Phương pháp kinh doanh của người Do Thái cho rằng nếu muốn kiếm tiền, thì đối tượng nên nhắm đến đầu tiên chính là phụ nữ. Bởi vì đàn ông kiếm tiền còn phụ nữ thì tiêu tiền. Điều này rất đúng với thực tế, phụ nữ không chỉ mua sắm kim cương, trang sức, vàng bạc, quần áo và các phụ kiện khác, mà đồ ăn, vật dụng trong nhà cũng hầu hết do phụ nữ đảm nhận. Vì vậy, quan tâm nhiều hơn đến thị trường nữ giới để phục vụ họ là con đường màu mỡ giúp các doanh nhân đạt được thành công.
Vì tiền có thể đi tứ phương là đặc tính bẩm sinh của người Do Thái. Bởi vì người Do Thái đã không có quốc gia trong một thời gian dài, điều này khiến họ trở thành công dân của toàn thế giới ngay từ khi vừa sinh ra, một phần nữa là vì các doanh nhân Do Thái không muốn cố định ở một thị trường, điều này cũng khiến họ trở thành một nhà kinh doanh bôn tẩu. Doanh nhân Do Thái đi từ nam ra bắc từ tây sang đông, tiếp xúc rộng rãi, buôn bán lớn nhỏ đủ loại. Tiếp thị cũng là nghề đi tứ phương để kiếm tiền, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, việc buôn bán nên được phân bổ nguồn lực cho thị trường toàn cầu, "kinh doanh mọi hướng, kiếm tiền từ mọi phương".
Quy tắc 78:22 là quy luật tự nhiên, ví dụ 22% các ngành như quần áo, ăn uống, xây dựng, đồ trang sức, y học… về cơ bản chiếm khoảng 78% phí tiêu dùng sinh hoạt. Vì thế, các lĩnh vực kinh doanh truyền thống của người Do Thái đa số đều tập trung vào ăn uống, quần áo, v.v.. Đặc biệt là các sản phẩm dành cho phụ nữ và trẻ em. Đàn ông kiếm được 78% số tiền trên thế giới và phụ nữ thì tiêu thụ 78% số tiền của thế giới. Quy tắc 78:22 cũng phổ biến trong hoạt động marketing, chẳng hạn 22% khách hàng tạo ra 78% lợi nhuận của công ty, 22% sản phẩm là sản phẩm cốt lõi của công ty, v.v.. Vì vậy trong hoạt động tiếp thị, chỉ cần có thể nắm bắt được sản phẩm và khách hàng chủ lực, các doanh nhân có thể nâng cao hiệu quả và cải thiện doanh thu lên rất nhiều lần.
Kinh doanh "miệng", tức là kinh doanh liên quan đến ăn uống. Người Do Thái chủ trương kinh doanh cửa hàng rau, cửa hàng cá, nhà hàng, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng trái cây, v.v. nó chính là cái cây để bạn hái ra tiền. Nên nhắm vào các dịch vụ ăn uống, bởi vì ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người. Thời đại phát triển kéo theo nhu cầu ăn uống của khách hàng cũng ngày một nâng cao, vì vậy, đây sẽ là ngành tiềm năng, một mỏ vàng cho những người thông minh phát hiện ra nó.
Các doanh nhân Do Thái đề cao trí tuệ trong tất cả các hoạt động kinh doanh của họ, người càng giàu thì có nghĩa là họ càng thông minh. Theo cách này, tiền đã trở thành thước đo của trí tuệ, chỉ khi trí tuệ được chuyển hóa thành tiền thì mới có thể là trí tuệ sống, chỉ khi tiền được chuyển thành trí tuệ thì mới có thể là tiền sống. Tiền và trí tuệ là 2 thứ không thể tách biệt. Trong kinh doanh, tiếp thị cũng cần sử dụng bộ não để suy nghĩ và phân tích hành vi của người tiêu dùng. Chỉ khi nắm bắt được thị hiếu của khách hàng, nhà sản xuất mới có thể làm ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu và có chỗ đứng trên thị trường.
Của cải là thứ mà chúng ta kiếm được chứ không phải nhờ vào sự tiết kiệm mà có. Muốn lợi nhuận cao thì vốn đầu tư cũng phải nhiều, đó là điều cơ bản. Ví dụ, trong khi giữ chân khách hàng cũ thì chúng ta cũng phải đồng thời tìm kiếm lượng khách hàng mới. Khi đó chúng ta sẽ tốn tiền cho quảng cáo, nâng cao nhận thức và uy tín thương hiệu thông qua các sự kiện, v.v.. Những thứ này sẽ ngốn kha khá tiền vốn của doanh nghiệp, nhưng lợi nhuận sau đó mà họ nhận lại cũng sẽ không ít, cũng như bạn thường nghe câu "đốt tiền cho quảng cáo" là thế! Tuy nhiên, cũng đừng vung tay quá trán trong việc chi tiêu cho các hoạt động marketing, hãy cân bằng giữa cái nên tiêu và không nên tiêu.
