Triển khai mua dự trữ lúa gạo quốc gia

05/03/2019 09:04
Việc triển khai mua 200.000 tấn gạo và 80 ngàn tấn lúa tuy là dự trữ quốc gia thường xuyên nhưng cũng đã tác động đến tình hình chung của thị trường...

Năm 2018, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 6,1 triệu tấn, kim ngạch đạt 3,08 tỷ USD. Giá xuất khẩu bình quân 501 USD/tấn, tăng 13,86% so với 2017, giá xuất khẩu cao góp phần tiêu thụ ổn định lúa hàng hóa của nông dân. Tuy nhiên, qua năm 2019, thị trường nhiều biến động, đầu ra lúa đông - xuân gặp khó khăn.

Nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ lúa gạo, Thủ tướng Chính phủ cho triển khai mua dự trữ quốc gia 200 ngàn tấn gạo, 80 ngàn tấn lúa trong vụ đông - xuân tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn đề nghị mua thêm 100 ngàn tấn gạo dự trữ cho chương trình trồng rừng ở phía Bắc.

Dưới đây là trao đổi của ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) với Thời báo Kinh tế Việt Nam về vấn đề này.

Mua theo chương trình dự trữ quốc gia 200.000 tấn gạo và 80 ngàn tấn lúa, ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có đề nghị mua thêm 100 ngàn tấn gạo, ông có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này? Vốn mua dự trữ lúa gạo quốc gia sẽ được doanh nghiệp sử dụng từ nguồn nào và lãi suất bao nhiêu %?

Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho triển khai mua dự trữ quốc gia 200 ngàn tấn gạo, 80 ngàn tấn lúa trong vụ đông - xuân tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có đề nghị mua thêm 100 ngàn tấn gạo dự trữ cho chương trình trồng rừng ở phía Bắc, giao Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood1) và Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood2) triển khai thực hiện. Đây là đề xuất của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại cuộc họp với Thủ tướng hôm thứ ba tuần trước.

Thay vì để Bộ Tài chính dự kiến tổ chức mở thầu mua dự trữ quốc gia 200.000 tấn gạo và 80 ngàn tấn lúa vào ngày 15/3/2019, thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất cho triển khai ngay cùng với 100.000 tấn gạo dự trữ cho chương trình trồng rừng, và cho phép mua toàn bộ lượng lúa gạo nói trên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm góp phần kích cầu tiêu thụ lúa đông - xuân cho bà con nông dân. Đó là đề xuất của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Thủ tướng Chính phủ cũng đã có kết luận chỉ đạo.

Việc triển khai mua 200.000 tấn gạo và 80 ngàn tấn lúa tuy là dự trữ quốc gia thường xuyên nhưng cũng đã tác động đến tình hình chung của thị trường. Qua chỉ đạo của Thủ tướng, giá lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tại thời điểm đó đã đứng lại và có tăng lên, và đến nay đã tăng từ 50 đến 100 đồng/kg lúa.

Vốn để mua dự trữ lúa gạo quốc gia được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp chứ không cấp bù lãi suất và các doanh nghiệp cũng không đề nghị cấp bù.

Ngoài những khó khăn về thị trường, về vay vốn và kinh phí hoạt động thì các doanh nghiệp còn gặp khó khăn gì khác trong việc tiêu thụ lúa gạo?

Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thị trường, do có sự thay đổi chính sách của từng quốc gia nhập khẩu gạo, nên cách tiếp cận thị trường của từng doanh nghiệp phải có sự thay đổi và phải có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, chứ không để mỗi doanh nghiệp chào bán mỗi giá, như vậy sẽ càng bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và bất lợi cho cả ngành sản xuất lúa gạo trong nước. Đó cũng là định hướng của hiệp hội khi họp với các doanh nghiệp.

Hiện nay các doanh nghiệp đều sẵn sàng thu mua lúa gạo nhưng vướng mắc lớn nhất mà các doanh nghiệp phản hồi là toàn bộ vốn thu mua để dự trữ lưu thông đều phải vay ngân hàng, nhưng hiện tại hạn mức tín dụng của các ngân hàng là khá thấp, không đảm bảo để mua dự trữ lưu thông trong tình hình hiện nay, đồng thời tiếp cận nguồn vốn vay cũng có khó khăn.

Đó là, doanh nghiệp phải có hợp đồng và phải có thế chấp tài sản nhưng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo, nới rộng hạn mức tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay, thay vì thế chấp tài sản và có hợp đồng thì có thể thế chấp bằng các hàng hóa (lúa gạo), vấn đề này buổi gặp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tôi cũng đã đề nghị như vậy.

Đầu năm 2019, thị trường có khó khăn nhưng dự kiến qua quý 2 sẽ có nhiều hợp đồng mới, do giá gạo của Việt Nam đang ở mặt bằng chung của thị trường và có sự cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác, hiện có một số doanh nghiệp đã tiếp cận được thị trường và tiến đến thỏa thuận ký hợp đồng, có khả năng ký hợp đồng trong quý 2 và giao hàng trong quý 3 với số lượng tương đối lớn. Do vậy, trong thời điểm này, doanh nghiệp rất cần vốn để mua dự trữ.

Ông đánh giá như thế nào về thị trường lúa gạo trong thời gian tới?

Thị trường lúa gạo trong nước còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là những giống lúa mà trước đây có nhu cầu lớn từ các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc... Dự báo, các thị trường nhập khẩu sẽ có những thay đổi bất lợi đối với sản xuất lúa gạo trong nước. Do vậy, cần có định hướng trong sản xuất từ vụ hè - thu 2019 và những vụ lúa tiếp theo, không nên để cho nông dân thấy loại lúa nào có giá cao thì ào ạt trồng, khi thị trường đứng lại sẽ gặp khó khăn và đó là cũng là nhưng khó khăn chung của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo thời gian tới.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
7 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
7 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
6 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
7 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
7 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.769.892 VNĐ / tấn

186.30 JPY / kg

0.48 %

+ 0.90

Đường

SUGAR

12.027.312 VNĐ / tấn

21.46 UScents / lb

1.37 %

+ 0.29

Cacao

COCOA

228.922.409 VNĐ / tấn

9,005.00 USD / mt

0.37 %

+ 33.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

173.404.019 VNĐ / tấn

309.40 UScents / lb

0.96 %

+ 2.93

Gạo

RICE

17.275 VNĐ / tấn

14.94 USD / CWT

1.39 %

- 0.21

Đậu nành

SOYBEANS

9.234.854 VNĐ / tấn

988.65 UScents / bu

0.29 %

+ 2.90

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.220.438 VNĐ / tấn

293.35 USD / ust

0.86 %

- 2.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
9 giờ trước
Theo Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, với đà tăng mạnh từ hai mặt hàng cà phê.
Ukraine mang đến Việt Nam hơn 1 triệu tấn hàng mà thế giới đang khan hiếm: Nhập khẩu tăng mạnh hơn 800%, trở thành nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta
11 giờ trước
Báu vật quý này từ Ukraine đang đổ bộ Việt Nam với mức giá cực kỳ hấp dẫn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
1 ngày trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Dưa hấu mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân trắng tay
1 ngày trước
Tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, nông dân trồng dưa hấu đang phải đối mặt với một mùa vụ thất thu chưa từng thấy. Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, có nhiều mưa lớn đã khiến nhiều ruộng dưa hấu bị thối, dẫn đến mất mùa. Nhiều nông dân, sau khi đầu tư hàng trăm triệu đồng giờ trắng tay và phải gánh thêm khoản nợ lớn.