%, tỉnh Phú Thọ phân bổ được 15,65%...

Nguyên nhân của việc phân bổ chậm vốn đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách trung ương chậm được cho là do các bộ, ngành, địa phương mới được giao kế hoạch vốn đợt 1. Số vốn còn lại chưa phân bổ là do các dự án khởi công mới chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025, các dự án quá thời gian thực hiện với quy định và đang trình Thủ tướng Chính phủ xử lý, các dự án, nhiệm vụ quy hoạch chưa đủ thủ tục và các dự án ODA chưa ký hiệp định hoặc đang điều chỉnh hiệp định…

Bên cạnh đó, do quy định chỉ sau khi Quốc hội quyết định Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 thì mới được phân bổ kế hoạch vốn năm 2021 cho các dự án khởi công mới và nhiệm vụ hoàn thiện thủ tục đầu tư sau ngày 31/12/2020.

Quy định này ban hành khi nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ vốn cho các nhiệm vụ, dự án này rồi nên việc điều chỉnh lại phương án phân bổ làm chậm quá trình phân bổ.

Với các dự án sử dụng vốn nước ngoài, nhiều bộ, địa phương chưa bố trí đủ, kịp thời vốn đối ứng theo cam kết, ảnh hưởng lớn đến thực hiện và giải ngân.

Nhiều dự án ODA vay Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) được giao kế hoạch vốn nhưng chưa hoàn thành thủ tục gia hạn Hiệp định vay…

Báo cáo nêu ra một số địa phương thực hiện triển khai phân bổ kế hoạch vốn chậm gồm Hà Nam, Cà Mau, Ninh Bình, Gia Lai và Tây Ninh. Đặc biệt, một số địa phương không phân bổ vốn theo ngành, lĩnh vực như Ninh Thuận, Bắc Ninh, Phú Thọ, Bà Rịa -Vũng Tàu, Thái Nguyên…

Đối với nguồn vốn nước ngoài, 4 tháng đầu năm 2021 ước đạt 1,05%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020. Một số dự án ODA không đảm bảo đúng tỷ lệ cấp phát, cho vay lại đã được duyệt và có dự án chưa được phân bổ vốn cho vay lại từ nguồn ngân sách địa phương…

Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân giải ngân vốn vay nước ngoài chậm là do nhiều dự án đang ở giai đoạn mời thầu, đấu thầu, đấu thầu lại, phê duyệt hợp đồng, trình phê duyệt quy hoạch… nên tổng trị giá khối lượng hoàn thành được Kho bạc Nhà nước xác nhận chỉ đạt 1,7% dự toán.

Một số dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng phải chờ các xác nhận, đối chiếu khối lượng nên chưa thể chốt số liệu để kiểm soát chi và đề xuất giải ngân.

Nguyên nhân giải ngân vốn vay nước ngoài chậm là do nhiều dự án đang ở giai đoạn mời thầu, đấu thầu, đấu thầu lại, phê duyệt hợp đồng, trình phê duyệt quy hoạch… nên tổng trị giá khối lượng hoàn thành được Kho bạc Nhà nước xác nhận chỉ đạt 1,7% dự toán.

Bên cạnh đó, do quy trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài thường phức tạp và kéo dài dẫn đến việc một số dự án đã được bố trí vốn nhưng không thể rút vốn do chưa hoàn thành thủ tục điều chỉnh.

Cùng đó, việc chậm trễ trong công tác đấu thầu, ký hợp đồng, giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu do khác biệt giữa mẫu Hợp đồng do Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn phát hành với quy định trong nước cũng là một nguyên nhân gây chậm phân bổ.

Ngoài ra, do tác động của đại dịch Covid-19 làm cho một số dự án sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài bị chậm trong việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và việc đi lại của các chuyên gia, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát nước ngoài bị chậm…

Các chuyên gia cho rằng, cuối năm 2020, Bộ Tài chính từng đặt mục tiêu sẽ giải ngân 100% vốn đầu tư công của năm 2021 nhưng với tốc độ phân bổ vốn chậm như hiện nay, rất khó thành hiện thực.

Tin mới

"Thần dược" trồng ở vùng đất lửa của Trung Quốc tràn sang Việt Nam, có loại giá chỉ 50.000 đồng/kg
2 giờ trước
Loại quả này có quả nhỏ nhưng cực dày thịt, chín tự nhiên trên cây không qua máy sấy, có độ ngọt vừa phải, dẻo, hạt lép, thơm ngon hiếm có.
Mẫu iPhone như "anh em song sinh" với iPhone 16 Plus: Rẻ hơn đến 3 triệu, tính năng gần như ngang ngửa
3 giờ trước
Cầm trên tay, khó ai phân biệt được hai mẫu iPhone này nếu không quay lại mặt lưng đằng sau.
VinFast VF 3 - 'ông vua mới trong làng biển đẹp': Vừa đấu giá 3,9 tỷ liền rao bán chênh tới gần 1 tỷ đồng
3 giờ trước
Nhiều cư dân mạng tỏ ra ngạc nhiên trước độ chịu chơi của các chủ xe VinFast VF 3 này.
2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
4 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
4 giờ trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
1 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
1 ngày trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.