Một trong những châm ngôn kinh doanh của người Do Thái là "đừng đánh cắp thời gian". Phương châm này vừa là phương châm kiếm tiền vừa là phương châm thể hiện sự lịch sự trong kinh doanh của người Do Thái. Cái gọi "đừng đánh cắp thời gian" là để nhắc nhở rằng người Do Thái không được cản trở 1 giây 1 phút nào của người khác cũng như là của chính mình. Đối với người Do Thái, thời gian là cuộc sống, sinh mệnh và là tiền bạc. Ở một góc nhìn khác, nó còn có ý nghĩa là nắm bắt từng phút giây để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội kinh doanh nào.
Trung tâm thương mại là nơi mà tất cả các doanh nghiệp đều có cơ hội ngang nhau, trong cùng một điều kiện, ai đi đầu, biết nắm bắt thời cơ, đánh trước thì sẽ là người chiến thắng. Trong các hoạt động tiếp thị cũng vậy, nên chủ động tìm hiểu và phân tích thị trường, không nên ỷ lại mà chần chừ bị động.
Thứ mà người Do Thái quan tâm nhiều nhất trong kinh doanh chính là hợp đồng. Trong giới kinh doanh toàn cầu, các doanh nhân Do Thái nổi tiếng với sự uy tín và giữ lời hứa. Một khi người Do Thái đã ký hợp đồng, cho dù có chuyện gì xảy ra, họ cũng sẽ không bao giờ phá vỡ hợp đồng. Họ tin rằng "lời hứa" là một thỏa thuận với thượng đế, và bởi vì người Do Thái hầu như đều tuân thủ lời hứa, nên họ thường thậm chí không cần hợp đồng khi làm ăn với nhau. Lời hứa bằng lời nói cũng đủ ràng buộc bởi vì "Chúa đã nghe chúng". Trong hoạt động tiếp thị cũng cần phải chính trực, tuân thủ luật chơi, thiết lập mối quan hệ hợp tác tin cậy lẫn nhau với các bên liên quan, gây ấn tượng với khách hàng bằng sự chân thành và lấy uy tín làm nền tảng.
Như nhà kinh tế học người Do Thái William Riggsson đã nói, mọi thứ đều có thể vay được, bạn có thể vay vốn, tài năng, công nghệ và trí tuệ. Thế giới này đã chuẩn bị tất cả các nguồn lực bạn cần, tất cả những gì bạn phải làm là thu thập chúng và sử dụng trí tuệ để kết hợp chúng và tạo ra sản phẩm của riêng mình.
Người Do Thái quan niệm rằng nên "nhìn càng rộng càng tốt", tư duy càng xa thì thành công càng lớn, "Chân không tới được nơi đó, thì mắt phải tới được, mắt không tới được thì tim phải tới được". Có thể thấy điều quan trọng ngày nay không phải là cái lợi trước mắt, những người giàu thực thụ sẽ đầu tư vào những thứ dài hạn và có thể mang lại kết quả lâu dài.
Một câu chuyện kinh điển được lưu truyền rộng rãi trong dân tộc Do Thái, rằng: "Có người đưa 1 quả cam cho hai đứa trẻ, hai đứa trẻ tranh cãi nhau về cách chia quả cam, lúc này người đó đưa ra đề xuất mỗi đứa hãy lấy nửa quả. Kết quả là hai đứa trẻ lấy cam rồi vui vẻ về nhà. Đứa thứ nhất về nhà lấy hết múi của quả cam ném đi, chỉ chừa lại vỏ cam để xay rồi trộn với bột làm thành bánh. Đứa thứ 2 thì bỏ vỏ và ăn hết múi cam.
Từ tình huống trên ta thấy tuy hai đứa mỗi người được một nửa bằng nhau, nhưng có vẻ các bé đều đã không tận dụng hết được lợi ích của quả cam. Điều này cho thấy, vì chúng đã không thảo luận và đàm phán trước với nhau, chỉ mù quáng theo đuổi sự công bằng về hình thức và vị trí, dẫn đến lợi ích của cả hai bên không được tối đa hóa. Trong kinh doanh, cần tăng cường giao tiếp, đàm phán để tạo ra giá trị tối đa và đạt được kết quả "win-win".